Đặc điểm định danh

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 25 - 26)

7. Đề cƣơng khóa luận

1.2.2. Đặc điểm định danh

Định danh hay nói cách khác chính là chức năng gọi tên của từ ngữ, là một chức năng quan trọng. Định danh cần phải đảm bảo yêu cầu thể hiện được tính khái quát và có khả năng gợi được những đặc điểm, ý nghĩa của đối tượng. Về mặt ngữ nghĩa, định danh phải có tác dụng giúp phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác.

17

Về đơn vị định danh, dựa vào số lượng đơn vị có nghĩa tham gia vào định danh thì có thể phân biệt: Định danh đơn giản (định danh tổng hợp) do một đơn vị có nghĩa tạo nên và định danh phức hợp (định danh phân tích, miêu tả) do hai đơn vị có nghĩa trở lên tạo nên. Đồng thời, về ngữ nghĩa lại có sự phân biệt giữa định danh gốc (định danh bậc một) và định danh phái sinh (định danh bậc hai).

Về phương thức định danh, có thể chia định danh làm hai loại: định danh trực tiếp (định danh nguyên cấp) là sử dụng những hình thức đã biết hoặc đã có để gọi tên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, định danh gián tiếp (định danh thứ cấp) là tổ chức lại các đơn vị ngôn từ đã có sẵn theo một mô hình nhất định hoặc chuyển nghĩa để tạo thành đơn vị mới.

Việc định danh đem lại nhiều ý nghĩa. Nó tạo nên những tên gọi cho sự vật, hiện tượng để giúp ích cho con người trong việc phân biệt, ghi nhớ chúng. Định danh cũng giúp chúng ta nhận biết được ý nghĩa hoặc đặc trưng của mỗi đối tượng. Qua đó, việc định danh thể hiện sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt.

Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi tập trung đi vào xem xét khía cạnh cấu trúc định danh và ý nghĩa của nó trong một đối tượng cụ thể.

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)