Định hướng nội dung phim cho khán giả

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 55 - 77)

7. Đề cƣơng khóa luận

2.2.3. Định hướng nội dung phim cho khán giả

Từ sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim, việc định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam sẽ góp phần định hướng nội dung phim cho khán giả. Hay nói cách khác, nhìn vào tiêu đề phim, người xem có thể biết được bộ phim đó nói đến vấn đề gì để từ đó lựa chọn phim phù hợp nhu cầu của mình. Tiêu đề phim truyện Việt Nam dù được cấu tạo theo hình thức nào cũng chủ yếu đề cập đến con người; sự vật, hiện tượng; bối cảnh, không gian hoặc thời gian,…

Các tiêu đề phim truyện Việt Nam nói về con người thường được đặt có chứa các danh từ để chỉ người bao gồm cả danh từ chung và danh từ riêng.

Ví dụ (27): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Bạn gái tôi là sếp”.

Hình 2.27

Tiêu đề phim “Bạn gái tôi là sếp” là một câu có chứa các danh từ, cụm danh từ như “bạn gái tôi”, “sếp”. Nhìn vào tiêu đề phim này, ta có thể đoán được nhân vật chính trong phim là một cặp đôi yêu nhau làm cùng một nơi. Nữ chính trong phim là cấp trên của nam chính. Dựa vào thông tin ở tiêu đề phim, ta có thể hình dung ra nội dung câu chuyện sẽ xoay quanh những tình huống dở khóc dở cười nơi công sở.

47

Ví dụ (28): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Những nhân viên gương mẫu”.

Hình 2.28

Tiêu đề phim này là một cụm danh từ có danh từ trung tâm là “nhân viên”. Tiêu đề phim có thể phần nào hé lộ cho khán giả nội dung của bộ phim sẽ xoay quanh công việc, cuộc sống của các nhân viên nơi công sở. Mỗi người sẽ có một tính cách và ước mơ khác nhau. Công sở sẽ thường là nơi chứa đầy những mâu thuẫn, những âm mưu và sự thường trực của những ganh ghét, đố kỵ.

Bên cạnh các danh từ chung để chỉ con người, các nhà làm phim cũng sử dụng những tiêu đề phim là danh từ riêng để chỉ tên riêng của một người.

Ví dụ: (29) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Kiều”.

(30) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Ròm”.

Hình 2.29 Hình 2.30

Dựa vào tiêu đề, ta có thể thấy nội dung phim “Kiều” sẽ xoay quanh nhân vật chính - nàng Kiều, nội dung phim “Ròm” sẽ xoay quanh nhân vật chính - cậu bé Ròm.

48

Ví dụ: (31) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Hai Phượng”.

(32) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Trạng Quỳnh”.

Hình 2.31 Hình 2.32

Nhìn vào tiêu đề, ta có thể hình dung nội dung phim “Hai Phượng” sẽ xoay quanh một số vấn đề, tình huống của nhân vật chính - Hai Phượng, còn nội dung phim

“Trạng Quỳnh” sẽ là câu chuyện của nhân vật chính - Trạng Quỳnh.

Như vậy, những tiêu đề phim có thể là chính danh từ hoặc là cụm từ, là câu có chứa danh từ chung ấy. Tiêu đề phim là danh từ riêng có thể là từ đơn hoặc từ ghép.

Các tiêu đề phim truyện Việt Nam nói về bối cảnh, không gian hay thời gian thì thường chứa các yếu tố về bối cảnh, không gian, thời gian. Đọc tiêu đề, người xem có thể biết được bối cảnh, không gian của bộ phim là ở thành phố hay nông thôn, thời gian mà bộ phim hướng đến là nói về thời quá khứ hay hiện tại,…

Ví dụ (33): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Tuổi thanh xuân”.

49

Đọc tiêu đề bộ phim, ta có thể thấy nội dung bộ phim sẽ nói về khoảng thời gian thanh xuân, tuổi trẻ của các nhân vật chính. Ta cũng có thể định hướng phần nào đối tượng hướng đến trong phim, đó là những người trẻ tuổi. Thanh xuân chính là quãng thời gian tươi đẹp nhất, hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi người, cũng có thể là giai đoạn trưởng thành gặp nhiều khó khăn. Thông qua bộ phim, có lẽ các nhà làm phim muốn gửi gắm đến khán giả thông điệp hãy trân trọng quãng thời gian tươi đẹp này.

Tiêu đề phim truyện cũng có thể chứa chính xác, cụ thể thời gian. Ví dụ (34): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “11 tháng 5 ngày”.

Hình 2.34

“11 tháng 5 ngày” là khoảng thời gian của nhân vật chính Tuệ Nhi sống cùng với những người bạn trong xóm trọ, cũng chính là hành trình khó quên của cô. Qua thời gian đó, Nhi trưởng thành hơn và nhận ra rằng trưởng thành là khi ta sống vì người khác chứ không phải vấn đề ở tuổi tác.

Bên cạnh bộ phim này, ta cũng có thể thấy một số tiêu đề khác có chứa yếu tố thời gian như: “Năm ngày trong đời vị tướng”, “49 ngày”, “7 ngày làm vợ”,…

Không chỉ chứa đựng yếu tố thời gian để hé mở khoảng thời gian quan trọng trong một bộ phim mà tiêu đề phim truyện Việt Nam còn có thể chứa đựng những yếu tố bối cảnh, không gian. Yếu tố này sẽ giúp khán giả nắm bắt được bối cảnh diễn ra những câu chuyện, những sự việc trong bộ phim.

Ví dụ: (35) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Mỹ nhân Sài Thành”.

50

Hình 2.35 Hình 2.36

Bộ phim “Mỹ nhân Sài Thành” kể về cuộc đời của ba cô gái xinh đẹp ở Sài Thành những năm 1950 là Bạch Trà, Hồng Trà và Thanh Trà. Họ tuy có cùng tên nhưng mỗi người lại một số phận khác nhau, mỗi người lại có một lựa chọn về công việc và cuộc sống. bộ phim cũng góp phần tái hiện một phần của Sài Gòn ở thế kỷ 20 một cách chân thực, sinh động. Như vậy, dựa vào tiêu đề phim, khán giả có thể thấy được không gian xoay quanh trong bộ phim là vùng đất Sài Thành. Từ đó, khán giả cũng có thể xem xét việc mình có muốn xem bộ phim nói về vùng đất và con người nơi Sài Gòn này không.

Bộ phim “Phố trong làng” kể về cuộc sống của người dân ở xã Tân Xuân. Đây vốn dĩ là một làng quê nhưng đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự phát triển, hiện đại hoá. Nhờ đất đai, làng quê trở nên có giá. Điều này dẫn đến nhiều người bỏ bê công việc, lao vào tệ nạn xã hội. Dựa vào tiêu đề phim, khán giả có thể thấy đây là một bộ phim về đề tài nông thôn, xoay quanh cuộc sống đang bị xáo trộn trong một ngôi làng. Từ đó, tiêu đề phim này cũng góp phần định hướng cho khán giả để xem bộ phim.

Ngoài ra, một số tiêu đề khác cũng có chứa yếu tố không gian, bối cảnh như:

“Chuyện tình biển xa”, “Matxcova mùa thay lá”, “Sài Gòn trong cơn mưa”, “Đất phương Nam”,…

Còn các tiêu đề phim truyện Việt Nam nói về sự vật, sự việc thường nói về sự việc tiêu biểu trong bộ phim, một vật được coi là biểu tượng của phim,... Đó cũng là những thứ gây ấn tượng cho khán giả và khiến khán giả khó quên.

51

Hình 2.37

Đây là một bộ phim tiêu biểu đã đạt được nhiều giải thưởng. Trong phim, hai nhân vật chính là Dần và Gù phải trốn chạy trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp đang đến hồi kết. Tài sản quý giá nhất của hai người là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông mà Gù làm quà cưới Dần. Đó cũng chính là chiếc áo quấn quanh người Gù khi được tìm thấy nằm trơ trọi dưới gốc cây đa đầu làng. Trong phim, những tình huống nói đến chiếc áo lụa Hà Đông hay nói về áo dài xuất hiện không ít. Cuối cùng, để tìm kiếm và bảo vệ chiếc áo lụa Hà Đông của vợ, của con gái trong một lần sơ tán, Gù đã chết. Có thể thấy, hình ảnh chiếc áo lụa Hà Đông đã trở thành hình ảnh đặc trưng trong bộ phim ghi dấu ấn trong lòng khán giả.

Ngoài ra, một số tiêu đề phim cũng đề cập đến sự vật, sự việc tiêu biểu trong bộ phim như: “Xích lô”, “Cổ vật”, “Blouse trắng”, “Hợp đồng hôn nhân”, “Tiếng sét trong mưa”, “Đồng tiền xương máu”,…

52

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, chúng tôi đã đưa ra các bảng biểu, sơ đồ để chỉ ra số lượng, tỉ lệ của mỗi kiểu loại cấu trúc tiêu đề phim truyện Việt Nam. Thông qua đặc điểm của mỗi loại cấu trúc, khóa luận đi vào phân tích một số tiêu đề phim, rút ra xu hướng đặt tiêu đề và lí giải nguyên nhân.

Với cấu trúc là từ, khóa luận đi xem xét và phân tích cấu trúc định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam theo ba loại từ: từ đơn, từ ghép và từ láy. Chúng tôi chỉ ra số lượng để so sánh tỉ lệ giữa ba loại từ này, đồng thời lấy ví dụ một vài tiêu đề phim truyện và phân tích tiêu đề ấy, lí giải hướng định danh tiêu đề.

Với cấu trúc là cụm từ, khóa luận phân tích một số một số tiêu đề phim theo cấu trúc của mỗi loại cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Chúng tôi chỉ rõ số lượng tiêu đề trong mỗi cấu trúc để so sánh tỉ lệ giữa ba loại cụm từ này, từ đó lí giải hướng định danh tiêu đề theo cấu trúc mỗi loại cụm từ.

Với cấu trúc là câu, khóa luận tập trung khẳng định các tiêu đề phim truyện Việt Nam đều được cấu tạo đầy đủ từ một cụm C-V và bao gồm hai kiểu câu theo mục đích khác nhau: câu trần thuật, câu nghi vấn. Từ đó cho thấy định danh theo cấu trúc câu là phức tạp và khó hơn, chứng minh tiêu đề phim truyện Việt Nam thường được đặt theo cấu trúc là từ và cụm từ.

Thông qua so sánh cả ba cấu trúc định danh: từ, cụm từ và câu, khóa luận cho thấy rằng, tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là cụm từ (ngữ) chiếm số lượng rất lớn, sau đó đến từ và cuối cùng là câu. Khóa luận cũng đã lí giải được nguyên nhân tiêu đề phim truyện thường được định danh theo cấu trúc cụm từ.

Trong chương này, khóa luận cũng đi vào tìm hiểu và phân tích ý nghĩa của việc định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam. Nó thu hút và tạo hứng thú cho khán giả; thể hiện sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim, từ đó định hướng nội dung phim cho khán giả. Khóa luận khẳng định tiêu đề phim cần phải hấp dẫn, hé mở được phần nào vấn đề, nội dung của bộ phim đó.

Điều này cho thấy, cấu trúc định danh của tiêu đề phim truyện Việt Nam là rất đa dạng và việc định danh cũng vô cùng quan trọng, mang lại nhiều ý nghĩa.

53

KẾT LUẬN

Khóa luận với đề tài “Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt Nam” được triển khai, nghiên cứu theo hướng kế thừa những thành tựu của Ngôn ngữ học về đặc điểm định danh, đặc điểm cấu trúc của cấp độ từ, ngữ và câu. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Ngôn ngữ gồm bốn cấp độ: cấp độ ngữ âm - âm vị, cấp độ hình vị, cấp độ từ vựng, cấp độ câu. Cấp độ từ vựng và cấp độ câu được quan tâm nhiều hơn trong định danh. Nhờ vào quá trình cấu tạo từ và các phương thức cấu tạo ta có được các loại từ khác nhau như: từ đơn, từ ghép, từ láy. Mỗi kiểu loại từ lại có cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Ngữ (cụm từ) là đơn vị cao hơn từ, có cấu tạo phức tập và mang ý nghĩa cụ thể hơn. Tiếng Việt có ba loại cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ. Mỗi loại cụm từ cũng có đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa riêng. Câu là cấp độ lớn nhất và bao hàm nội dung thông tin cụ thể hơn.

Điện ảnh Việt Nam nói chung và thể loại phim truyện Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu. Có thể thấy, phim truyện Việt Nam ngày càng đến gần hơn và tạo được sức hút đối với khán giả. Vai trò của tiêu đề phim cũng như tầm quan trọng của việc định danh tiêu đề phim trong việc thu hút khán giả là rất đáng được quan tâm.

2. Khóa luận đã đưa ra 477 tiêu đề phim truyện Việt Nam. Số lượng tiêu đề này được phân chia không đồng đều ở các kiểu cấu trúc định danh. Có một số kiểu cấu trúc không làm nổi bật được tiêu đề, không thể hiện được vấn đề, đối tượng hay nội dung của bộ phim. Nó khẳng định hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt luôn phong phú, đa dạng và phát triển không ngừng. Định danh theo các cơ chế khác nhau cũng cho thấy lối tư duy và nhận thức của con người.

3. Cấu trúc định danh các tiêu đề tiêu phim truyện Việt Nam gồm ba kiểu: từ, cụm từ và câu. Số lượng tiêu đề phim truyện Việt Nam là từ, là cụm từ và là câu có sự chênh lệch lớn. Trong đó, số lượng tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu tạo là cụm từ lớn nhất với 398 tiêu đề, chiếm 83.44%; còn tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu tạo là từ và câu có số lượng gần như ngang bằng nhau với 40 tiêu đề là từ chiếm 8.38%, 39 tiêu đề là câu chiếm 8.18%. Người Việt Nam thường có xu hướng đặt tiêu đề cho phim

54

truyện Việt Nam theo cấu trúc là cụm từ, trong đó chiếm số lượng lớn là cụm danh từ. Cấu trúc này mang đến hiệu quả hơn cho người xem khi tiếp cận phim.

Trong cấu trúc từ, số lượng tiêu đề là từ ghép (30 tiêu đề) chiếm phần lớn trong tổng số 40 tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là từ, gấp nhiều lần so với tiêu đề phim là từ đơn (9 tiêu đề) và từ láy (1 tiêu đề). Trong cấu trúc cụm từ, số tiêu đề là cụm danh từ chiếm phần lớn trong tổng số tiêu đề phim truyện Việt Nam là cụm từ (326 tiêu đề), gấp nhiều lần so với tiêu đề phim là cụm động từ (66 tiêu đề) và cụm tính từ (6 tiêu đề). Xu hướng đặt tiêu đề phim của người Việt là sử dụng các từ ghép và cụm danh từ. Trong cấu trúc câu, 39 tiêu đề phim truyện Việt Nam được xem xét dựa trên mục đích, ta có mục đích để kể (câu trần thuật), hỏi (câu nghi vấn).

4. Định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam mang một số ý nghĩa như: thu hút và tạo hứng thú cho khán giả, thể hiện sự tương quan giữa tiêu đề và nội dung phim, định hướng nội dung phim cho khán giả. Tiêu đề phải thực sự thu hút, hấp dẫn, hé mở được phần nào vấn đề, nội dung của bộ phim đó, đáp ứng được nhu cầu của khán giả mới có thể đưa phim truyện đến gần hơn với đời sống tinh thần người Việt.

5. Khóa luận này của chúng tôi vẫn còn tồn tại một số hạn chế như mới thống kê và phân loại được một số lượng tiêu đề phim nhất định, chưa bao quát được hết toàn bộ tiêu đề phim truyện Việt Nam. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ một khóa luận, chúng tôi chưa thể đi vào những khía cạnh khác của vấn đề định danh.

6. Khóa luận giúp mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm từ vựng và cú pháp, về vấn đề định danh và vấn đề nghiên cứu về tiêu đề phim truyện Việt Nam, góp phần phát triển lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học. Việc nhận biết xu hướng cấu trúc định danh và ý nghĩa định danh của tiêu đề phim truyện Việt Nam cũng gợi mở hướng định danh tiêu đề phim sau này. Nó giúp các nhà làm phim lưu ý hơn trong việc đặt tiêu đề cho những bộ phim truyện sau này, để có những tiêu đề phim truyện chất lượng, thu hút được đông đảo khán giả đến với phim truyện Việt Nam.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1998, 1999), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2005), Cơ sở ngôn ngữ học và

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 55 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)