sinh viên báo chí về Fake News
2.4.1. Mặt tích cực trong nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News
Hầu hết sinh viên báo chí đã nắm được những kiến thức cơ bản về Fake News như: khái niệm, phân loại, dấu hiệu nhận biết, chủ đề của tin giả. Đặc biệt, sinh viên báo chí đã đưa ra được những chính kiến riêng về động cơ cũng như tác hại nghiêm trọng mà tin giả gây ra cho đời sống xã hội nói chung và môi trường truyền thông báo chí nói chung. Qua cuộc khảo sát cũng cho thấy sinh viên báo chí đã thể hiện sự hiểu biết và trách nhiệm của mình khi đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy lùi tin giả trong môi trường truyền thông số. Với sự phong phú và đa dạng của môi trường sống cũng như những điều kiện xã hội khác tác động, sinh viên báo chí đưa ra được những quan điểm riêng, chính kiến riêng khác nhau về sự hiểu biết, nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News.
Thứ nhất, sinh viên báo chí đã hiểu biết cơ bản về những kiến thức liên quan đến Fake News. Sinh viên báo chí có thể phân biệt được những loại tin giả và nhận diện được tin giả. 73,8% sinh viên hiểu đúng về tin giả khi cho
rằng tin giả là thông tin, câu chuyện không đúng sự thật, hoàn toàn bịa đặt. 94,9% sinh viên hiểu đúng khi cho rằng Fake News là thông tin sai, thường là giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức. 87,8% sinh viên báo chí hiểu đúng về khái niệm Fake News khi họ khẳng định Fake News là thông tin dựa trên một phần sự thật, hoặc phóng đại sự thật. Sinh viên báo chí cũng đã nhận biết được một số loại tin giả như tin câu “view” mang tính thương mại, tin châm biếm, hài hước. Việc hiểu đúng về các thể loại của Fake News là một trong những yếu tố giúp sinh viên báo chí có thể phân biệt được tin giả với những loại tin giả khác và xác định được tin giả.
Thứ hai, sinh viên báo chí đã nhận biết được đặc điểm, chủ đề, hình thức và mức độ nguy hại của tin giả. Đặc biệt, sinh viên báo chí đã thể hiện sự hiểu biết của mình đối với thực trạng thông tin giả trên báo chí. Sinh viên báo chí đã nhận thức được Fake News chủ yếu xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng nóng, đang gây tranh cãi với 80,7% sinh viên báo chí lựa chọn. Điều này cho thấy sinh viên báo chí đã thực sự quan tâm đến những vấn đề của đời sống xã hội, đặc biệt là những hiện tượng, sự kiện nóng. Từ đó, hình thành cho mình tâm lý, sự “đề phòng”, nhanh nhạy về tin giả xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng nóng. Bên cạnh đó, sinh viên báo chí cũng đã đưa ra được những hiểu biết khác nhau về hậu quả thật, nghiêm trọng của tin giả. Hậu quả lớn nhất mà sinh viên báo chí đã chỉ ra là gây hoang mang trong dư luận, nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý bất ổn cho độc giả với 45,8% sinh viên chọn trong tổng số 1620 sinh viên tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, sinh viên báo chí cũng nêu ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác mà Fake News gây ra như: ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhận, tập thể; gây thiệt hại về kinh tế tài chính… Với việc nhận thức một cách toàn diện về hậu quả của Fake News, sinh viên báo chí sẽ có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc phát hiện, làm chậm sự lây lan và ngăn chặn Fake News.
Thứ ba, sinh viên báo chí đã thể hiện được sự cẩn trọng của mình đối với những thông tin trên phương tiện truyền thông hiện đại hiện nay và có cách ứng xử hợp lý khi gặp một thông tin không đúng sự thật. Việc hiểu được bản chất thông tin đa dạng, hỗn tạp, thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội, sinh viên báo chí hoàn toàn không tin tưởng vào Facebook hay những mạng xã hội khác. Bên cạnh đó, hơn 60% sinh viên báo chí kiểm tra nguồn thông tin trước khi đọc, xem, nghe tiếp nhận thông tin và hơn 40% sinh viên báo chí đã chọn cách đọc, báo cáo bài viết có chứa tin giả. Điều này sẽ giúp sinh viên báo chí có thể loại bỏ được Fake News cũng như làm hạn chế sự phát tán của Fake News.
Thứ tư, sinh viên báo chí đã đưa ra được những kiến nghị, giải pháp cụ thể, thiết thực để góp phần hạn chế sự phát triển của Fake News cũng như làm như thế nào để nâng cao nhận thức của họ về Fake News. Sinh viên báo chí đã có ý thức kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ, bình luận; xây dựng cho mình một tư duy phản biện; hệ thống kiến thức đầy đủ về Fake News. Đặc biệt, sinh viên báo chí đã nhận ra được vấn đề căn cốt trong việc ngăn chặn Fake News là xây dựng hành lang pháp lý, xử lý nghiêm những trường hợp đăng tải tin giả gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sinh viên báo chí cũng cho rằng nên nâng cao vai trò của báo chí như làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, toàn diện tới độc giả. Đề cập tới vai trò của báo chí, sinh viên báo chí đã thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc định hướng thông tin, cung cấp thông tin cho sự nghiệp làm báo trong tương lai của mình.
Thứ năm, sinh viên báo chí đã thể hiện đã thể hiện được sự tự nghiên cứu, tìm tòi tích cực về những kiến thức liên quan đến Fake News. Gần 40% sinh viên báo chí dựa vào sự tìm hiểu của cá nhân từ Internet, mạng xã hội… và 23,7% sinh viên báo chí dựa vào khả năng tư duy phản biện của bản thân để nhận biết được tin giả. Như vậy, sinh viên chủ yếu nhận biết tin giả, hiểu
biết về tin giả nhờ vào quá trình tự học, tự nghiên cứu, dựa vào kiến thức của bản thân và kinh nghiệm sống. Điều này cho thấy sự tích cực, chủ động cao của sinh viên báo chí trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.
Với một số điểm tích cực trong nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News mà tác giả khóa luận khái quát qua quá trình khảo sát, có thể thấy sinh viên báo chí đã có những sự hiểu biết nhanh nhạy, cơ bản đối với Fake News. Những điểm tích cực này của sinh viên báo chí đã góp phần giúp họ không bị lừa bởi tin giả, đặc biệt sẽ làm chậm quá trình phát tán và góp phần ngăn chặn Fake News.
2.4.2. Mặt tiêu cực trong nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News
Bên cạnh những điểm tích cực, nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News cũng tồn tại nhiều điểm hạn chế. Qua quá trình khảo sát, tác giả khóa luận khái quát một số điểm hạn chế trong nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News như sau:
Một là, số lượng sinh viên báo chí bị lừa bởi tin giả nhiều (có tới 91% trong tổng 1620 sinh viên báo chí tham gia khảo sát). Điều này chứng tỏ những kiến thức về Fake News của sinh viên báo chí hiện tại chưa thể đáp ứng được với bản chất phức tạp của Fake News. Sinh viên cần hiểu sâu và hiểu rõ hơn nữa để không bị lừa bởi tin giả.
Hai là, sinh viên báo chí chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm của tin giả và đang nhầm lần giữa tin giả với tin lừa đảo, tin thiên vị, tin câu view. Có tới gần 70% sinh viên báo chí hiểu sai khi cho rằng Fake News là thông tin, sự kiện đã bị tách khỏi bối cảnh, trong khi đó, khái niệm này chỉ tin lừa đảo. Sinh viên báo chí đã hiểu được khái niệm cơ bản của Fake News là những thông tin sai, không có thật nhưng lại chưa thực sự hiểu được bản chất về hoàn cảnh tác động đến tin giả. Điều này, dẫn đến sinh viên báo chí có thể phân biệt, nhận dạng được những Fake News ở mức độ đơn giản và còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không nhận diện được tin giả có mức độ phức tạp, nhiều tầng lớp nội dung.
Ba là, vẫn còn một bộ phận sinh viên báo chí (32,8 % trong tổng 1620 sinh viên báo chí) có cách ứng xử chưa đúng đắn khi tiếp nhận thông tin. Số lượng sinh viên này chọn cách đọc, xem, nghe luôn khi gặp một thông tin bất kỳ trên các phương tiện truyền thông. Nghĩa là khả năng gặp tin giả của 32,8% sinh viên này sẽ cao hơn 64,1% số lượng sinh viên chọn cách kiểm chứng thông tin rồi mới đọc. Đặc biệt, có 0,6% sinh viên báo chí sẽ chia sẻ ngay sau khi đọc tiêu đề. Với việc chia sẻ mà không cần đọc thông tin bên trong bài viết, không kiểm chứng thông tin, sinh viên báo chí rất có thể sẽ “tiếp tay” cho tin giả có cơ hội được phán tán đến nhiều người.
Bốn là, sinh viên báo chí có sự tiếp nhận và truy cập thông tin giữa các kênh thông tin có sự chênh lệch cao. Trong các phương tiện truyền thông, mạng xã hội đặc biệt là Facebook là kênh thông tin mà sinh viên báo chí tiếp cận nhiều nhất trong một ngày. Tuy nhiên, thông tin trên mạng xã hội và Facebook lại thiếu kiểm chứng và có độ chính xác không cao. Trong khi đó, thông tin trên các loại hình báo chí như: truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử có độ chính xác cao thì sinh viên báo chí lại tiếp cận ít hơn.
Năm là, những giải pháp, kiến nghị của sinh viên báo chí đưa ra góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News nói riêng và độc giả nói chung cần có nhiều giải pháp để nâng cao khả năng thực hành, nhận diện và xác định về Fake News hơn nữa. Bởi lẽ, để không bị lừa bởi tin giả, sinh viên báo chí cần thực hành nhiều, biến những lý thuyết về Fake News thành những kỹ năng nhận biết hữu ích cho bản thân.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên báo chí bị lừa tin giả. Sinh viên báo chí phần lớn đã có những kiến thức cơ bản về Fake News, cách nhận diện và xác định Fake News. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ bản chất của Fake News và xác định được những tin Fake News phức tạp, nhiều tầng lớp nội dung thì sinh viên báo chí đang còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sinh viên báo chí vẫn còn nhầm lẫn giữa tin thật và tin giả; thể loại của tin giả. Sinh viên báo chí đã đưa ra được những giải pháp để nâng cao nhận thức của mình về tin giả, làm chậm quá trình phát tán của tin giả nhưng những giải pháp còn chưa cụ thể và cần có nhiều giải pháp thực hành hơn. Chính vì thế, sinh viên báo chí cần hiểu rõ bản chất của Fake News hơn nữa, biết cách nhận diện và xác định những Fake News nhiều tầng lớp nội dung. Đặc biệt, sinh viên báo chí cần ý thức được cho mình vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát hiện và làm chậm tin giả. Từ đó, xác định được cho mình những giải pháp để nâng cao nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News. Chương 3 của khóa luận: “Nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News” sẽ đề ra những giải pháp để góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên báo chí về Fake News cũng như không trở thành nạn nhân của tin giả.
CHƯƠNG 3: NHữNG VấN Đề ĐặT RA VÀ GIảI PHÁP NÂNG CAO NHậN THứC