Hộ gia đình dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 38 - 41)

- Dân tộc thiểu số

Trên thế giới hiện nay, khái niệm “Dân tộc thiểu số” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện, lịch sử, chính trị xã hội cụ thể của mỗi nước Theo tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc hay tộc người, tôn giáo và ngôn ngữ, của Hội Đồng Liên Hợp Quốc (1992): “Dân tộc thiểu số được xác định dùng để chỉ một nhóm người cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân; duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của mình; đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ mặc dù có số lượng ít hơn ở nước này; có mối quan tâm đến bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ” Với quan niệm này, Liên Hợp quốc cho rằng, DTTS là chỉ cộng đồng người có cùng đặc điểm về văn hóa, ngôn ngữ… và có mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống, nhưng đồng thời phải có dân số ít hơn

Tuy nhiên ở khu vực Châu Âu, DTTS dùng để chỉ một nhóm người đến từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu và có quốc tịch của khối Âu Châu (Công ước của Liên Hiệp Âu Châu) Như vậy đối với Châu Âu, DTTS quan niệm khác với Liên Hợp quốc, họ cho rằng những người nhập cư trong khối Châu Âu mới là người DTTS

Có thể thấy quan niệm về DTTS đến nay vẫn còn có nhiều cách hiểu, xác định khác nhau Tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, vùng, lãnh thổ Đối với Việt Nam ngay khi nước nhà độc lập, các nhà khoa học đã quan tâm, nghiên cứu về các dân tộc và sử dụng khái niệm DTTS của Liên Hợp quốc để vận dụng vào tình hình điều kiện, hoàn cảnh của nước ta Để phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc, khái niệm DTTS là chỉ những dân tộc, tộc người có dân số ít hơn dân tộc Kinh: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia” (Nghị định 05/2011) Ngoài ra để xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển các dân tộc rất ít người, trong Nghị định 05 đưa ra khái niệm về “dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10 000 người và “DTTS có khó khăn đặc biệt” là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đáp ứng các tiêu chí về nghèo và điệu kiện sống

Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, từ năm 1979 Tổng cục Thống kê đã tiến hành tổng điều tra dân số và ban hành danh mục dân số các dân tộc ở nước ta Theo đó, nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm đa số có dân số chiếm trên 80%, các dân tộc còn lại có dân số ít, gọi là các DTTS

- Vùng dân tộc thiểu số

Khái niệm vùng DTTS hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau và chưa có định nghĩa rõ ràng Theo nghĩa chung nhất, vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh (Từ điển tiếng Việt 1994) Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 05 về Công tác dân tộc, trong đó có định nghĩa vùng DTTS là: “Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam”

Cho đến nay các nghiên cứu vẫn sử dụng khái niệm vùng DTTS này của Chính phủ Tuy nhiên, khái niệm này còn khá chung chung và chưa rõ, nhất là nội hàm: “có

đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng” dẫn đến rất khó để chỉ ra đâu là vùng DTTS

Việc xác định rõ địa bàn vùng DTTS có vai trò hết sức quan trọng để xây dựng và triển khai nhiều chính sách dân tộc Vì vậy Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ ban hành tiêu chí để phân định vùng DTTS theo trình độ phát triển Trên cơ sở tiêu chí được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định để phân định vùng DTTS theo trình độ phát triển Theo đó vùng DTTS được xác định gồm 458 huyện của 51 tỉnh là địa bàn sinh sống của khoảng 95% người DTTS

Như vậy có thể xác định địa bàn gồm 458 huyện của 51 tỉnh là vùng DTTS ở

nước ta Đây là cơ sở, đối tượng để xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chính sách dân tộc, trong đó có CT135

- Hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Hộ gia đình là tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, điều chỉnh, bổ sung năm 2005: “Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định”

Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và tài sản riêng của các thành viên nhưng được thoả thuận gộp vào khối tài sản chung Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ

Với quan niệm như trên, để phục vụ cho việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Ủy ban Dân tộc, với chức năng là cơ quan tham mưu cho Chính phủ quản lý nhà nước về công tác dân tộc đã ban hành văn bản, xác định hộ DTTS: “Hộ dân tộc thiểu số là hộ có ít nhất vợ, hoặc chồng là người DTTS” (Thông tư 02/2017/TT-UBDT)

Với quan niệm như trên, thì hộ gia đình người DTTS không nhất thiết cả vợ và chồng là người DTTS, mà có thể chồng, hoặc vợ là người dân tộc Kinh, cũng được xác

định là hộ DTTS Đây là cơ sở để thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w