Phim truyện Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 26 - 28)

7. Đề cƣơng khóa luận

1.3.1. Phim truyện Việt Nam

Ngành điện ảnh Việt Nam là một ngành công nghiệp để sản xuất ra các bộ phim của Việt Nam. Điện ảnh Việt Nam đã trải qua rất nhiều thay đổi từ 1923 đến nay để đạt được những thành tựu đáng mong đợi.

Năm 1923, bộ phim đầu tiên do người Việt cùng thực hiện sản xuất với người Pháp mang tên “Kim Vân Kiều” mới đánh dấu sự khởi đầu cho nền điện ảnh Việt Nam, dù cho điện ảnh đã du nhập vào nước ta từ cuối thập niên 1890. Sau đó, từ năm 1925, điện ảnh Việt Nam dần xuất hiện những hãng phim của chính nước mình bao gồm cả những bộ phim hợp tác với nước ngoài. Thời kì chiến tranh cũng ghi dấu ấn cho điện ảnh cách mạng với những bộ phim về chiến tranh. Nhiều bộ phim đạt được doanh thu cao và nhiều đạo diễn, diễn viên đã giành được những giải thưởng trong liên hoan phim châu Á. Sau 1975, những đạo diễn như Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến

18

với những bộ phim: “Ván bài lật ngửa”, “Cánh đồng hoang”… gây được sức hút với khán giả và có những giải thưởng ở liên hoan phim quốc tế.

Giai đoạn tiếp theo là những năm 1990, sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng, điện ảnh Việt Nam trở lại với những phim ăn khách như: “Gái nhảy”, “Những cô gái chân dài”,... Một số bộ phim Việt Nam đã đến được với khán giả nước ngoài.

“Mùi đu đủ xanh” của đạo diễn người Pháp gốc Việt - Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994.

Năm 1980, nước ta thành lập và cho đi vào hoạt động Công ty Nghe nhìn Việt Nam (tiền thân Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam). Đến năm 1983, bộ phim truyện đầu tiên của truyền hình Việt Nam lúc ấy là “Người thành phố” được phát sóng, do NSND Khải Hưng làm đạo diễn. Tiếp đó vào năm 1989, bộ phim “Mặt trời bé con” được sản xuất và phát sóng đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời khái niệm “phim truyện làm bằng chất liệu băng từ”. Đến Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brussels đầu năm 1993, bộ phim “Lời nguyền của dòng sông” đoạt giải Vàng, thu hút được nhiều sự chú ý.

Những năm sau đó, với sự ra mắt của những chương trình mới, những bộ phim mới dài tập, thành lập Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh,… đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc cho phim truyện truyền hình Việt Nam.

Vào những năm 2000, các hãng phim tư nhân dần xuất hiện nhiều và tham gia vào thị trường phim truyện truyền hình. Từ năm 2011 đến năm 2013 phim truyện truyền hình Việt Nam lại bị đánh giá là “giai đoạn xuống dốc”. Năm 2014, hai phần phim “Tuổi thanh xuân” do VFC hợp tác với CJ E&M Pictures cùng sản xuất bằng cách Việt hóa từ bộ phim Israel cùng tên đã được cho là “vực dậy” sự quan tâm của khán giả dành cho phim truyện trong nước. Năm 2019, bộ phim “Về nhà đi con” thu hút số lượng lớn người xem ngay tại thời điểm phát sóng và được coi là “phim truyền hình quốc dân”.

Phim truyện truyền hình Việt Nam là một chương trình truyền hình được sản xuất và phát sóng chủ yếu tại Việt Nam. Phim truyện Việt Nam gồm đa dạng các thể loại như: tâm lý xã hội, lãng mạn, hài hước, gia đình, chính luận, tuyên truyền, hành động, cổ trang và lịch sử. Do đặc điểm của mỗi vùng miền nên những bộ phim được sản xuất ở miền Bắc tập trung vào vấn đề chính luận, còn những bộ phim được sản

19

xuất ở miền Nam lại chủ yếu xoay quanh các vấn đề mang tính hài hước, lãng mạn. Bên cạnh đó, những bộ phim do nhà nước đặt hàng sản xuất là những phim lịch sử và vấn đề tuyên truyền. Đặc biệt, những năm gần đây, phim truyền hình Việt Nam chủ yếu tập trung khai thác ở thể loại gia đình và tình cảm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)