Khảo sát nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên báo chí về fake news (Trang 58 - 83)

Để có căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng việc nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News, tác giả khóa luận đã tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học đối với 1625 sinh viên ở 5 trường đại học đào tạo báo chí hàng đầu trên cả nước. Với 1625 phiếu được phát ra, tác giả khóa luận thu được 1620 phiếu trả lời (5 sinh viên không nộp phiếu khảo sát), từ đây tác em xin dừng ở con số 1620 sinh viên được điều tra, khảo sát. Cụ thể:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 819 sinh viên (chiếm 50,6 %); Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. HCM): 301 sinh viên (chiếm 18,6 %); Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội): 256 sinh viên (chiếm 15,8 %); Đại học Văn hóa: 140 sinh viên (chiếm 8,6 %); Đại học Huế: 104 sinh viên (chiếm 6,4 %).

Cụ thể, có 1284 sinh viên nữ (chiếm 79,3%), 330 sinh viên nam (chiếm 20,4%), 6 sinh viên giới tính thứ 3 (chiếm 0,3%); nông thôn: 842 sinh viên (chiếm 52%); đô thị: 778 sinh viên (chiếm 48%). Sinh viên báo chí xuất thân từ các vùng miền khác nhau của đất nước. Đây là thuận lợi cơ bản để sinh viên báo chí tự nâng cao nhận thức về Fake News trong quá trình học tập và lao động sáng tạo tác phẩm báo chí. Bởi môi trường xã hội có vai trò rất lớn trong hình thành tư duy nhận thức của sinh viên.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 1620 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 32,5 % (tương đương 526) là sinh viên năm nhất; 25,3% (tương đương 411) là sinh viên năm hai; 25,3% (tương đương 411) là sinh viên năm ba và 16,9% (tương đương 272) là sinh viên năm tư. Nếu như sinh viên năm nhất và năm hai ở độ tuổi xấp xỉ nhau, gần như có cùng đặc điểm tâm lý, là những năm đầu trong tiến trình đào tạo, họ đang rất cần nạp kiến thức ở các môn học khác nhau làm nền tảng phục vụ cho ngành học của mình

thì sinh viên năm ba, năm tư là những sinh viên đã được thu nạp nhiều kiến thức về đại cương cũng như kiến thức chuyên ngành, họ đã có kiến thức nền rộng về cuộc sống nên sẽ tác động đến sự khác nhau trong nhận thức của sinh viên báo chí.

Các ngành mà sinh viên báo chí đang theo học: Báo chí (không phân chuyên ngành): 714 sinh viên (chiếm 44,4 %); truyền hình : 402 sinh viên (chiếm 24,8 %); báo mạng điện tử: 258 sinh viên (chiếm 15,9 %); phát thanh: 129 sinh viên (chiếm 8%); truyền thông đại chúng: 44 sinh viên (chiếm 2,7%); báo in: 25 sinh viên (chiếm 1,5 %); truyền thông đa phương tiện: 25 sinh viên (chiếm 1,5 %); quay phim: 21 sinh viên (chiếm 1,4 %); quan hệ công chúng: 2 sinh viên (chiếm 0,2 %).

2.2.1. Tiếp cận truyền thông và mạng xã hội của sinh viên báo chí

Trong các phương tiện truyền thông, Facebook là kênh thông tin mà sinh viên báo chí tiếp cận nhiều nhất trong một ngày với 70,5%. Facebook là một mạng xã hội lớn, là nơi có nguồn thông tin phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, những thông tin trên Facebook hay những mạng xã hội khác đều là con dao hai lưỡi.

Báo mạng điện tử và truyền hình là những kênh thông tin được sinh viên báo chí tiếp nhận với mức độ trung bình và ít trong một ngày. Cụ thể: 11,4% số lượng sinh viên cập nhật thông tin trên báo mạng điện tử và 4,9% số lượng sinh viên cập nhật thông tin trên truyền hình. Trong khi đó, những thông tin trên báo mạng điện tử và truyền hình là những thông tin chính thống, được kiểm duyệt một cách chặt chẽ. Sinh viên báo chí tiếp cận mạng xã hội nhiều hơn tiếp cận các loại hình báo chí. Dựa vào số liệu phân tích ở trên và kết quả khảo sát có thể thấy, mức độ tiếp cận kênh thông tin của sinh viên báo chí trong một ngày giữa mạng xã hội và các kênh thông tin về báo chí có mức chênh lệch cao.

Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ sự chênh lệch về kênh tiếp cận thông tin của sinh viên báo chí:

Biểu đồ 2.1. Kênh thông tin sinh viên báo chí thường xuyên tiếp cận nhất trong một ngày

Sinh viên báo chí thường cập nhật tin tức bằng điện thoại di động. Có đến 93% trong tổng số 1620 sinh viên báo chí chọn điện thoại di động là thiết bị thường cập nhật trong một ngày. Trong đó 92% sinh viên báo chí ở đô thị và 94% sinh viên báo chí ở nông thôn dùng điện thoại để cập nhật thông tin. Một số ít sinh viên báo chí cập nhật thông tin qua laptop, tivi, máy tính để bàn hay ipad.

Sinh viên báo chí tương đối đồng ý cho rằng công nghệ và truyền thông xã hội làm cho sinh viên thông minh và hiểu biết nhiều hơn. Với 62% sinh viên báo chí tương đương với 1005 trong tổng số 1620 sinh viên báo chí phần lớn đồng ý với việc công nghệ và truyền thông xã hội mang đến cho sinh viên sự hiểu biết và giúp họ thông minh hơn. Sinh viên báo chí ở những độ tuổi và

70.5 11.4 6.2 5.3 4.9 1.7

điều kiện sinh sống khác nhau cũng có mức độ đồng ý khác nhau. Sinh viên năm tư có mức độ đồng ý thấp hơn so với sinh viên năm nhất, năm hai và năm ba trong đó: 60% sinh viên năm nhất, 67% sinh viên năm hai, 60% sinh viên năm ba và 58% sinh viên năm tư về mức độ đồng ý. Sinh viên báo chí ở đô thị (63%) có mức độ đồng ý cao hơn sinh viên báo chí ở nông thôn (61%).

2.2.2. Sinh viên báo chí khi tiếp cận thông tin và mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí vào các nguồn thông tin

Việc ứng xử với thông tin và mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí đối với các nguồn tin là vô cùng quan trọng giúp sinh viên có bị “dắt mũi” bởi tin giả hay không? Với 33,4% trong tổng số 1620 sinh viên báo chí sẽ đọc, xem, nghe luôn thông tin bất kỳ hoặc chia sẻ ngay sau khi đọc tiêu đề sẽ có nguy cơ tiếp nhận thông tin giả, không rõ nguồn, thậm chí họ sẽ là những người có thể đã phát tán tin giả, tin sai lệch qua hình thức chia sẻ. Trong đó, sinh viên báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có tỷ lệ sinh viên đọc, xem, nghe cao nhất với 47%; tiếp đó là sinh viên báo chí trường Đại học Huế với 38%; sinh viên báo chí trường Đại học Văn hóa với 33%; sinh viên báo chí trường Đại học Xã hội Khoa học và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) với 30%. Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tỷ lệ sinh viên đọc, xem, nghe luôn thông tin bất kỳ thấp nhất với 17%.

Với 64,1% trong tổng số 1620 sinh viên báo chí kiểm tra nguồn thông tin trước khi đọc, xem, nghe tiếp nhận thông tin sẽ giúp cho số lượng sinh viên báo chí này có thể loại bỏ được những tin giả - Fake News. Hơn 60% sinh viên báo chí ở các cơ sở đào tạo báo chí hàng đầu cả nước đã có ý thức tự kiểm tra nguồn thông tin trước khi tiếp nhận một thông tin bất kỳ. Trong đó, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) có tỷ lệ sinh viên báo chí kiểm tra nguồn tin trước cao nhất với 69%. Tiếp đó là sinh viên báo chí trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền

với 68%; sinh viên báo chí trường Đại học Văn hóa với 65%; sinh viên trường Đại học Huế với 62%. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có tỷ lệ sinh viên báo chí kiểm tra nguồn thông tin trước thấp nhất với 47%. Bên cạnh đó, vẫn còn 0,6% sinh viên báo chí nói chung chia sẻ thông tin ngay sau khi chỉ đọc tiêu đề.

Dưới đây là bảng tổng hợp về mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí đối với các nguồn thông tin khi tiếp cận trên các loại hình báo chí và mạng xã hội (bảng được tính theo đơn vị %)

Hoàn toàn không tin tưởng Phần lớn không tin tưởng Trung bình Phần lớn tin tưởng Hoàn toàn tin tưởng 1. Truyền hình 1,1 1,4 10,9 57,9 28,7 2. Phát thanh 0,9 1,5 28,3 52,5 16,8 3. Báo in 1 1,9 16,4 52,3 28,4 4. Báo mạng điện tử 0,6 9,8 67,2 21 1,4 5. Trang tin 3,1 24,3 64,4 7,5 0,7 6. Mạng xã hội nói chung 4,1 33,1 60,4 2,2 0,2 7. Facebook 3,9 35,9 58,6 1,4 0,2 8. Youtube 2,2 23,3 68,3 5,7 0,5 9. Gapo 11,1 18,8 67,8 2 0,3 Lotus 10,4 17,6 67,8 2,8 0,8 Zalo 5,7 14,5 68,1 12,5 1,2 Instagram 2,7 14,2 73,4 9,1 0,6

Bảng 2.1. Mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí đối với các nguồn thông tin khi tiếp cận trên các loại hình báo chí và mạng xã hội

Sinh viên hoàn toàn không tin tưởng nhiều nhất là thông tin trên mạng xã hội nói chung, Facebook, Zalo, Gapo, Lotus… Đặc biệt, mạng xã hội và Facebook là những nguồn thông tin có mức độ tin tưởng thấp. Đối với Facebook, trong tổng số 1620 sinh viên báo chí có gần 40% sinh viên phần lớn không tin tưởng và hoàn toàn không tin tưởng.

Biểu đồ dưới đây thể hiện chi tiết hơn về mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí đối với những thông tin trên Facebook:

Biểu đồ 2.2. Mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí đối với những thông tin trên Facebook

Hơn 80% sinh viên phần lớn tin tưởng vào thông tin trên các loại hình báo chí như truyền hình, báo in và phát thanh. Thông tin trên báo mạng điện tử có 67,2% sinh viên tin ở mức độ trung bình; 0,6% hoàn toàn không tin tưởng và 9,8% phần lớn không tin tưởng; 22,4% sinh viên phần lớn tin tưởng và hoàn toàn tin tưởng.

Thông tin trên trang tin 64,4% sinh viên tin ở mức độ trung bình; 24,3% hoàn toàn không tin tưởng và 3,1% phần lớn không tin tưởng; 8,2% sinh viên phần lớn tin tưởng và hoàn toàn tin tưởng.

0% 1%

59% 36%

4%

Hoàn toàn tin tưởng Phần lớn tin tưởng

Trung bình

Phần lớn không tin tưởng Hoàn toàn không tin tưởng

Mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí về các nguồn thông tin khi tiếp cận cũng có tỷ lệ khác nhau giữa các trường đại học đào tạo báo chí cũng như ở các độ tuổi khác nhau và các vùng miền khác nhau.

Với 38,8% sinh viên báo chí hoàn toàn không tin thưởng và phần lớn không tin tưởng đối với thông tin trên Facebook, số lượng sinh viên này đã có thể hiểu và nhìn đúng về bản chất thông tin trên Facebook hỗn tạp, thiếu xác thực. Trong đó, sinh viên báo chí năm nhất có tỷ lệ sinh viên hoàn toàn không tin tưởng và phần lớn không tin tưởng thấp nhất với 35%, tiếp đó đến sinh viên báo chí năm 4 với 37,5%; sinh viên báo chí năm 2 và năm 3 có tỷ lệ ngang nhau là 43%. Còn đối với sinh viên báo chí ở đô thị có tỷ lệ hoàn toàn không tin tưởng và phần lớn không tin tưởng đối với thông tin trên Facebook (41%) cao hơn so với sinh viên báo chí ở nông thôn (38%).

Đối với những thông tin trên mạng xã hội nói chung, sinh viên báo chí cũng thể hiện mức độ hoàn toàn không tin tưởng và phần lớn không tin tưởng cao và cũng có sự chênh lệch giữa sinh viên báo chí của các năm và ở các vùng. Sinh viên báo chí năm nhất có tỷ lệ hoàn toàn không tin tưởng và phần lớn không tin tưởng vào thông tin trên mạng xã hội thấp nhất (34%) nghĩa là mức độ tin tưởng của họ vào thông tin trên Facebook so với sinh viên báo chí các năm khác cũng cao nhất. Trong khi đó, sinh viên năm 3 là những người có mức độ tin tưởng thấp nhất.

Như vậy, qua khảo sát có thể thấy nhận thức của sinh viên báo chí về độ tin tưởng của nguồn tin cũng như cách ứng xử khi gặp một thông tin bất kỳ có sự khác nhau giữa từng trường, từng vùng miền và từng độ tuổi. Tuy nhiên, điểm chung về nhận thức của sinh viên báo chí là có mức độ tin tưởng thấp về các thông tin trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.

2.2.3. Sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả và những loại tin giả mà sinh viên báo chí hay gặp

Khảo sát 1620 sinh viên báo chí về mức độ lừa bởi tin giả, có đến 1474 sinh viên đã từng bị lừa bởi tin giả chiếm 91% với các mức độ khác nhau: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng và hiếm khi. 4,8% trong tổng số 1620 sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả rất thường xuyên và thường xuyên.

Tần suất sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3. Tần suất sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả

Sinh viên báo chí dù đang theo học năm nhất, năm hai, năm ba hay năm tư ở các cơ sở đào tạo báo chí thì đều có % tỷ lệ gặp tin giả và đã từng lừa bởi tin giả cao (91%). Có một bộ phận sinh viên báo chí thường xuyên, thậm chí rất thường xuyên bị lừa bởi tin giả. Cụ thể: sinh viên báo chí năm nhất chiếm 5% trong tổng 526 sinh viên; sinh viên báo chí năm hai năm hai chiếm 5,2% trong tổng 411 sinh viên; sinh viên báo chí năm ba năm ba chiếm 5,9% trong tổng 411 sinh viên và sinh viên báo chí năm tư chiếm 4,9% trong tổng 272 sinh viên. 46.4, 46% 39.8, 40% 9, 9% 3.9, 4% 0.9, 1% Thỉnh thoảng Hiếm khi

Chưa bao giờ Thường xuyên Rất thường xuyên

Sinh viên báo chí năm tư là những người đã từng bị lừa bởi tin giả nhiều nhất với 91,6%; tiếp đó là sinh viên báo chí năm hai với 91,2 và sinh viên báo chí năm nhất, năm ba với 91% sinh viên đã từng bị lừa bởi tin giả.

Bảng so sánh dưới dây sẽ thể hiện cụ thể hơn về tần suất bị lừa bởi tin giả của sinh viên báo chí.

Số lượng sinh viên tham gia khảo sát Sinh viên bị lừa bởi tin giả

Tần suất sinh viên bị lừa bởi tin giả Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Sinh viên năm nhất 526 91% 33% 53% 4% 1% Sinh viên năm hai 411 91,2% 46% 40% 3,4% 1,8% Sinh viên năm ba 411 91% 40,6% 44,5% 5% 0,9% Sinh viên năm tư 272 91,6% 40% 46,7% 3,3% 1,6%

Sinh viên báo chí ở các trường đại học đào tạo báo chí có tỷ lệ từng bị lừa bởi tin giả cao. (đơn vị tính theo: %)

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả ở các cơ sở đào tạo báo chí

Sinh viên báo chí ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) có tỷ lệ đã từng bị lừa bởi tin giả cao nhất với 95%. Tiếp đó là sinh viên báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với 93%; sinh viên báo chí trường Đại học Huế với 92% và sinh viên trường Đại học Văn hóa với 90% sinh viên từng bị lừa bởi tin giả. Cơ sở đào tạo báo chí có tỷ lệ sinh viên từng bị lừa bởi tin giả thấp nhất là Học viện Báo chí và Tuyên truyền với 88%.

Tỷ lệ bị lừa bởi tin giả của sinh viên báo chí phụ thuộc vào thời gian truy cập các kênh thông tin, mức độ tin tưởng của sinh viên báo chí về những thông tin cũng như cách ứng xử của họ khi bắt gặp một thông tin bất kỳ. Vì sinh viên báo chí ở nông thôn có tỷ lệ kiểm chứng thông tin (62%) ít hơn so với sinh viên ở đô thị (64%); mức độ tin tưởng về các nguồn thông tin của sinh viên báo chí ở nông thôn cũng cao hơn so với sinh viên báo chí ở đô thị

95 93 93 92 88 84 86 88 90 92 94 96 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc

gia TP.HCM)

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc

gia Hà Nội)

Đại học Huế Đại học Văn hóa Học viện Báo chí và Tuyên truyền

dẫn đến tỷ lệ bị lừa tin giả của sinh viên báo chí ở nông thôn (92%) cũng nhiều hơn là sinh viên báo chí ở đô thị (90%).

Theo kết quả khảo sát, sinh viên báo chí thường xuyên gặp tin giả qua các nguồn tin như: báo mạng, trang tin, mạng xã hội và Facebook. Dưới đây

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên báo chí về fake news (Trang 58 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)