ĐỨC TIN TRONG GIAO ƯỚC

Một phần của tài liệu 2021-Q2-GIAOUOC-IN (Trang 82 - 89)

bình trước mặt Đức Chúa Trời, điều đó là rõ ràng lắm, vì người công bình sẽ sống bởi đức tin” (Ga-la-ti 3:11).

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Ga-la-ti 6:14; Rô-ma 6:23; 1 Giăng 5:11, 13; Rô-ma 4:1–7; Lê-vi Ký 7:18; Lê-vi Ký 17:1–4; Rô-ma 5:1.

Khoảng bảy thế kỷ trước Đấng Christ, thi hào Homer đã viết Odyssey, câu chuyện về người chiến sĩ vĩ đại Odysseus – sau khi chiến thắng và cướp phá thành Troy trong cuộc chiến Thành Troy – đã bắt đầu chuyến hành trình kéo dài 10 năm để cố gắng trở về quê hương Ithaca của mình. Chuyến đi đã mất rất nhiều thời gian vì anh ta phải đối đầu những vụ đắm tàu, nổi loạn, bão tố, quái vật và những trở ngại khác khiến anh ta không thể đạt được mục tiêu của mình. Cuối cùng, sau khi quyết định rằng Odysseus đã chịu đựng đủ rồi, các vị thần đồng ý cho phép người chiến sĩ mệt mỏi trở về nhà và với gia đình của mình. Họ đồng ý rằng các thử thách của anh ta là đủ để chuộc lỗi cho những sai lầm của anh ta.

Theo một nghĩa nào đó, chúng ta cũng giống như Odysseus, đang trên một cuộc hành trình dài về nhà. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng là, không giống như Odysseus, chúng ta không bao giờ có thể “chịu đựng đủ rồi” để được cho phép trở về. Khoảng cách giữa thiên đàng và trần gian quá lớn để chúng ta có thể chuộc tội mình đặng lấp đầy khoảng cách ấy. Nếu chúng ta có về được nhà, ấy sẽ phải chỉ bằng ân điển của Đức Chúa Trời.

Sơ Lược Bài Học Tuần Này: Vì sao sự cứu rỗi chỉ phải là một món

quà mà thôi? Vì sao chỉ có một Đấng ngang hàng với Đức Chúa Trời mới chuộc được linh hồn của chúng ta? Điều gì đã khiến Áp-ra-ham được xem là một gương của đức tin? Nói rằng chúng ta được “làm cho công chính” hay “được xem là công bình” là có nghĩa gì? Làm sao chúng ta có thể làm cho những lời hứa và niềm trông cậy tìm thấy nơi Thập tự giá thành của riêng mình?

Thứ Nhất 13 Tháng 6

1. CẢM NGHĨ QUA ĐỒI GÔ-GÔ-THA

Phương cách cứu rỗi trong Cựu Ước theo giao ước Môi-se thì không khác gì phương cách cứu rỗi trong Tân Ước theo giao ước mới. Dù trong Cựu Ước hay Tân Ước, dưới giao ước cũ hay mới, sự cứu rỗi chỉ có được bởi đức tin mà thôi. Vì nếu sự cứu rỗi có được bởi bất cứ điều gì khác, chẳng hạn như công đức, thì sự cứu rỗi sẽ là thành một cái nợ thiếu chúng ta, là điều mà Đấng Tạo hóa bắt buộc phải ban cho chúng ta. Chỉ những người không hiểu sự nghiêm trọng của tội lỗi mới có thể tin rằng Đức Chúa Trời bị bắt buộc phải cứu chúng ta. Trái lại, chỉ có một điều bắt buộc thôi, ấy là cái nợ mà chúng ta phải trả vì do vi phạm pháp luật. Dĩ nhiên, chúng ta không làm sao trả nổi cái nợ ấy; may mắn thay, Chúa Giê-su đã trả nổi cái nợ ấy cho chúng ta.

“Khi mọi con người có thể hiểu hoàn toàn hơn về tầm quan trọng của sự hy sinh vĩ đại đã được thực hiện bởi Vì Vua của thiên đàng để chết thay cho con người, thì kế hoạch cứu rỗi sẽ được thấy tỏ tường, và những phản ảnh của đồi Gô-gô-tha sẽ đánh thức sự dịu dàng, linh thiêng và tràn ngời cảm xúc trong trái tim của Cơ Đốc nhân. Trên môi họ sẽ là những lời ngợi khen dâng lên Đức Chúa Trời và Chiên Con. Sự kiêu ngạo và lòng tự cao không sao nảy nở trong trái tim luôn ghi nhớ trong ký ức những hình ảnh nơi đồi Gô-gô-tha . . . Tất cả sự giàu có của thế gian cũng không đủ để cứu chuộc một linh hồn đang hư mất. Ai có thể đo lường được tình yêu mà Đấng Christ dành cho một thế giới hư mất khi Ngài bị treo trên thập tự giá, nhận chịu sự thống khổ vì tội lỗi của những người có tội? Tình yêu ấy thật là vô hạn và vô lường.

“Đấng Christ đã cho thấy rằng tình yêu của Ngài mạnh hơn sự chết. Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi của con người; và dầu Ngài đã có cuộc thư hùng đáng sợ nhất với quyền lực của bóng tối, nhưng, giữa mọi điều ấy, tình yêu của Ngài ngày càng mạnh mẽ hơn. Ngài đã chịu đựng sự dấu mặt của Cha Ngài, cho đến khi Ngài phải thốt lên trong sự cay đắng của linh hồn Ngài: ‘Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Cánh tay của Ngài đã mang lại sự cứu rỗi. Cái giá phải trả để mua sự cứu chuộc của con người, khi trong cuộc đấu tranh cuối cùng của tâm hồn Ngài, những lời phước lành đã được thốt ra dường như lời đã vang vọng ra cho muôn loài thọ tạo, “Mọi sự đã được trọn.”

Những cảnh tượng nơi đồi Gô-gô-tha quá xúc động. Không trách gì khi tưởng tượng được những cảnh này lòng bạn cảm thấy một nỗi nhiệt tình. Đấng Christ, quá vẹn toàn, quá vô tội, lại phải chịu một cái chết thảm thiết như thế, oằn oại bởi gánh nặng tội lỗi của thế gian, những suy nghĩ và tưởng tượng của chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết được. Tình yêu tuyệt vời ấy của Ngài quá dài, rộng, cao, sâu đến độ chúng ta không thể hiểu được. Sự chiêm nghiệm về chiều sâu không chi sánh của tình yêu Đấng Cứu Thế phải lấp đầy tâm trí, chạm vào và làm tan chảy tâm hồn, gạn lọc và nâng cao mọi tình cảm, và hoàn toàn biến đổi tâm tính.” – Ellen G. White, Testinomies for the Church, cuốn 2, trang 212, 213.

Suy gẫm những lời của bà White viết và cầu nguyện về các tư tưởng ấy. Hãy ghi nhớ những dòng này, hãy đọc Ga-la-ti 6:14 và sau đó tự hỏi mình, bằng những cách nào tôi có thể làm vinh hiển Thập tự giá của Đấng Christ?

Thứ Hai 14 Tháng 6

2. GIAO ƯỚC VÀ CỦA LỄ HY SINH

1 Phi-e-rơ 1:18, 19 có ý gì ở đây khi ông nói chúng ta đã được chuộc?

Khi Phi-e-rơ nói về sự chết chuộc tội trên Thập tự giá, trả giá “chuộc” cho chúng ta thấy hình ảnh của văn hóa thời cổ về việc những kẻ làm nô lệ được mua lại bằng một số tiền để người ấy được tự do (thường là thân nhân hay gia đình trả tiền chuộc). Tương phản với hình ảnh ấy, Đấng Christ đã trả giá chuộc cho chúng ta ra khỏi sự cầm tù của tội lỗi và hậu quả tối hậu của nó là cái chết, nhưng Ngài đã trả bằng “huyết báu” của Ngài, bằng sự tự nguyện chết thay cho chúng ta nơi Đồi Sọ. Một lần nữa, đây là nền móng của mọi giao ước: mà không có nền móng ấy, thì giao ước vô nghĩa và bị hủy bỏ, bởi vì Đức Chúa Trời đã không thực thi phần điều kiện của Ngài, ấy là sự sống đời đời Ngài ban cho mọi kẻ tin vào lời hứa của Ngài.

Đọc các câu sau: Rô-ma 6:23, 1 Giăng 5:11, 13. Các câu này cùng có một sứ điệp nào?

Chúng ta có được lời hứa này về sự sống đời đời bởi vì chỉ bởi Đức Chúa Giê-su, mình Ngài mới có thể hàn gắn điều đổ vỡ đầu tiên đã làm cho chúng ta mất đi sự sống đời đời. Bằng cách nào? Bởi vì chỉ có sự công bình và giá trị vô đối của Đấng Tạo Hóa mới có thể hủy bỏ món nợ mà chúng ta mắc vì đã vi phạm luật pháp – đó là mức độ vi phạm vô lường do tội lỗi gây ra. Rốt lại, tính nghiêm trọng của luật đạo đức vĩnh cửu của Đức Chúa Trời, sẽ bị xem thường nếu chỉ cần một tạo vật hữu hạn có thể trả hình phạt cho việc vi phạm nó? Chỉ có một Đấng ngang hàng với chính Đức Chúa Trời, là Đấng mà sự hiện hữu của Ngài là không vay mượn, là Đấng không có đầu tiên và cuối cùng, mới có thể trả giá chuộc cần thiết để giải thoát chúng ta khỏi món nợ chúng ta phải đền cho luật pháp. Đây là cách mọi lời hứa trong giao ước được hoàn thành; đây là cách chúng ta có lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu, ngay cả bây giờ; đây là cách chúng ta được chuộc khỏi tội lỗi và cái chết.

Hãy tưởng tượng, trong một bảo tàng nghệ thuật, có một đứa trẻ ném một quả bóng đầy mực lên một bức tranh Rembrandt và làm hỏng nó hoàn toàn. Bức tranh trị giá hằng triệu bạc; cha mẹ nó dù có bán tất cả những gì họ có cũng không thể trả nổi món ấy. Hình ảnh này giúp chúng ta hiểu tội lỗi vi phạm nghiêm trọng đã gây ra theo nghĩa nào, chúng ta bất lực như thế nào dầu muốn sửa chữa nó, và tại sao chỉ có chính Chúa mới có thể trả được món nợ ấy?

Thứ Ba 15 Tháng 6

3. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RA-HAM: PHẦN 1

“Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người” (Sáng thế Ký 15:6)

Câu này vẫn là một trong những câu sâu sắc nhất trong toàn Kinh Thánh. Nó giúp thiết lập chân lý cốt yếu của tôn giáo trong Kinh Thánh, chân lý về sự xưng công bình chỉ bởi đức tin, và nó thiết lập điều này từ nhiều thế kỷ trước khi Phao-lô viết về nó trong Rô-ma. Tất cả những điều đó giúp chứng minh quan điểm rằng từ sau Ê-đen, sự cứu rỗi luôn đến theo cùng một cách.

Bối cảnh của thời điểm câu này được phán ra giúp chúng ta hiểu sự lớn lao của đức tin của Áp-ram, khi tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời về một đứa con trai bất chấp mọi bằng chứng thể lý dường như đó là một lời hứa không thể thực hiện được. Đó là loại đức tin nhận ra sự bất lực hoàn toàn của chính mình, loại đức tin đòi hỏi sự đầu phục hoàn toàn của bản thân, loại đức tin đòi hỏi sự quy phục hoàn toàn nơi Chúa, loại đức tin dẫn đến sự vâng phục. Đây là đức tin của Áp-ram, và nó đã làm ông được xem là “công bình”.

Tại sao Kinh Thánh nói rằng điều đó được “kể cho” hoặc “ghi nhận cho” ông là sự công bình? Áp-ram có phải là người “công bình” theo nghĩa là sự công bình của Đức Chúa Trời không? Ông ấy đã làm gì sau khi Đức Chúa Trời tuyên bố Ngài là công bình, điều đó giúp chúng ta hiểu tại sao sự công bình này được ghi nhận cho ông, trái với thực tế chính ông ta là gì?

Tuy phần lớn cuộc sống của Áp-ram là một cuộc sống của đức tin và sự vâng lời, nó không phải là một cuộc sống của đức tin hoàn hảo và sự vâng lời hoàn hảo. Đôi khi ông đã thể hiện sự yếu đuối trong cả hai lãnh vực ấy. (Nghe có giống với ai đó mà bạn biết không?) Tất cả đều dẫn đến điểm cốt yếu, và đó là: sự công bình cứu chúng ta là sự công bình được ghi nhận cho chúng ta, hay là một sự công bình mà chúng ta được xưng tụng. Điều này có nghĩa là chúng ta được tuyên bố là công bình trước mặt Đức Chúa Trời, bất chấp lỗi lầm của mình; nó có nghĩa là Đức Chúa Trời trên trời xem chúng ta là công bình ngay cả khi chúng ta không công bình. Đây là những gì Ngài đã làm với Áp-ram, và đây là những gì Ngài sẽ làm với tất cả những ai đến với Ngài trong “đức tin của Áp-ra-ham” (Rô-ma 4:16).

Đọc Rô-ma 4:1–7. Hãy xem bối cảnh mà Phao-lô đã dùng Sáng thế Ký 15:6. Hãy cầu nguyện qua những lời ấy và viết ra bằng lời của chính bạn những gì bạn tin rằng chúng đang nói với bạn.

Thứ Tư 16 Tháng 6

4. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RA-HAM: PHẦN 2

Đọc lại Sáng thế Ký 15:6, chúng ta thấy có nhiều bản dịch đã dùng động từ (của tiếng Hê-bơ-rơ là chashab) như “được xưng” hay “được ghi

nhận” hay “được kể”.

Cùng một từ ngữ ấy được dùng trong nhiều câu trong các sách của Môi-se. Một người “được xưng” hay “được xem” là một điều gì mà người ấy không thật sự là như vậy. Chẳng hạn trong Sáng thế Ký 31:15, Ra-chên và Lê-a xác nhận rằng cha họ đã “xem hay kể” là họ chỉ là người ngoài, dầu họ là con gái của ông. Phần mười của người Lê-vi, tuy không phải là lúa và nho vẫn được “tính hay kể” là lúa và nho, như là huê lợi của mùa màng của họ (Dân số Ký 18:27, 30).

Ý tưởng “xem là hay kể là” được thể hiện như thế nào trong bối cảnh của của lễ hy sinh? (Lê-vi Ký 7:18, Lê-vi Ký 17:1–4).

Bản dịch Kinh Thánh của King James dùng chữ “được cho” để dịch từ chashab. Nếu một của lễ dâng nào đó (“của lễ làm hòa”) không được ăn qua ba ngày, thì giá trị của nó sẽ bị mất, và nó sẽ không được “tính” (Lê-vi Ký 7:18) cho lợi ích của người dâng. Lê-vi Ký 7:18 nói về một tình huống trong đó của lễ hy sinh được “tính” vì lợi ích của tội nhân (so sánh Lê-vi Ký 17:1–4), là kẻ, kế đó, đứng trước Đức Chúa Trời như là kẻ công bình. Đức Chúa Trời coi tội nhân là người công bình, mặc dù người đó thực sự không công bình.

Hãy dành một chút thời gian để suy gẫm về lẽ thật tuyệt vời này mà chúng ta, bất chấp lỗi lầm của mình, có thể được ghi nhận hay xem là công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Viết ra bằng chính lời của bạn qua cách bạn hiểu về ý nghĩa của điều này.

Chân lý vĩ đại, là lẽ thật về việc được xưng là công bình, không phải vì bất kỳ hành động nào mà chúng ta có thể làm mà chỉ vì đức tin nơi những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta. Đấy là bản chất của cụm từ “sự công bình bởi đức tin”. Tuy nhiên, không phải chính đức tin của chúng ta làm cho chúng ta trở nên công chính; đúng hơn, đức tin là phương tiện mà chúng ta có được món quà là sự công bình. Về bản chất, đây là vẻ đẹp, sự huyền bí và vinh hiển của Cơ Đốc giáo. Tất cả những gì chúng ta tin tưởng với tư cách là Cơ Đốc nhân, với tư cách là những người theo Đấng Christ, đều tìm thấy nguồn gốc quan trọng trong khái niệm tuyệt vời này. Nhờ đức tin, chúng ta được coi là công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Tất cả những thứ khác sau đó; sự vâng phục, sự thánh hóa, sự thánh thiện, sự phát triển tính tình, tình yêu thương, đều xuất phát từ chân lý cốt yếu này.

Bạn trả lời như thế nào khi một người muốn trở thành tín đồ đạo Đấng Christ nói: “Nhưng tôi cảm thấy mình không công chính”?

Thứ Năm 17 Tháng 6

5. AN NGHỈ TRÊN NHỮNG LỜI HỨA

Có một câu chuyện được kể về Đức Hồng Y Bellarmine nổi tiếng. Ông là nhà biện hộ Công giáo vĩ đại, người cả đời đã chiến đấu lại với thông điệp về sự biện minh rằng chỉ cần được Chúa xem là công bình mà thôi, không phải vì công trạng của chính mình. Khi nằm hấp hối, người ta mang đến cho ông các cây thánh giá và công đức của các vị thánh để giúp ông bảo đảm sự công bình mình trước khi chết. Nhưng Bellarmine nói, “Cất nó đi. Tôi nghĩ sẽ an toàn hơn nếu tin tưởng vào công đức của Đấng Christ.”

Đối với nhiều người khi gần cuối đời, họ nhìn lại và thấy việc làm của họ là hư không và vô ích như thế nào để kiếm được sự cứu rỗi với Đức Chúa Trời thánh khiết, và vì thế họ cần sự công bình của Đấng Christ đến mức nào.

Tuy nhiên, tin mừng là bây giờ chúng ta không cần phải chờ đợi cái chết đến gần để có được sự an toàn trong Chúa. Toàn bộ giao ước dựa trên những lời hứa chắc chắn của Đức Chúa Trời bây giờ, những lời hứa dành cho chúng ta bây giờ, những lời hứa có thể làm cho cuộc sống của chúng ta hôm nay giờ tốt hơn.

Một phần của tài liệu 2021-Q2-GIAOUOC-IN (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)