Qua cuộc khảo sát, có đến 91% sinh viên báo chí trong tổng số 1620 sinh viên đã từng bị lừa bởi tin giả. 4,8% sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả với tần suất rất thường xuyên và thường xuyên.
Khi gặp một thông tin bất kì, vẫn còn một bộ phận sinh viên báo chí còn lúng túng trong cách xử lý hoặc có cách xử lý chưa phù hợp, vô tình làm phát tán tin giả. Có tới 32,8% trong tổng số 1620 sinh viên sẽ đọc, xem, nghe luôn khi gặp một thông tin bất kỳ trên các phương tiện truyền thông. Nghĩa là khả năng gặp tin giả của 32,8% số lượng sinh viên này sẽ cao hơn 64,1% kiểm chứng nguồn thông tin rồi mới đọc. Nguy hiểm hơn vẫn có 0,6% sinh viên báo chí chia sẻ ngay sau khi đọc tiêu đề mà không cần biết nội dung của bài viết đó có nội dung gì. Với việc chia sẻ ngay mà không cần kiểm chứng, không đọc bài có thể sinh viên báo chí đang phát tán, tiếp tay cho tin giả phát triển.
Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên báo chí vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm của Fake News, thể loại của Fake News, còn nhầm lẫn giữa Fake News với tin lừa đảo, tin thiên vị, tin câu view. Những giải pháp mà sinh viên báo chí lựa chọn, đưa ra cần phải bổ sung thêm nhiều giải pháp để tăng khả năng thực hành, nghiên cứu của sinh viên báo chí về Fake News.
Nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News còn một số hạn chế bởi lẽ: Một là, quá trình được cung cấp kiến thức ở các trường đào tạo báo chí vẫn chưa nhiều. Fake News được giảng viên lồng ghép vào các môn học khác mà chưa thực sự trở thành một môn học chuyên biệt. Trong khi đó, để hiểu và nắm rõ bản chất của Fake News phải cần một thời gian học tập, nghiên cứu dài. Kết quả khảo sát đã chỉ ra: có 20,1% sinh viên báo chí dựa vào kiến thức được học về cách nhận biết tin giả để xác định tin giả. Hai là, sinh viên vẫn
chưa hình thành cho mình ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi về Fake News và những kiến thức có liên quan đến Fake News. Ba là, sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại khác đã vô tình đưa