Tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là một câu chủ vị

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 42 - 47)

7. Đề cƣơng khóa luận

2.1.3. Tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là một câu chủ vị

Trong tổng số 477 tiêu đề phim truyện Việt Nam được khảo sát, chúng tôi thấy có 39 tiêu đề có cấu trúc là câu. Đó là các tiêu đề như: “Ngày ấy mình đã yêu”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Giọt nước rơi”, “Em chưa 18”, “Em là bà nội của anh”, “Tía tui là cao thủ”, “Xin chào người lạ ơi”, “Em là của em”, “Tôi là não cá vàng”, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, “Cà chớn, anh đừng đi”, “Vu quy đại náo”, “Mặt trời, con ở đâu”, “Cha cõng con”,… Đây là một con số không phải lớn trong tổng số tiêu đề khảo sát. Số lượng tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là câu chỉ chiếm tỉ lệ bằng khoảng 1/12 trong tổng số 477 tiêu đề khảo sát nhưng nó cho thấy người Việt vẫn định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam theo cấu trúc là câu.

Ví dụ: (14) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Cha cõng con”.

(15) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Ngày ấy mình đã yêu”.

34

“Cha cõng con” là một bộ phim nổi tiếng đã đạt được nhiều giải thưởng ở hạng mục phim truyện điện ảnh. Có thể thấy, tiêu đề “Cha cõng con” là một câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ trong câu này là “Cha” còn vị ngữ trong câu là một cụm động từ “cõng con” được thể hiện như sau:

Cha / cõng con

Chủ ngữ Vị ngữ

Tiêu đề “Ngày ấy mình đã yêu” cũng là một câu có đủ kết cấu C-V. Chủ ngữ trong câu là “mình” còn vị ngữ là “đã yêu”. Ngoài hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, câu còn có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian “Ngày ấy” được thể hiện như sau:

Ngày ấy mình / đã yêu

Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

Xét theo cấu tạo, 39 tiêu đề phim truyện Việt Nam được khảo sát đều có đầy đủ kết cấu C-V. Ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, câu có thể có thành phần phụ như trạng ngữ.

Xét về mục đích của câu, người ta có thể dùng câu để bộc lộ những mục đích khác nhau. Trong 39 tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là câu thể hiện đa dạng các mục đích như kể, tả, giới thiệu (câu trần thuật), hỏi (câu nghi vấn) và không có tiêu đề nào là câu cảm thán hay câu cầu khiến.

Ví dụ: (16) Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Tía tui là cao thủ”.

(17)Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Vợ ơi… em ở đâu?”.

35

Ta thấy, tiêu đề phim truyện “Tía tui là cao thủ” là một câu trần thuật thông qua từ “là”. Đây là một câu trần thuật nhằm mục đích để giới thiệu. Tiêu đề giới thiệu nhân vật người bố hay còn gọi là tía là một cao thủ.

Còn tiêu đề phim truyện “Vợ ơi… em ở đâu?” là một câu nghi vấn với dấu hiệu là từ nghi vấn “đâu” và dấu hỏi chấm cuối câu.

Ngoài ra, khóa luận cũng thu thập được một số tiêu đề phim truyện khác là câu kể hoặc câu hỏi như: “Em là của em”, “Heo may về qua phố”, “Dòng sông vẫn trôi”, “Anh có phải là đàn ông không?”,…

Qua phân tích các tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu trúc là câu, ta thấy rằng câu trúc này không phổ biến nhưng vẫn được sử dụng khi định danh tiêu đề. Đây là cách đặt tiêu đề mới mẻ, độc đáo và là xu hướng mới hiện nay. Nguyên nhân của việc định danh tiêu đề phim truyện Việt Nam theo cấu trúc là câu được sử dụng vì xét về hình thức, câu là cấp độ ngôn ngữ cao nhất trong bốn cấp độ ngôn ngữ nên nó có khả năng thể hiện được một cách rõ ràng và bao quát nhất về nội dung của bộ phim. Thông thường khi định danh, người ta thường dùng từ hay cụm từ (đặc biệt là cụm danh từ) để định danh vì xuất phát từ ý nghĩa của cụm danh từ là biểu thị sự vật, hiện tượng. Việc định danh bằng một câu đủ thành phần chủ vị thậm chí có cả thành phần phụ trạng ngữ (Ngày ấy mình đã yêu) hoặc thành phần biệt lập như hô ngữ (Taxi, em tên gì; Mẹ ơi, bố ở đâu; Sài gòn, anh yêu em; Cà chớn, anh đừng đi,…) là một cách đặt tên rất độc đáo. Bên cạnh đó, câu có nhiều loại để biểu thị nhiều mục đích khác nhau nên người đặt có thể chọn lựa, sử dụng loại câu để định danh tiêu đề phim truyện theo mục đích phù hợp. Nhiều hình thức câu làm nên nét riêng biệt và sự độc đáo cho bộ phim.

Trong nền điện ảnh Việt Nam, nhiều bộ phim được chuyển thể từ truyện, tiểu thuyết nổi tiếng của các tác giả nổi tiếng, tiêu biểu là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông có nhiều truyện được chuyển thể thành phim và những bộ phim này đều đạt được những thành công. Như vậy có thể thấy, không chỉ do các nhà làm phim đặt tiêu đề cho phim theo cấu trúc là từ, cụm từ và câu mà tiêu đề phim truyện Việt Nam còn có thể là tên của chính tác phẩm được chuyển thể. Cũng giống như tiêu đề phim truyện, tên tác phẩm thường được các tác giả lựa chọn, suy nghĩ kĩ để đặt, để nó có thể mang những ý nghĩa, truyền tải được phần nào vấn đề, nội dung của tác phẩm đó. Do đó, việc chuyển thể từ tác phẩm sang phim truyện vẫn giữ nguyên được cốt truyện, nội dung nên việc

36

đặt tiêu đề là tên tác phẩm vẫn phù hợp. Đa số những bộ phim được chuyển thể từ những tác phẩm đều được đặt tên theo tên của chính tác phẩm ấy, ít có những phim thay đổi tiêu đề.

Ví dụ (18): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Hình 2.18

Tiêu đề phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng chính là tên của truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là một bộ phim nổi tiếng với nhiều giải thưởng ở hạng mục phim truyện điện ảnh.

Ví dụ (19): Phim truyện Việt Nam có tiêu đề “Cô gái đến từ hôm qua”.

Hình 2. 19

Tiêu đề phim “Cô gái đến từ hôm qua” cũng chính là tên của tác phẩm truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây cũng là bộ phim tiêu biểu đã dành được nhiều giải thưởng ở hạng mục phim truyện điện ảnh.

Ngoài ra còn có một số tiêu đề phim truyện Việt Nam khác cũng được lấy từ chính tên của tác phẩm được chuyển thể như: “Thời xa vắng” - chuyển thể từ tiểu

37

thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu, “Cánh đồng bất tận” - chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, “Mắt biếc” - chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, “Số đỏ” - chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vũ Trọng Phụng,…

Qua khảo sát và phân tích tổng số 477 tiêu đề phim truyện Việt Nam, chúng tôi thấy rằng tiêu đề phim truyện Việt Nam được cấu tạo rất đa dạng và phong phú từ cấu trúc là từ, cụm từ đến câu. Có thể tổng hợp lại theo bảng dưới đây:

Bảng 2.3. So sánh cấu trúc tiêu đề phim truyện Việt Nam

STT Cấu trúc Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Từ 40 8.38

2 Cụm từ 398 83.44

3 Câu 39 8.18

Tổng 477 100

Qua bảng trên, ta thấy rằng số lượng tiêu đề phim truyện Việt Nam là từ, là cụm từ và là câu có sự khác biệt rõ rệt. Trong đó, số lượng tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu tạo là cụm từ lớn nhất với 398 tiêu đề, chiếm 83.44%; còn tiêu đề phim truyện Việt Nam có cấu tạo là từ và câu có số lượng gần như ngang bằng nhau với 40 tiêu đề là từ chiếm 8.38%, 39 tiêu đề là câu chiếm 8.18%. Có thể theo dõi biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3. So sánh tỉ lệ cấu trúc tiêu đề phim truyện Việt Nam

Từ Cụm từ Câu

38

Như vậy ta thấy rằng, người Việt Nam thường có xu hướng đặt tiêu đề cho phim truyện Việt Nam theo cấu trúc là cụm từ. Điều này là phù hợp và đạt được hiệu quả cao. Do cấu trúc cụm từ bao chứa được đầy đủ thông tin về đối tượng, vấn đề trong nội dung của bộ phim, phần nào khái quát và hé mở được nội dung của phim, khái quát được hàm ý mà biên kịch hoặc các nhà làm phim mong muốn hướng đến người xem. Bên cạnh đó, hình thức của cụm từ vừa phải, khá ngắn gọn nên người xem có thể ghi nhớ được tên phim một cách dễ dàng để thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm phim. Cụm từ không bị gò bó đầy đủ về kết cấu như câu nên người đặt đỡ gặp phải khó khăn hơn trong khi định danh tiêu đề phim truyện. Như vậy, đặt tiêu đề phim theo cấu trúc là cụm từ là hoàn toàn phù hợp. Nó không chỉ cho thấy sự đa dạng về các loại cụm từ, sự phong phú về ngôn ngữ dân tộc mà còn cho thấy sự nhạy bén, thông minh của các nhà làm phim.

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh của tiêu đề phim truyện Việt (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)