Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao của thế giới, tính đến đầu năm 2019, có hơn 64 triệu người dùng Internet, chiếm hơn 65% dân số. Các thiết bị thông minh đã trở nên phổ biến và quen thuộc, gắn với cuộc sống, học tập, làm việc hằng ngày của người dân. Do vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với sự nguy hại của vấn nạn tin giả, với các tin bài giả - độc hại trên mạng Internet.
Ngày 20/11/2019, chị Đinh Thị Thu Yến (sinh năm 1994, ngụ Bình Phước, tạm trú tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) sử dụng trang mạng xã hội Facebook cá nhân có tên "Nguyễn Ngọc Nhã" để đăng tải nội dung gồm: hình ảnh 1 chiếc máy bay rơi, nổ, cháy kèm bình luận: "Sáng nay có 1 chiếc máy bay bị nổ và rớt tại Mỹ Phước nha m.n". Theo chị Yến, mục đích đăng tải nội dung trên nhằm kéo mọi người vào trang cá nhân của mình để mua
hàng. Mục đích câu like bán hàng khi đưa thông tin thất thiệt, gây hoang trong dư luận.
Ở Huế, vào ngày 18/3/2019, chị Trịnh Thị Huế, chủ sở hữu tài khoản Facebook “Hue Trinh Thi” đã đăng tải 2 hình ảnh miếng thịt lợn nhiễm sán kèm theo câu hỏi “Các chị chuyên bán thịt heo có thể giải thích đây là gì không. Nó dai lắm. Mấy bữa nay khu vực Bảo Lộc toàn bị như này và hôm nay là em. Em mua ở chợ Lộc Phát nhé”. Ngay khi thông tin trên được chị Huế đưa lên trang Facebook cá nhân đã có 300 lượt comment (bình luận) và 768 lượt chia sẻ tạo hiệu ứng lớn trên mạng xã hội. Nhiều người dân đọc thông tin trên đã bày tỏ không dám ăn thịt lợn tại Bảo Lộc. Trong khi đó, nhiều người trong đó là tiểu thương tại chợ Lộc Phát phản ứng gay gắt thông tin chị Huệ đưa ra vì không nói rõ cụ thể nơi mua, không chứng minh được thông tin mình đưa lên là chính xác.
Ngày 19/3/2019, Công an huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết đã mời đối tượng Nguyễn Bá Mạnh (sinh năm 1987) trú tại thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành để làm rõ về việc đối tượng này đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội về sử dụng thịt lợn nhiễm sán tại Trường mầm non Ngũ Thái. Tại cơ quan công an, Mạnh thừa nhận hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên Facebook Côngnông Đầudọc. Trước đó ngày 18/3/2020 Mạnh đã tải 2 hình ảnh thịt lợn nhiễm sán trên Internet rồi đăng tải lên Facebook cá nhân của Mạnh kèm theo status bịa đặt là "Cần các bậc phụ huynh xã Ngũ Thái lên tiếng, không ngờ xã mình cũng nhận thịt nhiễm sán... ".
Nguyên nhân là do, con trai của Nguyễn Bá Mạnh sinh năm 2013 đang theo học tại trường mầm non xã Ngũ Thái có kết quả xét nghiệm dương tính với sán lợn. Vì bức xúc, Mạnh đã tải hai bức ảnh hình thịt lợn nhiễm sán trên mạng Internet rồi đăng tải lên Facebook “Công nông Đầu dọc” kèm theo dòng trạng thái cảnh báo các bậc phụ huynh xã Ngũ Thái, cho rằng “xã mình cũng nhận thịt nhiễm sán. Họ đe dọa nhà bếp không được nói ra…”.
Việc đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến việc sử dụng thịt lợn nhiễm sán tại Trường mầm non xã Ngũ Thái, gây hoang mang và bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Ngày 27/3/2019, TTXVN đưa tin Sở Thông tin và truyền thông Đắk Nông đã quyết định xử phạt với facebooker đăng thông tin sai sự thật về việc hơn 800 con lợn bị dịch bệnh được xử lý, chôn lấp, nhưng đã được đào lên để mổ thịt đem bán. Đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật, gây hoang mang dư luận, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên lợn đang diễn ra tại một số địa phương.
Trần Thị Thu Hồng là chủ tài khoản Facebook mang tên "Trần Thu Hồng" đã có hành vi đăng thông tin sai sự thật về việc ngành chức năng phát hiện một ổ dịch hơn 800 con lợn ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Dù số lợn nêu trên đã được xử lý, chôn lấp, nhưng một số đối tượng vẫn đào lên để xẻ thịt bán cho người dân.
Thông tin này được Trần Thị Thu Hồng đăng lên trang cá nhân vào chiều 24/3/2019 và ngay lập tức thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận ở địa phương. Các ngành chức năng huyện Đắk Mil và tỉnh Đắk Nông ngay sau đó đã kiểm tra, xác minh nội dung, khẳng định thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật.
Ngày 8/3, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã có giấy mời chủ sở hữu trang Facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đến làm việc để làm rõ thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi mà trang này đã đăng.
Chủ trang Facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami có địa chỉ tại số 21 Đại La, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội; số 39 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy - Hà Nội và số 274 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội. Đầm Bầu Thời Trang Mami đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi "tẩy chay" thịt lợn vì có thể lây sang người. Trang Fanpage
này có gần 300.000 lượt like, chủ yếu người theo dõi là các bà mẹ bầu và đang nuôi con nhỏ.
Tuy nhiên, qua xác minh, kiểm tra, những hình ảnh trên fanpage này là "lấy lại từ nhiều báo điện tử; cụ thể đây là hình ảnh về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại Bình Phước vào tháng 11/2018"; đồng thời theo các nhà khoa học "Dịch tả lợn châu Phi cũng không lây sang người"... Đây là fanpage chính thức của cửa hàng thời trang Mami và được chia sẻ với hàng trăm tài khoản Facebook khác.
Không chỉ thế, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện trang fanpage giả mạo có tên "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam" liên tiếp đưa nhiều bài có thông tin thất thiệt nhằm hướng dư luận một cách có chủ đích.
Chẳng hạn như bài viết "Cảnh giác với chiêu bài 'bảo vệ nước mắm truyền thống", fanpage giả mạo này cho rằng thông tin tẩy chay nước mắm công nghiệp để chuyển sang dùng nước mắm truyền thống là thông tin của "bọn phản động".
Theo thông tin hiển thị thì trang fanpage này chỉ mới được tạo từ 10/3/2019 và cũng chưa có nhiều bài viết. Trong số 4 bài viết được đăng trên trang từ khi trang được lập, có 2 bài viết liên quan đến những tranh cãi quanh chuyện nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp.
Liên quan đến vụ Đồng Tâm xảy ra vào năm 2020, cũng có vô vàn tin giả xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là mạng xã hội nhằm chống phá nhà nước và gây ảnh hưởng đến uy tín của báo chí. Trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin bịa đặt do tài khoản Chu Mộng Long đăng tải ngày 9/1/2020 về việc, trang Đời sống & Pháp luật Online (địa chỉ https://www.doisongphapluat.com/) sử dụng một hình ảnh nhiều lần cho các bài viết khác nhau. Trong status này, tài khoản Chu Mộng Long cố tình ghép ảnh bài báo “Một chiến sỹ công an hy sinh khi vây bắt tội phạm ma túy” đăng
tải ngày 4/10/2015 với ảnh một bài viết của trang điện tử Cánh cò (địa chỉ https://canhco.net/) đăng tải ngày 9/1/2020 có sử dụng hình ảnh giống với bài báo trên của trang Đời sống & Pháp luật Online. Trên thực tế, bài báo “Một chiến sỹ công an hy sinh khi vây bắt tội phạm ma túy” đăng tải ngày 4/10/2015 sử dụng hình ảnh có ghi rõ nguồn từ Báo Đắc Nông điện tử, thể hiện vụ việc chiến sĩ đang công tác tại Công an huyện Đắk Song hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ vào năm 2015.
Trong khoảng vài năm trở lại đây, có hàng trăm tin giả xuất hiện trên báo chí ở Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, đến nhiều cá nhân, tổ chức. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Mặc dù các cơ quan báo chí đều có quy trình kiểm chứng nguồn tin, trải qua nhiều bước kiểm duyệt, nhưng tin giả vẫn lọt qua hàng rào bảo vệ để hiện diện trên báo.
Có thể kể đến những vụ tin giả tiêu biểu trên báo chí thời gian qua như: Vụ siêu xe dưới gầm giường ở Cần Thơ (thực chất là xe mô hình); Vụ nữ tài xế lái xe Lexus đâm chết nạn nhân ở ngã tư Hàng Xanh (TP. HCM) được báo chí đưa tin là Giám đốc ngân hàng nhưng thực tế không phải; Vụ nam sinh lớp 10 và cô giáo vào nhà nghỉ ở Bình Thuận mà nam sinh bị báo chí đưa lên báo thực chất không phải là nhân vật chính... Điều đáng nói, nhiều tin giả xuất hiện trên báo chí thời gian qua có nguyên nhân do phóng viên, nhà báo khai thác nguồn tin từ mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp, trích dẫn các nguồn tin không chính thống, không rõ nguồn gốc...
Vụ tin giả nữ tài xế lái xe Lexus đâm chết nạn nhân ở ngã tư Hàng Xanh (TP. HCM) đã có rất nhiều báo “dính bẫy” khi đưa tin mà không kiểm chứng kĩ thông tin. Chỉ vì nữ tài xế lái xe trùng tên với một Giám đốc ngân hàng nọ, các báo tự suy diễn nữ tài xế lái xe gây chết người là Giám đốc chi nhánh ngân hàng. Nhiều báo không chỉ đưa tin nhầm về danh tính của lái xe,
mà còn cung cấp thêm thông tin đời tư, trình độ học vấn, quá trình làm việc và thăng tiến của nữ tài xế ở ngân hàng kia...
Ngày 17/5/2018, có báo đăng tải chùm ảnh về căn biệt thự ở Vườn Đào, Hồ Tây, trong đó có ảnh cho rằng chủ nhân căn biệt thự là Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ngay sau khi bài báo đăng tải, Bộ Công thương đã có công văn hỏa tốc gửi cơ quan báo chí và đề nghị gỡ bỏ bài báo, công khai xin lỗi Bộ trưởng vì đưa tin sai sự thật. Bộ Công Thương cũng gửi công văn tới Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý việc đăng tải thông tin sai sự thật của tờ báo này. Bên cạnh một số tin giả xuất phát từ việc khai thác thông tin không chính xác, còn có những tin giả xuất bản không đúng thời điểm, do lỗi biên dịch. Ví dụ như: tin “Hà Nội xếp thứ 9 thế giới về... nạn móc túi” đăng tải trên Báo điện tử Infonet năm 2014 dẫn nguồn tin từ báo The Huffington Post - một trong những hãng tin uy tín của Mỹ. Nội dung của bài báo dẫn lại kết quả điều tra của TripAdvisor, một website chuyên về du lịch đã xếp Thủ đô Hà Nội vào top 10 thành phố trên thế giới về vấn nạn móc túi. Tuy nhiên, đây là bản tin sai sự thật, vì bảng xếp hạng nêu trên được trang web TripAdvisor thực hiện từ năm 2009. Chính vì vậy, khi đăng lại vào thời điểm năm 2014, những thông tin trên đã không còn giá trị. Khi biên dịch và xuất bản lại từ một nguồn tin thứ ba, biên dịch viên và thư ký xuất bản của Báo điện tử Infonet không kiểm chứng, không truy nguyên cặn kẽ tới nguồn tin gốc, bỏ qua yếu tố thời gian dẫn đến sai sót nêu trên.
Đặc biệt là vào năm 2016, có tới 50 cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín (asen) vượt ngưỡng quy định. Ngày 12/10/2016, Báo Thanh Niên đăng bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”, đưa ra nhận định nước mắm có nồng độ đạm càng cao thì khả năng tỉ lệ nhiễm thạch tín càng cao và công bố kết quả: “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín”. Chiều 17/0, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả
chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 1 mẫu của Thái Lan. VINASTAS kết luận “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”, đưa ra kết luận: 101/150 mẫu khảo sát không đạt quy định theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Trong khi đó, Bộ Thông tin – Truyền thông khẳng định: Kết quả công bố của Báo Thanh Niên cũng như VINASTAS là mập mờ, không giải thích giữa 2 loại asen hữu cơ và asen vô cơ loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại. Đặc biệt, nhấn mạnh các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống. Trong khi đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm được ban hành theo Thông tư số 02/2011 của Bộ Y tế chỉ quy định giới hạn đối với asen vô cơ, còn asen hữu cơ không quy định giới hạn.
Tuy nhiên, trước đó từ kết quả khảo sát của Báo Thanh Niên và VINASTAS, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ bài viết; trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi dùng nước mắm truyền thống. Danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng asen được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng. 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ Báo Thanh Niên và VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng). Việc đăng tải thông tin bất cẩn, thiếu kiểm chứng của 50 cơ quan báo chí đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và nền kinh tế.
Giữa tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng song hành cùng đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra còn có một đại dịch thông tin – từ tiếng Anh gọi là “infodemic.”
Thông tin giả mạo và thông tin sai lệch về các vấn đề khoa học, công nghệ và y tế thì không có gì mới. Nhưng trong lúc xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy như hiện nay, nhiều nhà lập pháp, học giả và nhà báo cũng đồng quan điểm với WHO và nhấn mạnh rằng tin giả về đại dịch COVID-19 đang gây ra mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Cristina Tardáguila, Giám đốc Mạng lưới Kiểm chứng Thông tin Quốc tế (IFCN), đã gọi COVID-19 là “thách thức lớn nhất mà các đơn vị kiểm chứng thông tin phải đối mặt.” Các cơ quan báo chí đang cố gắng đưa tin về đại dịch này với lượng thông tin nhiều và chính xác nhất trong khi nỗ lực phát hiện thông tin sai lệch, các nền tảng công nghệ cũng đang thắt chặt các tiêu chuẩn cộng đồng của mình để kịp thời phản ứng trước tình trạng tin giả tràn lan. Một số chính phủ đã thành lập các đơn vị trực thuộc để đối phó với những nội dung gây hại.31
Có lẽ chưa có khi nào người dân đón nhận nhiều, rất nhiều luồng thông tin dễ dẫn đến sự nghi ngờ, hoang mang liên quan đến dịch bệnh Covid-19 ngay từ khi bắt đầu xâm nhập vào nước ta. Nhiều người thể hiện sự vô trách nhiệm, thách thức dư luận tung tin sai sự thật về dịch bệnh trong đó có không