Vai trò của sinh viên báo chí trong cuộc chiến với Fake News

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên báo chí về fake news (Trang 48 - 54)

1.4.1 Đặc điểm của sinh viên báo chí

Sinh viên báo chí là những người có mặt bằng văn hóa đã tốt nghiệp phổ thông 12 năm và trúng tuyển vào Đại học. Họ là những người có điểm chuẩn ở tốp cao trong những sinh viên được tuyển vào trường, trung bình từ 18-21 điểm. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có thể thấy trình độ nhận thức của sinh viên không đồng đều.

Cũng như sinh viên của các trường đại học khác trong cả nước, sinh viên báo chí là đối tượng có môi trường và hoàn cảnh sống khá đặc thù. Đối với sinh viên việc học tập giữ vai trò chủ đạo nên môi trường chính của họ là học đường, là thư viện, không gian học tập và sinh hoạt chính là giảng đường và khu ký túc xá sinh viên. Trong các mối quan hệ thường nhật thì quan hệ thầy – trò và quan hệ bạn bè chiếm thời gian lớn nhất. Sinh viên báo chí chịu ảnh hưởng bởi môi trường sinh hoạt tập thể, chính môi trường này đã tạo nên nét đặc thù trong tâm lý, tính cách của sinh viên báo chí. Mọi vấn đề trong nhận thức của họ sẽ dễ lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác, theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Cũng giống như hầu hết sinh viên Việt Nam, ở độ tuổi trẻ sinh viên báo chí là nhóm người được trang bị những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và tư duy trong suốt những năm học ở phổ thông. Họ là những nhóm người có khả năng nhận thức nhanh các vấn đề từ trừu tượng đến cụ thể. Sự nhạy bén trong cảm giác, hoàn thiện trong các cấp độ tư duy là nét đặc thù trong hoạt động nhận thức của sinh viên báo chí.

Sinh viên báo chí đều là những người tự tin, năng động và sáng tạo. Họ thường giỏi ngoại ngữ, tiếp nhận thông tin nhanh, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đầy tâm huyết phấn đấu vươn lên trong con đường hoàn thiện mình. Từ môi trường giảng đường đại học họ mong muốn được trở thành một nhà báo giỏi. Là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận truyền thông đại chúng, sinh viên báo chí góp phần làm giàu cho nền kinh tế tri thức ngày nay.

Trong quá trình đào tạo để trở thành một nhà báo, sinh viên báo chí được học rất nhiều môn học nhằm tích lũy kiến thức phục vụ cho việc tác nghiệp của mình. Vì thế, nhận thức của họ cũng rất khác nhau về vai trò, vị trí của từng môn học đối với nghề nghiệp tương lai. Fake News là một vấn đề nóng của toàn cầu trên lĩnh vực thông tin. Vì thế, trong quá trình học tập ở các

trường đại học đào tạo báo chí, sinh viên báo chí luôn được định hướng, cung cấp kiến thức đầy đủ về Fake News.

1.4.2. Vai trò của sinh viên báo chí trong cuộc chiến với Fake News

Internet và mạng xã hội bùng nổ khiến báo chí rơi vào vòng xoáy của cuộc đua thông tin. Khi có thông tin (từ độc giả, nguồn tin thứ ba hay từ mạng xã hội...), phóng viên phải chạy theo cuộc đua, cố gắng xử lý thông tin một cách nhanh nhất để đưa tin đến độc giả.

Xu hướng chạy theo sự kiện để đưa tin nhanh khiến nhà báo, phóng viên sẵn lòng liều mình “nhắm mắt đưa tin” khi chưa chắc chắn về bản chất của sự kiện. Hậu quả của sự không chắc chắn về nguồn tin này là thông tin lên báo sai sự thật. Với những người làm báo, nguồn tin giữ vai trò quan trọng, là linh hồn của tác phẩm báo chí. Nguồn tin chính xác sẽ đem đến cho các nhà báo những thông tin có giá trị, hữu ích với xã hội. Ngược lại, nếu nguồn tin sai, nhưng nhà báo không kiểm tra thông tin kĩ càng, coi đó là nguồn tin tin cậy để sản xuất tác phẩm báo chí sẽ dẫn đến một bản tin không chính xác, một bài viết sai sự thật. Khoảng cách giữa đúng và sai trong một số sự kiện nhiều khi khá mong manh. Trong những trường hợp đó, sự thận trọng để kiểm chứng nguồn tin là điều các nhà báo nên hướng đến. Chính vì thế việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho những người làm báo để nhận diện tin giả là vô cùng quan trọng.

Sự tràn lan của Fake News trên toàn cầu cho thấy báo chí, truyền thông cần phải kết nối với độc giả, khán thính giả một cách hiệu quả hơn. Các tòa soạn cần phải đầu tư nhiều hơn vào nội dung chất lượng cao, cần có những hành động để đối phó với những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, hoang tin, thông tin bóp méo sự thật gây phương hại cho các cá nhân, tổ chức, quốc gia. Cần dành nhiều nguồn lực hơn cho báo chí điều tra, gắn chặt hơn với những giá trị đạo đức trong việc quản lý và quản trị truyền thông; đồng thời có các biện pháp nâng cao nhận thức cho công chúng nói chung về

tin giả. Giành lại niềm tin của độc giả là giải pháp giúp giảm thiểu vấn nạn tin giả đang tràn lan.

Đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng cho sinh báo chí – những phóng viên, nhà báo tương lai từ cơ sở đào tạo báo chí cũng vô cùng cần thiết. Trong tương lai, sinh viên báo chí là những người sẽ tiếp cận, xử lý và truyền tải thông tin. Vì thế, những khóa bồi dưỡng nhận biết về Fake News sẽ nâng cao nhận thức, mức độ cảnh giác của các sinh viên trong việc kiểm chứng nguồn tin trước khi đưa tin. Ở các trường đại học đào tạo báo chí, sinh viên báo chí được cung cấp những kiến thức, kỹ năng để có thể xác định, phân biệt và có cách ứng xử đúng mực với Fake News.

Xu thế phát triển của công nghệ ngày càng nhanh và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông báo chí, các khóa bồi dưỡng kiến thức như vậy sẽ trang bị kịp thời những kiến thức về xu thế phát triển của báo chí thế giới cũng như sự đa dạng phong phú của các loại hình tin tức ngày nay, ẩn chứa trong đó có nhiều thông tin không đúng sự thật. Khi cuộc cách mạng công nghệ, mạng xã hội phát triển thì báo chí và truyền thông cũng đối mặt với khủng hoảng tin giả. Trong cuộc khủng hoảng về Fake News đó, không chỉ là sinh viên mà tất cả những người làm báo chí truyền thông đều quan tâm đến việc làm như thế nào để có thể nâng cao nhận thức của mình về Fake News và làm như thế nào để hạn chế được Fake News?

Fake News tồn tại và phát tán nhanh là nhờ vào mạng xã hội và phương tiện truyền thông hiện đại. Những điều này các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên báo chí lại rất quan tâm và được tiếp cận rất nhiều. Đó cũng đang là thế mạnh, tiềm năng của những bạn trẻ đặc biệt là sinh viên báo chí. Khi nhắc đến Fake News sinh viên báo chí nhận thấy lợi ích và sự gắn kết của mình. Đặc biệt, sinh viên báo chí luôn quan tâm và thích những thông tin kịch tính, những câu chuyện có scandal. Mà những đặc điểm này luôn tồn tại trong Fake News.

Hơn nữa, sinh viên báo chí không muốn mình bị lừa bởi những thông tin giả cũng như không muốn để những thông tin giả có thể dẫn dắt được họ.

Với những thế mạnh của mình, sinh viên báo chí là một bộ phận quan trọng trong việc đẩy lùi Fake News trong môi trường báo chí và truyền thông. Bằng những kiến thức về Fake News được cung cấp ở các trường đại học đào tạo báo chí, bằng sự nhanh nhạy của mình, sinh viên báo sẽ trở thành những người thông thái trong việc tiếp nhận thông tin, không vô tình trở thành nguồn phát thông tin giả. Sinh viên báo chí cũng sẽ trở thành những người phản đối sự xuất hiện của tin giả cũng như làm chậm quá trình lây lan của tin giả thông qua hành động tham gia mạng xã hội. Trong tương lai, sinh viên báo chí sẽ là những phóng viên, nhà báo, những nhà hoạt động truyền thông đóng vai trò “gác cổng” trong việc đẩy lùi và ngăn chặn Fake News.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, tin giả đã tồn tại từ rất lâu. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông nói chung và công nghệ hiện đại, Fake News lại càng có mảnh đất màu mỡ để “sinh sôi nảy nở”. Tin giả gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức mà Fake News đó hướng đến mà còn gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến nền kinh tế, chính trị, xã hội.

Tin giả không chỉ tràn lan trên các trang mạng xã hội, trang tin mà còn xuất hiện trên báo chí chính thống. Hay nói cách khác, tin giả xuất hiện ở khắp các phương tiện truyền thông được tạo ra có chủ đích hoặc vô tình khi không kiểm chứng thông tin.

Tác động tiêu cực mà tin giả gây ra đã rõ, liệu có bao nhiêu phần trăm trong số độc giả và sinh viên báo chí nhận thức điều này? Sinh viên báo chí nghĩ gì và có nhận thức ra sao về Fake News? Liệu họ là những độc giả thông thái hay là nạn nhân bị lừa bởi tin giả? Nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News đã thực sự chính xác để giúp họ có thể ngăn chặn Fake News? Phần này tác giả khóa luận sẽ làm rõ ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THựC TRạNG NHậN THứC CủA SINH VIÊN BÁO CHÍ Về FAKE NEWS

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên báo chí về fake news (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)