Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 51 - 53)

Có thể thấy chủ đề về nghèo và chính sách giảm nghèo đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm một cách rộng rãi Các nghiên cứu đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các giải pháp chính sách cơ bản vẫn dựa trên khung sinh kế do DFID đề xuất Kết quả từ một số nghiên cứu cũng đã cho thấy CT135 có tác động tích cực lên thu nhập và giảm nghèo của người dân vùng DTTS Tuy nhiên,

một vấn đề cũng khá quan trọng là yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chính sách cũng chưa được làm rõ trong các nghiên cứu về đói nghèo ở Việt Nam Trong

thực tế, có thể hạn chế về khả năng tài chính, về trình độ học vấn là một rào cản đáng kể đối với người nghèo vùng DTTS trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cũng như hấp thụ các cơ hội từ hỗ trợ của CSGN ở Việt Nam hiện nay Vì vậy, nếu có thể làm rõ được vai trò của những yếu tố này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cũng như các cơ quan hữu quan trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

ở Việt Nam Ngoài ra, tác động của CT135 đến một số chỉ tiêu nghèo đa chiều khác (bên cạnh chỉ tiêu thu nhập), chẳng hạn như khả năng tiếp cận giáo dục và y tế chưa được quan tâm nghiên cứu trong các tài liệu nghiên cứu hiện này về chủ đề này

Về phương pháp nghiên cứu, do đặc thù số liệu, phần lớn các nghiên cứu đánh giá tác động chính sách ở nước ta sử dụng các mô hình kinh tế lượng với số liệu chéo Một trong những hạn chế của mô này là vấn đề nội sinh có thể có thể xảy ra ra do thiếu biến quan trọng Khi đó các ước lượng thu được sẽ là các ước lượng chệch, và thậm chí không vững, do đó kết quả ước lượng có thể còn nhiều sai số Đối với số liệu mảng, Phùng Đức Tùng và cộng sự (2012) đã sử dụng phương pháp khác biệt kép (DID), đây là phương pháp có nhiều ưu điểm làm rõ sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm chính sách và nhóm đối chứng Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận, hạn chế của phương pháp này là các hệ số ước lượng có độ chính xác không cao

Trong trường hợp này, việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng với số liệu mảng được xem như một giải pháp thay thế bởi sự ưu việt của các mô hình số liệu mảng trong xử lý các vấn đề biến nội sinh, cũng như các ưu việt khác của dạng mô hình này trong các vấn đề như: thông tin hai chiều phong phú, tăng độ tin cậy của ước lượng,… Ngoài ra, phương pháp hồi quy cho phép sử dụng các biến tương tác giữa biến chính sách với các biến nhân tố khác, chẳng hạn như trong LA sử dụng tương tác giữa CT135 với biến học vấn chủ hộ, do đó thích hợp để làm rõ yếu tố nào giúp các hộ dân hấp thụ chính sách tốt hơn - Đây là một ưu điểm quan trọng của phương pháp hồi quy so với các phương pháp khác

Như vậy, từ khoảng trống nghiên cứu, Luận án đặt mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo (Trường hợp CT135) đến chất lượng cuộc sống của hộ nghèo DTTS qua 3 chỉ tiêu: (1) thu nhập; (2) y tế và (3) giáo dục phổ thông Thêm vào đó, tác giả cũng đặt mục tiêu xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chính sách của các hộ gia đình Đây là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng cần được làm rõ, trong khi chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước ở Việt Nam

Luận án sẽ tiếp tục sử dụng bộ dữ liệu điều tra đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2011) của CT135 và xây dựng mô hình kinh tế lượng với số liệu mảng để thực hiện đánh giá Với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm phương pháp pháp luận về đánh giá tác động của chính sách và làm rõ thêm kết quả của CSGN và tác động của CSGN đến thu nhập và một số chiều cạnh về chất lượng cuộc sống của hộ nghèo ở vùng DTTS nước ta

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w