Thể hiện sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 50 - 55)

7. Đề cƣơng khóa luận

2.2.2. Thể hiện sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim

Việc định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam không những bước đầu tạo sự thu hút và hứng thú xem phim cho khán giả mà nó còn cho thấy sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim. Hay nói cách khác, tiêu đề phim sẽ là yếu tố hé mở cho khán giả nội dung của bộ phim đó.

Mỗi tiêu đề phim truyện Việt Nam lại có một cấu trúc khác nhau và thể hiện những mục đích khác nhau như đề cập đến nhân vật trong phim, tình tiết chính trong phim, bối cảnh không gian và thời gian chủ yếu được nói đến trong phim,… Do cấu trúc định danh của tiêu đề phim truyện Việt Nam nhằm hướng đến sự ngắn gọn nên nó thường chỉ đề cập đến một vấn đề. Như vậy, dựa vào mỗi mục đích thể hiện khác nhau của các nhà làm phim, mỗi tiêu đề phim truyện Việt Nam lại có thể được định danh để nói đến một vấn đề đặc trưng.

42

Tiêu đề phim truyện Việt Nam có thể để nói về nhân vật chính trong phim. Như vậy, trong tiêu đề phim sẽ có những từ ngữ đề cập đến những nhân vật chính, đối tượng của bộ phim đó.

Ví dụ (23): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Những cô gái trong thành phố”.

Hình 2.23

Tiêu đề phim truyện Việt Nam “Những cô gái trong thành phố” cho thấy được sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung của bộ phim này. Nội dung bộ phim kể về cuộc sống và số phận của bốn cô gái trẻ là Lan, Cúc, Trúc và Mai. Họ sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Vì ước mơ thoát khỏi cảnh đời ấy, họ lên thành phố làm công nhân may trong một khu công nghiệp, từ đó phải đối mặt với những cám dỗ nơi thành thị. Ở đó, có người may mắn tìm được hạnh phúc nhưng có người lại bị sa ngã vì không vượt qua được những cạm bẫy. Nhưng đến cuối cùng, sự lương thiện, trong sáng của mỗi cô gái vẫn còn đó. Tiêu đề phim là “Những cô gái trong thành phố” đã phần nào cho thấy đúng nội dung của bộ phim là kể về cuộc sống của những cô gái khi sống ở thành phố. Từ câu chuyện về những cô gái ấy, bộ phim chứa đựng thông điệp nhân văn về tình yêu, tình bạn, nghị lực sống và sự khát khao, ước mơ hạnh phúc của con người.

Bên cạnh đó, khóa luận cũng thu thập được một số tiêu đề phim nói về nhân vật trong bộ phim như: “Kiều”, “Ròm”, “Nàng”, “Mẹ chồng”, “Người mẫu”, “Gái một con”, “Người đàn bà yếu đuối”, “Quỳnh búp bê”,…

Như vậy, có thể thấy các tiêu đề phim truyện Việt Nam nói về nhân vật chính trong phim thường sử dụng cấu trúc định danh là từ (danh từ) hoặc cụm từ (cụm danh từ). Đây là cấu trúc phù hợp để đề cập đến một đối tượng.

43

Tiêu đề phim truyện Việt Nam cũng có thể để đề cập đến một tình tiết hoặc một tình huống đặc sắc nào đó trong bộ phim hoặc xuyên suốt bộ phim.

Ví dụ (24): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Về nhà đi con”.

Hình 2.24

Tiêu đề phim truyện Việt Nam “Về nhà đi con” đã cho thấy sự tương quan với nội dung của bộ phim này. Bộ phim chủ yếu xoay quanh cuộc sống của các nhân vật để nhằm dẫn đến tình tiết là lời nói “về nhà đi con”. Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc sống của ba chị em gái trong một gia đình là Thu Huệ, Anh Thư và Ánh Dương. Ba chị em mồ côi mẹ từ nhỏ nhưng được sống trong tình yêu thương của người cha. Mỗi người lại mang trong mình một tính cách riêng, có một lối sống riêng. Chị cả Thu Huệ là một người dịu dàng, điềm đạm và đảm đang; Anh Thư lại là một cô gái xinh đẹp, sắc sảo còn cô em út Ánh Dương lại tính tình như con trai, bộc trực. Trong bộ phim, mỗi người đều va chạm phải những khó khăn, gặp phải những biến cố trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ may mắn khi có một người bố rất mực yêu thương, tận tụy chăm sóc, là một điểm tựa vững chắc cho các con. Cuối cùng, sau nhiều biến cố, cả ba cô con gái đều nhận ra rằng họ có một người bố luôn sẵn sàng bao bọc, chờ đón khi họ cần một mái ấm, đó chính là điều hạnh phúc nhất và là động lực để họ vượt qua khó khăn. Như vậy, tiêu đề phim là “Về nhà đi con” chính là lời nói thân thuộc, yêu thương của người bố, sẵn sàng bảo vệ, đón nhận các con nếu họ gặp khó khăn, không hạnh phúc. Ý nghĩa của tiêu đề cũng chính là ý nghĩa của bộ phim muốn thể hiện và truyền tải đến khán giả.

Ngoài tiêu đề trên, các tiêu đề phim truyện Việt Nam đề cập đến tình tiết trong phim còn có một số tiêu đề sau: “Hoán đổi”, “Đột kích”, “Đi trong giấc ngủ”, “Bỗng dưng muốn khóc”, “Vừa đi vừa khóc”, “Cua lại vợ bầu”, “Chạm tay vào nỗi nhớ”, “Lặng yên dưới vực sâu”, “Ngược chiều nước mắt”,…

44

Như vậy, có thể thấy các tiêu đề phim truyện Việt Nam đề cập đến tình tiết, tình huống trong phim thường sử dụng cấu trúc định danh là từ (động từ) hoặc cụm từ (cụm động từ, cụm tính từ). Đây là cấu trúc phù hợp khi nói đến một tình tiết là một sự việc diễn ra trong phim.

Tiêu đề phim truyện Việt Nam cũng có thể đề cập ngay đến bối cảnh, không gian của bộ phim đó.

Ví dụ (25): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Bão qua làng”.

Hình 2.25

Tiêu đề phim “Bão qua làng” cũng cho thấy sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim. Nhìn vào tiêu đề ta có thể nắm bắt được bối cảnh mà bộ phim thể hiện là ở một ngôi làng. Do đó nội dung phim cũng thể hiện chính xác những câu chuyện xảy ra ở ngôi làng này. “Bão qua làng” là một bộ phim đề tài nông thôn đổi mới đồng thời gắn liền với những sự kiện có tính thời sự. Bộ phim bắt đầu từ việc trang trại trồng hoa màu và chăn nuôi gia cầm của một đôi vợ chồng ở làng Đợi đột nhiên có nguy cơ bị thu hồi, tiếp đó bộ phim cũng thể hiện không khí của một cuộc bầu cử Trưởng thôn mới đang đến gần của ngôi làng. Như vậy, tiêu đề phim đã phần nào đề cập được nội dung của bộ phim đó là xoay quanh những sự việc trong bối cảnh làng quê.

Ngoài tiêu đề trên, các tiêu đề phim truyện Việt Nam đề cập đến bối cảnh của bộ phim còn có: “Nhà chung”, “Chung cư”, “Miền đồi ấm áp”, “Những cô gái trong thành phố”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Về quê ăn Tết”,…

Như vậy, có thể thấy các tiêu đề phim truyện Việt Nam đề cập đến bối cảnh, không gian trong phim thường sử dụng cấu trúc định danh là từ (danh từ) hoặc cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ), chủ yếu là cụm danh từ. Đây là những cấu trúc phù hợp để nói về bối cảnh, không gian trong phim.

45

Tiêu đề phim truyện Việt Nam cũng có thể là thời gian diễn ra sự kiện trong phim. Thời gian đó có thể là thời điểm cụ thể hoặc là một khoảng thời gian được xác định. Đó cũng có thể là khoảng thời gian ngắn dài khác nhau.

Ví dụ (26): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Cuốc xe nửa đêm”.

Hình 2.26

Tiêu đề phim “Cuốc xe nửa đêm” cho thấy sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim. Nhìn vào tiêu đề ta thấy thời gian có thể được diễn ra trong bộ phim này là nửa đêm. Bộ phim kể về câu chuyện của hai nhân vật Thư - cô gái chạy xe ôm và Sỹ - tay giang hồ hết thời. Do hoàn cảnh, Sỹ bị chủ nợ bắt ép phải làm trai bao. Còn Thư phải làm xe ôm cho các đối tượng mại dâm để kiếm thêm tiền cho bà chữa bệnh. Họ tình cờ gặp gỡ, quen biết trong một chuyến xe vào lúc nửa đêm. Cả hai người ngày càng trở nên gắn bó khi biết được hoàn cảnh của nhau, từ đó cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Như vậy, tiêu đề phim đã phần nào đề cập được nội dung của bộ phim đó là sự kiện thời gian quan trọng, dấu mốc trong bộ phim.

Ngoài ra, ta có thể thấy các tiêu đề phim thể hiện thời gian diễn ra trong phim như: “Giao mùa”, “Ước hẹn màu thu”, “Lời ru mùa đông”, “11 tháng 5 ngày”, “Tháng 5 để dành”, “49 ngày”, “Đi qua mùa hạ”, “Chiều ngang qua phố cũ”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”,…

Có thể thấy các tiêu đề phim truyện Việt Nam đề cập đến thời gian trong phim sử dụng đa dạng cấu trúc định danh như từ, cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ) và câu. Những cấu trúc này đều có thể nói lên được yếu tố thời gian.

Trong thực tế, ngành điện ảnh vẫn luôn sản xuất ra ngày càng nhiều bộ phim với đa dạng thể loại, trong đó phim truyện chiếm số lượng khá lớn. Nội dung của những bộ phim truyện Việt Nam cũng rất phong phú, xoay quanh nhiều vấn đề như tâm lí, tình

46

cảm, gia đình, hài hước,… Do đó, việc đặt ra một tiêu đề phim có sự tương quan với nội dung của bộ phim ấy sẽ giúp khán giả dễ dàng hơn trong việc tiếp cận phim. Thông qua những tiêu đề phim truyện, họ có thể tìm cho mình bộ phim phù hợp với nội dung mà bản thân họ đang hướng đến xem. Như vậy, ngoài tiêu đề ấn tượng thì các nhà làm phim cần chú ý tới nội dung của tiêu đề. Tiêu đề phim cần đưa ra được đối tượng, vấn đề có thể hé lộ nội dung phim như số liệu, nhân vật hay đặc điểm đặc trưng nào đó,… Nếu tiêu đề hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung của phim có thể sẽ tạo nên sự thất vọng của người xem, làm giảm số lượng khán giả xem phim.

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)