Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 46 - 47)

9. Tìm hiểu về mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

9.3.3. Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)

Mô hình 2 đáy (Double Bottoms) được hình thành khi xu hướng giảm tạo ra một đáy mới, sau đó chúng bắt đầu di chuyển lên trên hình thành 1 mức kháng cự mới còn được gọi là đường neckline hay đường viền cổ. Tiếp theo đó, giá sẽ di chuyển xuống dưới, tạo thành đáy thứ hai xấp xỉ với đáy thứ nhất, và sau đó giá lại đi lên, phá vỡ đường viền cổ. Mô hình Double Bottoms được hoàn thiện, có hình dạng giống như chữ “W” trong bảng chữ cái, phần giữa của kí tự “W” được gọi là đỉnh giữa.

Đáy đầu tiên của mô hình chỉ là một sự tiếp tục cho xu hướng giảm trước đó và đỉnh giữa của mô hình Double Bottoms chính là một sự hồi giá nhẹ. Tuy nhiên, sau đó, từ đỉnh, giá giảm xuống và tạo nên một đáy mới. Các nhà giao dịch dần đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng khi giá không vượt qua được đáy trước thì họ bắt đầu lo lắng. Và khi đỉnh giữa bị phá vỡ, sẽ không thể tạo thêm được một đáy thấp hơn (tín hiệu của xu hướng tăng) thì các nhà đầu tư dự đoán xu hướng giảm sẽ không còn và thay vào đó là một xu hướng đảo chiều đi lên. Tại đây, các nhà giao dịch sẽ mua vào và khiến giá tăng cao hơn nữa.

Như chúng ta đã biết thị trường tài chính luôn biến động, mỗi khoảng thời gian nhất định sẽ có các xu hướng giá khác nhau phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư tại các thời điểm đó. Chính vì vậy, việc sử dụng mô hình giá để xác định hướng đi của thị trường là điều vô cùng quan trọng. Với sự đa dạng của các mô hình giá hiện nay, các trader cần tìm hiểu và học hỏi thật kỹ, kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để đưa ra chiến lược giao dịch hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)