Mặc dù việc sử dụng màng ăn được trong các sản phẩm thực phẩm có thể dường như mới nhưng đã được sử dụng trên 800 năm. Báo cáo thế kỷ 12 và 13 chỉ rằng bao màng sáp được áp dụng cho quả có muối ở Trung Quốc (Hardenburg, 1967). Bao màng đó giảm sự có mặt của oxy đối với rau quả và cho nên giảm trao đổi chất. Ở Mỹ, bao màng sáp đã được sử dụng trong thương mại ở thập niên 1930, khi cam được bao màng với màng paraffin nóng chảy (Kaplan, 1986). Sự bao màng sớm đã sử dụng để giảm sự mất nước sau thu hoạch. Sau đó, bao màng bán thấm được sử dụng để tạo ra độ bóng trên vỏ. Gần đây, bao màng bán thấm được sử dụng để bảo quản những thuộc tính liên quan với chất lượng của rau quả, cũng như tăng tuổi thọ (Kester và Fennema, 1986).
Khi mục đích đối với rau quả được bao màng bán thấm thay đổi, vì vậy có nhiều các loại màng bán thấm đã được sử dụng. Đầu tiên, khi ngăn ngừa sự mất
nước là mục tiêu, bao màng bán thấm là cơ sở của sáp paraffin. Tuy nhiên, khi thêm độ bóng và sáng trở thành đặc điểm cần thiết, vật liệu bao màng bán thấm thay đổi thành loại bao màng bán thấm “hịa tan”. Những màng hịa tan đó được sản xuất từ dầu mỏ hịa tan trong đó nhựa thơng, chất dẻo và các tác nhân tạo màng khác được thêm vào (Kaplan, 1986). Trong những năm 1950 bao màng sáp cọ được giới thiệu, tuy nhiên, do xuất hiện đục khi chúng được sản xuất, màng đó chỉ được sử dụng trong sư kết hợp với màng chất dẻo và màng parraffin để bảo quản chanh trong thời gian dài. Trong những năm 1960 màng tạo từ nhựa thơng và shellacs hịa tan trong nước trở thành phổ biến để sử dụng trong thương mại quả có múi (Kaplan, 1986). Những năm gần đây, màng sáp và màng ăn được được tạo từ protein, polysaccharide, và nhiều sự kết hợp của các sản phẩm được sử dụng trong nhiều sản phẩm rau quả thương mại khác, cũng như cho sự áp dụng cho thực phẩm khác bao gồm quả hạch, và các sản phẩm thịt (Kester và Fennema, 1986). Bao màng bán thấm được sử dụng để giảm mất hơi nước và tổn thương bề mặt, cũng như giảm nhiều nguồn bệnh ở nhiều loại táo (Hardenburg, 1967; Kester và Fennema, 1986). Bao màng bán thấm sáp làm chậm hô hấp, ngăn cản cung cấp oxy và tăng hàm lượng CO2 trong quả táo và lê (Smock, 1935). Nghiên cứu mới đây (Trout và cộng sự,1942) chỉ ra rằng bao màng bán thấm áp dụng cho táo giảm cung cấp khí xung quanh bề mặt quả, tăng hàm lượng CO2 bên trong, giảm hàm lượng O2 bên trong, giảm tỷ lệ hô hấp, và
trì hỗn q trình chín [18].
Màng tổng hợp cho rau quả tươi đã được De Long và cộng sự giới thiệu, đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ năm 1972. Màng bao gồm các polyme thấm nước và hơi, có khả năng trao đổi khí như cho phép CO2 và ethylen thoát ra từ quả tươi. Màng bao polyme là hỗn hợp của hydroxyethyl methacrylate và cồn
được dùng để bao màng cho cà chua, chuối, dứa và táo. Kết quả cho thấy cà
chua xanh khơng nhúng màng chín trong 3 ngày trong khi cà chua nhúng màng
cần 9 ngày để chín. Cà chua chín khơng nhúng màng bị hỏng sau 5 ngày, cà chua chín bao màng chưa có dấu hiệu hư hỏng sau 10 ngày bảo quản. Dung dich polyme này cũng đã được dùng cho dứa chín để ở nhiệt độ phịng. Dứa khơng nhúng màng hỏng sau 6 ngày còn dứa nhúng màng hỏng sau 14 ngày. Đối với chuối xanh thời gian bảo quản khi không nhúng màng và khi có nhúng màng lần lượt là 5 và 10 ngày. Táo nhúng trong dung dịch này có bề mặt bóng và khơng có hiện tượng bốc nóng trong khi cất giữ [29].