Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 46 - 51)

- Nghiên cứu về giảm nghèo và chính sách giảm nghèo

Ở Việt Nam, giảm nghèo là Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Vì vậy thời gian qua đã có một số các nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, nhận thức về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến người nghèo Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa cung cấp cơ sở phục vụ cho các Chính phủ xây dựng chính sách giảm nghèo

Nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện xóa đói, giảm nghèo, từ năm 1995, WB đã có nghiên cứu đánh giá cơ bản về tình trạng nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo và có một số khuyến nghị CSGN đối với Việt Nam WB cho rằng, CSGN ở Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề về đất đai, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và khuyến nông, khuyến lâm Đây là những vấn đề cơ bản của người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn và miền núi của Việt Nam Cùng quan điểm với WB, UNDP (1995) cho rằng, chính sách XĐGN như đất đai, tín dụng ưu đãi, xây dựng CSHT có vai trò ảnh hưởng tích cực đến người nghèo ở Việt Nam

Có thể trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi đất nước mới bước vào thời kì đổi mới, hạ tầng kinh tế, xã hội còn thấp kém, lạc hậu, các nghiên cứu trước năm 2000 đã khuyến nghị CSGN ở Việt Nam cần tập trung hỗ trợ cộng đồng như đất đai, vốn và CSHT Tuấn Phong và cộng sự (1997 đã khuyến nghị: “Các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề đất đai, CSHT và tín dụng ưu đãi cho người nghèo” Có thể nói các nghiên cứu trong giai đoạn này, có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để năm 1998 Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và Chương trình phát triển KT-XH ở các xã ĐBKK vùng DTTS bắt đầu thực hiện từ năm 1999

chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của việt nam đến năm 2015” của Nguyễn Thị Hoa (2009) là công trình nghiên cứu công phu, hệ thống khá toàn diện cơ sở lý luận về

giảm nghèo ở trong nước và quốc tế; hệ thống được quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo, trên cơ sở đó kiến nghị khung giám sát, tiêu chí đánh giá chính sách giảm nghèo dựa trên lý thuyết quản lý hiệu quả Tác giả cho rằng, để giải quyết vấn đề đói nghèo ở Việt Nam thì cần phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh, toàn diện ảnh hưởng đến đời sống của hộ nghèo, tức là chính sách phải toàn diện đến mọi mặt của đời sống Kiến nghị này của tác giả khá gần và tiếp cận với các giải pháp giảm nghèo đa chiều trên thế giới

Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2010): “Giảm nghèo ở Việt Nam” Tác giả đã tập chung nghiên cứu và và đánh giá, dự báo một số kết quả đạt được, hạn chế trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 Tác giả khuyến nghị rằng, giảm nghèo cần phải lồng ghép và gắn với các chương trình, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội; coi giảm nghèo là một nhiệm vụ trong các mục tiêu phát triển bền vững Nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của Chính phủ trong việc chủ trì và điều phối các hoạt động về giảm nghèo Chính sách giảm nghèo cần phải ưu tiên về phát triển nông nghiệp, nông thôn

Là một nhà hoạt động chính trị và quan tâm nghiên cứu về đói nghèo ở Việt

Nam, tác giả Bùi Sỹ Lợi (2011), trong bài viết: “Giải pháp giảm nghèo bền vững ở

Việt Nam” đã đánh giá tổng quan những kết quả đạt được, hạn chế của chương trình quốc gia giảm nghèo Tác giả chỉ rõ chương trình giảm nghèo của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ nghèo giảm bình quân từ 3-4%, giảm chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn và tăng thu nhập bình quân đầu người Tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp quan trọng, là chính sách phải toàn diện, đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho địa phương trong quản lý và thực hiện chính sách

Về nghiên cứu giảm nghèo theo vùng ở Việt Nam, công trình nghiên cứu của

Nguyễn Thị Nhung (2012): “Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển KT-XH ở

các tỉnh Tây Bắc Việt Nam” đã tiếp tục làm rõ thêm cơ sở lý luận, mối quan hệ của xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế-xã hội Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt, đặc thù trong việc xây dựng và triển khai chích sách theo vùng Chính sách cần phải được thiết kế cho phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế của từng vùng Kết quả nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các nhà quản lý, đổi mới phương thức xây dựng chính sách cho phù hợp

bài viết “Tiếp tục thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn” đã khái quát được những khó khăn, thách thức về công cuộc giảm nghèo ở

vùng đặc biệt khó khăn, miền núi ở nước ta Tác giả đánh giá cao những nỗ lực, hành động của Chính phủ trong thời gian qua đã có những chính sách đặc thù, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo phù hợp đối với vùng DTTS Vì vậy, tuy có nhiều khó khăn, nhưng vùng DTTS&MN có tỷ lệ nghèo giảm mạnh hơn bình quân chung của cả nước, đời sống của người DTTS được cải thiện nhiều về mọi mặt

Nghiên cứu cơ sở lý luận đề xuất các giải pháp giảm nghèo phù hợp với đặc thù từng vùng, miền nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Gần đây Nguyễn Thị Hảo (2017), đã thực hiện luận án tiến sĩ về: “Hoàn Thiện các chính sách giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh” Trong luận án, tác giả đã hệ thống bài học kinh nghiệm về giảm nghèo cả thành công và chưa thành công ở trong nước và một số quốc gia trên

thế giới và kiến nghị áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh Tác giả lựa chọn 6 chính sách để tiến hành nghiên cứu điểm, trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, sự phù hợp của các chính sách đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất, kiến nghị chính sách giảm nghèo trong thời gian tới Về giải pháp cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng việc triển khai thực thi chính sách giảm nghèo cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của người nghèo

Bên cạnh các nghiên cứu về cơ sở lý luận, thời gian qua đã có một số tác giả nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo và chính sách giảm nghèo Đề cao vai trò, ảnh hưởng của cộng đồng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình, nghiên cứu của WB (2012) cho rằng: “cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia, tiếp cận của người nghèo với nền kinh tế thị trường Người dân sống gần cơ sở hạ tầng tốt có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa”

Không chỉ có yếu tố về cộng đồng, các đặc điểm của hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng của người nghèo Patricia Justino (2003) và cộng sự khi nghiên cứu về tình trạng nghèo ở Việt Nam nhận thấy, hộ càng đông nhân khẩu thì khả năng thoát nghèo càng giảm, các gia đình có nhiều trẻ em và người già sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Kết quả này cũng phù hợp với Báo cáo Việt Nam (2004) của WB: “những gia đình có số nhân khẩu càng nhiều thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm xuống”

dụng giúp cho hộ nghèo có thêm nguồn lực và trợ cấp giáo dục, y tế góp phần giảm chi phí, từ đó hộ nghèo có thêm cơ hội để thoát nghèo hơn Ngoài ra các cú sốc về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của hộ nghèo ở vùng DTTS tại Việt Nam (WB, 2012)

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận, chỉ ra nguyên nhân nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giảm nghèo Kết quả nghiên cứu có vai trò khá quan trọng để Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành nhiều CSGN Khi CSGN được thực hiện thì vấn đề đặt ra là cần phải biết được mức độ hiệu quả của các chính sách đó đến đâu, tồn tại, hạn chế là gì để các cơ quan quản lý có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp Vì vậy đã có một số nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ nghèo và cộng đồng

- Nghiên cứu về đánh giá chính sách

Góp phần làm rõ phương pháp luận, quy trình, đánh giá chính sách, theo Đỗ Phú Hải (2014), đánh giá chính sách công, chính sách giảm nghèo có 3 loại: (1) Đánh giá tác động chính sách, (2) Đánh giá thực hiện chính sách, (3) Đánh giá quản lý thực hiện chính sách Mục đích của đánh giá chính sách là kiểm định xem mục tiêu ban đầu đề ra có thực hiện được hay không và câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra, nếu như chính sách không thực hiện? Nhà nước bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng, thì chính sách thu được gì, tác động gì đến xã hội, đến hộ gia đình Kết quả nghiên cứu của tác giả đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về đánh giá định lượng chính CSGN trong bối cảnh của Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá về chính sách giảm nghèo cụ thể, Tùng và cộng sự (2014)

đã thực hiện nghiên cứu “đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo của thành phố

Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2013” Do không có số liệu điều tra đầu kỳ (số liệu gốc), nên tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy không liên tục (PSM) để đánh giá Kết

quả đánh giá cho thấy, các chính sách về tín dụng vi mô, nguồn vốn ưu đãi, đã có vai trò quan trọng giúp cải thiện sinh kế, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống Tuy nhiên chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm triển khai chưa có hiệu quả vì còn khá thấp hộ nghèo tiếp cận được chương trình này, nên tác động của chính sách đến cải thiện đời sống của hộ nghèo cũng chưa rõ ràng Đối với chính sách giáo dục có tác động rõ nét hơn, đã hỗ trợ một khoản chi phí đáng kể cho hộ nghèo

Trong công trình nghiên cứu của Phan Thị Nữ (2012) “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” tác giả đã sử dụng phương pháp khác

biệt trong khác biệt (DID) và mô hình hồi quy OLS để phân tích dữ liệu Kết quả đánh giá cho thấy, tín dụng làm tăng chi tiêu nhưng không cải thiện nhiều đến thu nhập nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững Tuy nhiên, giáo dục và đa dạng hóa việc làm lại có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo hơn

Để xem xét tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ nghèo nông thôn vùng DTTS và miền núi, trên cơ sở dữ liệu điều tra đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2011) của CT135, Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2012) đã xây dựng mô hình đánh giá tác động của CT135 Tác giả đã lựa chọn biến tăng năng suất nông nghiệp làm biến kết quả Kết quả cho thấy: “Người dân hưởng lợi nhiều hơn từ tác động tích cực trong thu nhập từ nông nghiệp; kết quả đặc biệt quan trọng là tình trạng nghèo của nhóm các dân tộc thiểu số trong nhóm hưởng lợi giảm đáng kể so với nhóm đối chứng do tác động của Chương trình Cụ thể, đối với nhóm dân tộc thiểu số, CT135- II đã giúp cho năng suất lúa tăng thêm khoảng 10%, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng thêm 17%, tổng thu nhập của hộ gia đình tăng thêm 11%, thu nhập bình quân đầu người tăng thêm khoảng 16% dẫn đến tỷ lệ nghèo của các hộ gia đình thuộc nhóm này giảm 10% Chương trình cũng giúp cho nhóm các dân tộc thiểu số trong các xã đối chứng được hưởng lợi từ việc giảm thời gian đi lại đến các cơ sở y tế (khoảng 12%)”

Như vậy, CT135 đã có tác động tích cực đến tăng năng suất nông nghiệp của nhóm hưởng lợi, do đó góp phần làm tăng thêm thu nhập cho hộ nghèo DTTS Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tăng thu nhập của nhóm Kinh-Hoa cao hơn nhóm DTTS khác và tỷ lệ nhập học đúng tuổi nhóm DTTS chậm hơn nhóm Kinh-Hoa Đây là một phát hiện mới của nhóm tác giả có ý nghĩa quan trọng để các cơ quan quản lý cần phải xem xét lại các chính sách có mục tiêu hướng đến đối tượng là người DTTS

Một nghiên cứu khác cũng về đánh giá tác động CT135, nhưng ở phạm vi trên địa bàn của 1 tỉnh Nhóm nghiên cứu Nguyễn Kim Phượng, Phạm Tấn Hòa (2015) đã điều tra mẫu 360 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Long An (trong đó 50% số hộ hưởng lợi từ chương trình 135; 50% hộ không hưởng lợi) Với dữ liệu thu được, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu chéo để ước lượng và đi đến kết luận: CT135 có tác động tích cực đến việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình Ngoài ra, các yếu tố về: Trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, khoảng cách đến cửa khẩu gần nhất, diện tích đất sản xuất bình quân, tỷ lệ lao động trong hộ, nhận hỗ trợ từ chương trình, giới tính của chủ hộ và hộ có thành viên tham gia tổ chức chính trị xã hội cũng có ảnh hưởng đến biến thu nhập Nghiên cứu của tác giả góp phần khảng định CT135 có tác động tích

cực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên phạm vi về địa bàn, số liệu còn hạn hẹp về thời gian, nên kết quả nghiên cứu còn có thể có nhiều sai lệch

Trong nghiên cứu của Phùng Minh Đức (2020), tác giả sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng để đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đến năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình sử dụng là phù hợp, đủ tin cậy để đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đến năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam

Đánh giá tác động của chính sách khá phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp đánh giá chính sách này còn chưa phổ biến, kết quả

còn nhiều hạn chế Tùng và cộng sự (2012) nhận định rằng, “các nghiên cứu về chính

sách XĐGN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện chính sách hơn là đánh giá tác động của chúng Điều quan trọng, các nghiên cứu này có

đánh giá thì cũng không theo một khung đánh giá chính sách nào” Có thể nghiên cứu đánh giá tác động chính sách công ở Việt Nam chưa được thực hiện nhiều, một phần là do cơ sở dữ liệu chưa phù hợp để thực hiện các mô hình đánh giá Mặt khác đánh giá chính sách nói chung chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý Theo tác giả Nguyễn Đăng Thành (2012), ở nước ta nhận thức về đánh giá chính sách còn hạn chế, chưa đúng mức, các cơ quan, tổ chức thực hiện không quan tâm nhiều đến đánh giá chính sách, không thực hiện thường xuyên; khi xây dựng chính sách, không đưa ra các tiêu chí để đánh giá một cách khoa học, bài bản

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w