Xác định đa yếu tố nồng độ và thời gian nhúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu góp phần xây dựng hoàn thiện qui trình chiết xuất một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ nấm linh chi(ganodermalucidum) (Trang 52 - 57)

92 8,03d 5,03cd 10,89d 6,02a 0,89b Xanh, cứng

3.4.1.2. Xác định đa yếu tố nồng độ và thời gian nhúng

Theo kết quả về ảnh hưởng của đơn yếu tố nồng độ và thời gian nhúng đến chất lượng dưa chuột bảo quản tại 30oC, xác định được khoảng nồng độ và thời

gian nhúng có tỉ lệ tổn thất thấp cùng với chất lượng cảm quan và dinh dưỡng

tốt nhất. Thí nghiệm tối ưu hóa hai yếu tố trên được thực hiện với mức trên và dưới của hai thông số nồng độ và thời gian nhúng như sau:

Mức và khoảng biến thiên Giá trị Dạng mã X1 X2 Mức dưới -1 90 10 Mức cơ sở 0 92 20 Mức trên +1 94 30

Khoảng biến thiên 1 2 10

Việc mã hóa các thơng số vào giá trị mã liên hệ với giá trị thực cụ thể từng thông số đầu vào được thực hiện theo công thức sau:

N N N ε 0 1 Χ − = Χ T T O T ε Χ − = Χ2 (1)

Trong đó: X1 và X2 giá trị của mã thông số nồng độ và thời gian nhúng

X0N và X0T giá trị thực của thông số nồng độ và thời gian nhúng tại mức cơ sở.

N và T giá trị thực của thông số nồng độ và thời gian nhúng.

N

ε và

T

ε khoảng biến thiên của thông số nồng độ và thời

gian nhúng.

Để đảm bảo sác xuất tin cậy, các thí nghiệm ở mỗi điểm đều được lặp lại 3 lần, thí nghiệm đa yếu tố theo phương án trung tâm hợp thành trực giao với 9 thí nghiệm, các thông số biến thiên qua 2 mức. Ma trận kế hoạch thực nghiệm và kết quả ảnh hưởng của đa yếu tố nồng độ và thời gian nhúng BQE-625 đến tỷ lệ tổn thất thể hiện trong bảng 3.6

Bảng 3.6: Tối ưu hóa q trình bảo quản dưa chuột theo nồng độ và thời

gian nhúng (sau 10 ngày bảo quản)

Nồng độ (%) Thời gian nhúng (giây) Tỷ lệ tổn thất (%) Y1 Y2 Y3 Ytb 94 10 12,02 10,75 11,89 11,55 94 20 13,25 11,24 13,12 12,54 94 30 16,52 15,25 17,45 16,41 92 10 11,06 9,12 10,10 10,09 92 20 10,55 9,09 9,73 9,79 92 30 15,50 13,00 14,12 14,21 90 10 13,53 12,56 14,00 13,36 90 20 14,25 12,91 13,89 13,68 90 30 16,46 14,25 15,13 15,28

Kết quả mơ hình tốn tỷ lệ tổn thất phụ thuộc vào các thông số đầu vào.

a) Kiểm tra sự đồng nhất phương sai

Sự đồng nhất phương sai của các số liệu thí nghiệm được kiểm tra theo chuẩn Kohren. Kết quả tính tiêu chuẩn Kohren Gtt= 0,1895

Hệ số tự do: m = 9 Hệ số tự do: n – 1 =2

Tiêu chuẩn tra bảng theo xác suất ấn định P{G>Gm, n-1, α} = α = 0,05 và

bậc tự do m, n-1 trên cho Gb= 0,5728

Gtt < Gb có nghĩa là phương sai ở các thí nghiệm là đồng nhất nên ta có thể phân tích xử lý số liệu tiếp theo.

b) Phương trình hồi qui dạng mã tỉ lệ tổn thất phụ thuộc vào các thơng số vào

Mơ hình hồi qui được xây dựng theo phương pháp bình phương tối thiểu, sau khi xử lý số liệu và kiểm tra các bước, ta có phương trình dạng mã giữa tỉ lệ tổn thất phụ thuộc vào nồng độ và thời gian nhúng BQE-625 theo phương trình dạng mã sau:

Y = 10,376 – 0,305X1 + 2,441X12 + 1,814X2 + 0,734X1X2 + 1,481X22 (2)

c) Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số phương trình hồi qui theo tiêu chuẩn Student

Kết quả xử lý trên máy tính, tiêu chuẩn Student tính tốn (Ttt) như sau: T0,0 = 14,5176 T2,0 = 4,6334

T1,0 = -0,7791 T2,1 = 1,5312 T1,1 = 3,5993 T2,2 = 2,1835

Tiêu chuẩn Student tra bảng Tb = T18; 0,025 = 2,1 < Ttt.

So sánh với các chuẩn Student của các hệ số ta thấy hầu hết tất cả các hệ số đều có ý nghĩa vì trị tuyệt đối các chuẩn Student Ttt của chúng đều lớn hơn giá trị tra bảng Tb.

d) Kiểm tra độ tương thích của mơ hình tốn theo chuẩn Fisher

Phương sai đo lường lặp Sb = 0,91954 Phương sai tương thích Sa = 1,16625

Số bậc tự do ka = 3 Số bậc tự do kb = 18

Tiêu chuẩn Fisher tra bảng Fb = F3; 18; 0,05 = 3,16

Ftt < Fb có nghĩa mơ hình trên tương thích, ta có thể dùng nó để phân tích ảnh hưởng của các thông số vào tới hàm mục tiêu.

e) Hệ số chính tắc

Các hệ số chính tắc b11 = 2,4406 và b22 = 1,4806 cùng dấu dương nên phương trình có cực tiểu.

f) Tâm của mặt qui hoạch

Tâm của mặt qui hoạch là điểm đặc biệt chính là điểm cực tiểu của hàm mục tiêu được xác định bằng cách giải phương trình đạo hàm riêng của hàm mục tiêu theo các thông số vào. Kết quả các giá trị tối ưu của hàm đều nằm trong biên của miền qui hoạch.

Tâm của mặt qui hoạch:

X = (0,161 ; -0,652) Ytâm = 9,76012 Ytâm = 9,76012

Chuyển các thông số dạng mã là X sang dạng thực là nồng độ và thời gian

nhúng BQE-625 theo công thức (1) ta được (92,34 ; 13,48)

Như vậy: Dưa chuột bảo quản ởnồng độ BQE-625 là 92,34% và thời gian nhúng là 13,48 giây có tỷ lệ tổn thất thấp nhất là 8,50%.

g, Phương trình hồi qui dạng thực

Phương trình hồi qui dạng mã (2) được chuyển theo công thức (1) sang dạng thực thể hiện ở phương trình (3):

Y = 5258,556 – 113,154X1 + 0,610X12 – 3,788X2 + 0,0367X1X2 + 0,0148X22

Trong đó:

X1: nồng độ (%)

X2: thời gian nhúng (giây)

Tính cực tiểu Y = 8,50 tại X1 = 92,34 và X2 = 13,48

Có nghĩa là nồng độ và thời gian nhúng tối ưu cho bảo quản dưa chuột là 92,34% và 13,48 giây cho kết quả tổn thất thấp nhất 8,50% sau 10 ngày BQ ở nhiệt độ 30oC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu góp phần xây dựng hoàn thiện qui trình chiết xuất một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ nấm linh chi(ganodermalucidum) (Trang 52 - 57)