Trong mục này, mô hình logit số liệu mảng sẽ được sử dụng để đánh giá tác động của Chương trình 135 đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ vùng DTTS Trong đó, biến giả nhị phân Y(thathoc) với hai giá trị: bằng 1 nếu hộ có có trẻ trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi (độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở không được đi học) và bằng 0
trong trường hợp còn lại Đối với đồng bào thuộc các xã vùng sâu, vùng xa và vùng DTTS, tình trạng trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường vẫn là một trong những vấn đề nan giải của ngành giáo dục ở các địa phương đó Tình trạng này nếu được cải thiện có thể giúp thay đổi dân trí của người dân và gia tăng cơ hội việc làm trong tương lai Mô hình logit với số liệu mảng có dạng như sau:
= = 1| … = ⋯⋯
Trong đó, là biến phụ thuộc như đã đề cập; ,…, là các biến độc lập; là hệ số chặn, ,…, là hệ số của các biến độc lập tương ứng
Tuyến tính hóa mô hình ta được:
ln = + + +⋯ + + , với =
(MH3 3) Trong mô hình trên, là sai số ngẫu nhiên; kiểm soát các đặc
điểm của hộ không thay đổi theo thời gian và không quan sát được có thể có ảnh hưởng lên khả năng tiếp cận giáo dục của hộ trong thời kỳ nghiên cứu Hệ số của thể hiện tác động của biến lên giá trị của ln , trong đó giá trị của ln
càng lớn ngụ ý rằng tỷ số cũng càng lớn Trong mô hình, tỷ số cho biết
khả năng xảy ra sự kiện = 1 (hộ có trẻ trong độ tuổi không được đi học) bằng bao nhiêu lần so với trường hợp ngược lại Giá trị của odds nhỏ hơn 1 ngụ ý rằng xác suất để = 1 xảy ra nhỏ hơn so với xác xuất = 0 xảy ra, tức là khả năng tiếp cận giáo dục của hộ sẽ được cải thiện Khi ước lượng mô hình logit này với số liệu mảng, kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FE) với mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) tương tự như các mô hình số liệu mảng thông thường
- Các biến độc lập trong mô hình như sau:
CT135: Biến giả 0-1 nhằm xác định hộ có thuộc xã được áp dụng CT135 hay không, với hai giá trị: 0-Không; 1-Có CT135 là biến độc lập chính, được sử dụng trong mô hình để đánh giá tác động của Chương trình 135 lên chất lượng giáo dục vùng DTTS Hệ số ước lượng của CT135 được kỳ vọng có dấu âm, bởi các gói hỗ trợ về giáo dục trong khuôn khổ Chương trình 135 có thể giúp cải thiện chất lượng dạy học ở các trường tiểu học và phổ thông cơ sở, do đó thu hút con em đồng bào đến trường
Dtts: Biến giả 0-1, trong đó nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc diện DTTS, và bằng 0 trong trường hợp còn lại Biến dtts được sử dụng trong mô hình nhằm kiểm tra sự khác biệt trong mức đầu tư cho con em được đến trường so với các hộ dân tộc Kinh
Truonghoc: Tỉ lệ học sinh đang đi học hài lòng với chất lượng giáo dục tại trường đang theo học (đơn vị: %), được điều tra đối với các trường học thuộc địa bàn xã/thôn/bản của hộ đang sinh sống Biến truonghoc nhằm đánh giá tác động của chất lượng trường học bao gồm các tiêu chí: chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng cơ sở vật chất, số học sinh trên lớp, tình trạng học ghép lớp,… Sự cải thiện chất lượng trường học trong có thể là yếu tố quan trọng giúp thu hút các học sinh của các hộ gia đình cho con đến trường, do đó biến truonghoc được kỳ vọng có hệ số âm trong kết quả ước lượng
Ln_thunhap: Logarit tự nhiên của tổng thu nhập trong một năm, biến kiểm soát tác động của yếu tố thu nhập lên sự tham gia giáo dục phổ thông của con em đồng bào vùng DTTS Thông thường, các hộ có thu nhập cao hơn cũng thường quan tâm đến các hoạt động giáo dục đối với trẻ em, trong khi ở các hộ nghèo và thu nhập thấp thì các em nhỏ thường phải làm thêm việc nhà sau giờ học, thậm chí phải nghỉ học để đi làm các việc đơn giản kiếm thu nhập cho gia đình Do đó, hệ số của biến ln_thunhap được kỳ vọng có hệ số âm trong kết quả ước lượng
Hh_age: Tuổi của chủ hộ, được sử dụng trong mô hình nhằm đánh giá tác động của yếu tố nhân khẩu học lên sự tham gia giáo dục phổ thông của con em đồng bào vùng DTTS; hh_age2 là biến bình phương của hh_age
Hh_edu: Học vấn của chủ hộ, biến giả với nhiều phạm trù, trong đó nhận các giá trị sau: 1-Mù chữ ; 2-Biết đọc, biết viết đến trung học phổ thông; 3- Đã qua đào tạo nghề hoặc cao đẳng, đại học trở lên Học vấn của chủ hộ được kỳ vọng có ảnh hưởng đến quyết định cho con em theo học, do đó biến hh_edu được kỳ vọng có hệ số âm trong kết quả ước lượng
Hocphi: Biến giả 0-1, trong đó nhận giá trị 1 nếu hộ có trẻ trong độ tuổi đi học các cấp phổ thông được nhận hỗ trợ học phí, và bằng 0 nếu trong trường hợp còn lại Sự hỗ trợ về học phí cũng như các trợ giúp khác liên quan đến giáo dục có thể giúp giảm bớt chi phí theo học, do đó có thể làm giảm tỉ lệ thất học ở các địa phương
Nghephu: Hộ gia đình có nghề phụ, biến giả 0-1, trong đó nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có làm thêm các dịch vụ phi nông nghiệp bên cạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống Đối với các hộ làm dịch vụ phi nông nghiệp, nhu cầu về lao động
có thể sẽ là yếu tố làm tăng khả năng bỏ học của các thành viên trong độ tuổi đến trường
Bảng 3 7 Thống kê mô tả các biến số Biến số thathoc CT135 dtts truonghoc N 9,966 9,966 9,966 9,966 Mean 1076661 7124222 8620309 82 77944 Std Dev 3099737 4526559 3448848 17 54189 Min 0 0 0 0 Max 1 1 1 100 ln_thunhap 9,966 9 524197 12 19097 3 526361 744 13 6 hh_age hh_age2 hh_edu hocphi nghephu 9,966 9,966 9,966 9,966 9,966 42 49298 1954 258 1 560907 5972306 1341561 12 19097 1147 384 5833042 4904797 3408371 9 81 1 0 0 94 8836 3 1 1 Nguồn: Tính toán của NCS
Bảng thống kê mô tả trên cho thấy, các biến có độ phân tán tương đối cao, có sự khác biệt đáng kể Điều này kỳ vọng các biến được lựa chọn trong mô hình phù
- Kết quả ước lượng:
Kiểm định Hausman cho thấy mô hình FE là phù hợp để ước lượng (MH 3 3), ngoài ra mô hình có vấn đề phương sai sai số thay đổi (xem Phụ lục) Kết quả ước lượng mô hình (MH 3 3) theo mô hình FE, sau khi xử lý PSSS thay đổi được báo cáo trong Bảng 3 8 dưới đây:
Bảng 3 8 Kết quả ước lượng thathoc Hệ số P-value CT135 - 3967332 ** 0 011 dtts truonghoc ln_thunhap hh_age hh_age2 hh_edu 2 3 hocphi nghephu -11 85858 - 0067097** - 2684322*** 314722*** - 0040995** - 4337588* 0504681 - 5675505*** 5944629*** 0 985 0 044 0 001 0 000 0 000 0 087 0 943 0 000 0 001 Các ký hiệu *, ** và *** biểu thị các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, tương ứng
Nguồn: Tính toán của NCS
Kết quả ước lượng cho một số nhận xét sau:
(1) Hệ số biến CT135(-0,39) âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả này phù hợp với kỳ vọng và thực tiễn Như vậy ở những xã thực hiện chính sách, CT135 đã có tác động làm giảm tình trạng bỏ học của con, em đồng bào dân tộc
Có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng này, về thực tiễn, CT135 với các hợp phần về hỗ trợ cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường, lớp, hỗ trợ đồ dùng học tập; phát triển mạng lưới trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trong đó có hỗ trợ tiền ăn bán trú và các chi phí cá nhân, đã giúp cho con em đồng bào DTTS giảm bớt khó khăn, có điều kiện đến trường, giảm tình trạng bỏ học hơn
(2) Hệ số biến dtts(-0,11) âm, không có ý nghĩa thống kê Kết quả này cho thấy, chưa có bằng chứng về sự khác biệt giữa tình trạng bỏ học của con, em hộ người
DTTS và hộ người Kinh Về thực tiễn, kết quả này cũng khá phù hợp Vì số liệu điều tra được thực hiện trên địa bàn các xã vùng ĐBKK, các điều kiện về sản xuất, hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất, trường, lớp còn rất khó khăn Sinh sống ở vùng này người Kinh và Người DTTS tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục là như nhau Mặt khác, mẫu điều tra lựa chọn khá ít hộ có chủ hộ là người Kinh
(3) Hệ số biến truonghoc(-0,006) âm và có ý nghĩa ở mức 5% Kết quả này là phù hợp về thống kê và kỳ vọng Như vậy, chất lượng trường học đã có tác động làm giảm tình trạng bỏ học của con, em đồng bào các dân tộc Về thực tiễn, chất lượng dạy học, chất lượng trường lớp tốt sẽ thu hút hơn con em đến trường Tuy nhiên đối với vùng DTTS đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì chất lượng trong nhà trường dường như không có tác động lớn đến tâm lý của học sinh Thực tế thì do điều kiện kinh tế, môi trường sống của gia đình còn quá nhiều khó khăn, các em học sinh quan tâm đến nhu cầu cơ bản của đời sống hàng ngày như ăn, mặc, đi lại… hơn là chất lượng dạy và học
Phát hiện này có thể sẽ khác hơn vùng đô thị, thị trấn, thành phố Khi học sinh đã đầy đủ về điều kiện vật chất, hạ tầng dịch vụ thông tin rất tốt thì lại rất quan tâm đến chất lượng dạy học và cơ sở vật chất trong nhà trường Chính vì vậy, ở khu vực thành phố các trường có chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt thường có rất nhiều áp lực đông về số lượng học sinh
Kết quả này cũng gợi mở hàm ý chính sách khá quan trọng Cần phải cân nhắc, lựa chọn và có chính sách đầu tư hiệu quả, phù hợp, nhất là trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp, thì có nên đầu tư cơ sở hạ tầng trường, lớp trang thiết bị
máy móc khang trang ở vùng DTTS, vùng ĐBKK hay không? Hay là cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển đồng bộ về giáo dục để có thể đạt được kết quả tối ưu nhất
(4) Hệ số biến ln_thunhap(-0,268) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả này phù hợp về thống kê, kỳ vọng và thực tiễn Hệ số của biến ln_thunhap khá lớn, cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác động làm giảm tình trạng bỏ học Thực tiễn thì gia đình có thu nhập cao, có điều kiện hơn sẽ quan tâm đến tình trạng học hành của con, em
(5) Hệ số biến hh_age(0,31); hh_age2(-0,004) lần lượt dương, âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả này phù hợp về thống kê và thực tiễn Vì ở những chủ hộ
cao tuổi hơn, có thể điều kiện kinh tế gia đình đã ổn định nên họ sẽ quan tâm hơn đến tình trạng học hành của các con, tỷ lệ trẻ bỏ học sẽ giảm Ngược lại ở những hộ trẻ, mới tách hộ, thiếu lao động, kinh tế khó khăn, không có điều kiện, nên nguy cơ trẻ em bỏ học là rất cao
Như vậy, chính sách cần quan tâm hơn, hỗ trợ học sinh nghèo có có chủ hộ là người trẻ, mới tách hộ, kinh tế còn rất nhiều khó khăn
(6) Hệ số của biến học vấn của chủ hộ hh_edu2(-0,4) âm có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Kết quả này phù hợp về thống kê và thực tiễn Có sự khác biệt giữa tình trạng bỏ học của con, em chủ hộ có trình độ từ biết chữ đến học hết trung học phổ thông với chủ hộ mù chữ Những hộ có chủ hộ có học vấn cao, thì tình trạng bỏ học của con, em họ giảm Tuy nhiên, hệ số biến hh_edu3(0,05) dương, không có ý nghĩa về thống kê, cho thấy chưa đủ cơ sở để kết luận ở những hộ có chủ hộ học vấn cao từ trung cấp trở lên có ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của con, em mình Thực tế có thể mẫu điều tra có quá ít chủ hộ có trình độ như trên để phỏng vấn, vì vậy chưa đủ cơ sở để đánh giá
(7) Hệ số của biến hỗ trợ học phí hocphi(-0,56) âm có ý nghĩa 1% Kết quả này phù hợp về thống kê và kỳ vọng Như vậy có sự khác biệt khá lớn về tình trạng bỏ học giữa hai nhóm hộ được hỗ trợ học phí và không được hỗ trợ học phí Ở những hộ được hỗ trợ học phí, tình trạng bỏ học của con, em họ giảm mạnh (giá trị hệ số biến hocphi
khá lớn)
Về thực tiễn, các khoảng đóng góp trong trường học phổ thông công lập là không lớn, nhưng đối với những hộ nghèo ở vùng ĐBKK, nếu không được hỗ trợ thì đây vẫn là một gánh nặng, khiến cho họ phải yêu cầu con, em mình nghỉ học Về chính sách,
cần phải quan tâm hơn đến vấn này, thay vì quá đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại rất tốn kém, nhưng lại không được sử dụng
(8) Hệ số của biến có nghề phụ nghephu(0,59) dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Đây là một kết quả phù hợp với thực tế vùng DTTS Vì những hộ gia đình chủ hộ có nghề phụ thủ công truyền thống như: Buôn bán, rèn, đan lát… thường thiếu lao động để làm việc Vì vậy có thể họ yêu cầu con, em mình nghỉ học để phụ giúp gia đình
Về lâu dài cần phải thay đổi cách nghĩ này, vì những hộ gia đình có nghề phụ thường sẽ có thu nhập, khá giả hơn, thì phải quan tâm và tạo điều kiện để con, em đến trường, thay vì bỏ học sớm để phụ giúp gia đình Tuy nhiên, số hộ gia đình có nghề phụ, có thu nhập từ nghề phụ trong các gia đình DTTS là rất ít
Tóm tắt Chương 3
Trong Chương 3, Luận án đã xây dựng mô hình số liệu mảng để đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo (CT135) đến hộ gia đình người DTTS Cụ thể là đánh giá được tác động, ảnh hưởng của CT135 đến thu nhập, chi tiêu cho y tế và tình trạng không đến trường của học sinh DTTS
Kết quả mô hình đã minh chứng được CT135 đã có hiệu quả, các nội dung đầu tư đã có tác động, đóng góp tích cực đến tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo DTTS Tuy nhiên mức độ hấp thụ chính sách của các nhóm hộ gia đình là khác nhau tùy thuộc vào xuất phát điểm và trình độ học vấn của chủ hộ Kết quả mô hình cũng cho thấy, CT135 có những tác động tích cực làm giảm chi tiêu cho y tế của hộ gia đình nghèo và làm giảm đáng kể tỷ lệ hộ gia đình có con, em trong độ tuổi đi học nhưng không đến trường
Đây là những kết quả mới, có giá trị tích cực để tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, xây dựng chính sách giảm nghèo hiện nay
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Luận án đã hệ thống được một số vấn đề lý luận liên quan đến chính sách giảm nghèo, lý thuyết về đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo; phân tích tình trạng nghèo và hệ thống các chính sách giảm nghèo đang thực hiện ở vùng DTTS; xây dựng được mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chính sách đến hộ gia đình nghèo DTTS để trả lời các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án đưa ra
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận từ các mô hình hồi quy dữ liệu mảng để đánh giá tác động được sử dụng với mẫu dữ liệu bao gồm hai nhóm đối tượng: thuộc và không thuộc chương trình, khi đó hệ số ước lượng của biến đại diện cho chính sách sẽ thể hiện tác động của chương trình lên biến phụ thuộc Ngoài ra, phương pháp này cho phép sử dụng các biến tương tác giữa biến chính sách với các biến nhân tố khác, chẳng hạn như trong Luận án sử dụng tương tác giữa