Khung phân tích

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 53 - 68)

Tổng quan nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chính sách giảm nghèo hiện nay khi xây dựng đều dựa trên cách tiếp cận từ khung sinh kế do DFID đề xuất Do đó khi chính sách chưa được thực hiện, có 5 nguồn vốn có thể tác động đến đến đời sống, thu nhập của hộ gia đình gồm: Vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, và vốn xã hội

Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà chính sách giảm nghèo có thể tác động đến một hoặc nhiều nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình Ví dụ như chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách đào tạo nghề, phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến lâm Nguồn vốn sinh kế thay đổi sẽ tác động làm thay đổi đời sống KT-XH của hộ gia đình

Ở Việt Nam, cũng có một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo bằng tiền, hoặc hiện vật, miễn giảm các loại phí do đó cũng sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình Về cơ bản, loại chính sách hỗ trợ trực tiếp sẽ không bị tác động bởi các yếu tố môi trường khác như học vấn của chủ hộ, quy mô hộ

Luận án tiếp cận khung sinh kế để xây dựng mô hình, với biến phụ thuộc là sự thay đổi của hộ gia đình về thu nhập, y tế, giáo dục; biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến vốn sinh kế của hộ gia đình (hình 1 2) Ngoài ra có thể có một số yếu tố thuộc về tự nhiên, bất thường khác cũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của hộ gia đình như: Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh Tuy nhiên do điều kiện số liệu, những yếu tố này xảy ra bất thường, khó dự đoán, nên luận án không lựa chọn để xây dựng mô hình đánh giá

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ

NĂNG HẤP THỤ CHÍNH SÁCH

Trình độ học vấn hiện tại của chủ hộ … CHÍNH SÁCH THAY ĐỔI CỦA GIẢM NGHÈO - Hỗ trợ sản xuất - Hỗ trợ nâng cao năng lực - Hỗ trợ cơ sở hạ tầng, kết nối thị trường … … VỐN SINH KẾ - Vốn tự nhiên - Vốn con người - Vốn vật chất - Vốn xã hội - Vốn tài chính HỘ GIA ĐÌNH

- Gia tăng thu nhập - Gia tăng tiếp cận với các dịch vụ y tế - Nâng cao chất lượng giáo dục …

Tóm tt Chương 1

Trong Chương 1, luận án làm rõ cơ sở lý luận về nghèo, chính sách giảm nghèo và đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo; tổng quan được một số các nghiên cứu liên quan làm cơ sở xây dựng khung phân tích, nghiên cứu

Kết quả cho thấy, các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về nghèo và chính sách giảm nghèo; làm rõ lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo Về cơ bản, lý thuyết về khung sinh kế của DFID vẫn được áp dụng khá phổ biến trong xây dựng và đánh giá chính sách giảm nghèo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Mặc dù đánh giá tác động chính sách có vai trò quan trọng, nhưng do tính chất phức tạp về kĩ thuật, hạn chế về số liệu và chi phí thực hiện tốn kém, nên phương pháp này ít được triển khai thực hiện ở nước ta Những câu hỏi về tác động thực sự của chính sách giảm nghèo đến thu nhập, y tế, giáo dục là các yếu tố cơ bản của hộ nghèo vẫn chưa được trả lời thỏa đáng… Đây là khoảng trống luận án lựa chọn xây dựng mô hình nghiên cứu

Luận án tiếp cận xây dựng mô hình, lựa chọn các biến của mô hình dựa trên khung sinh kế bền vững do DFID đề xuất Với biến phụ thuộc là: Thu nhập, y tế, giáo dục của hộ gia đình và các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình

Chương 2

MT S CHÍNH SÁCH GIM NGHÈO

VÙNG DÂN TC THIU S

Trong Chương 2, Luận án phân tích đặc điểm nghèo và một số chính sách giảm nghèo thực hiện ở vùng DTTS Trong đó tập trung vào Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135) Cấu trúc của Chương gồm: 2 1 Một số đặc điểm kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số; 2 2 Nghèo và chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; 2 3 Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135) và cuối cùng là tóm tắt Chương

2 1 Mt số đặc đim v kinh tế-xã hi vùng dân tc thiu s

2 1 1 Đặc đim dân s và phân b dân cư

- Đặc đim dân s:

Theo điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS do Tổng cục Thống kê công bố năm 2016, các DTTS có dân số 13 386 330 người, chiếm khoảng 14 5% dân số cả nước Quy mô dân số của từng dân tộc cũng khác nhau Trong số 53 DTTS, có 5 dân tộc có dân số trên một triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Mông); 3 dân tộc có dân số từ 50 000 đến 1 000 000 người, 29 dân tộc có dân số từ 10 000 đến dưới 500 000 người; 16 dân tộc có dân số dưới 10 000 (Phụ lục 9)

Quy mô hộ gia đình người DTTS là 4 4 người/hộ lớn hơn so với bình quân chung của cả nước (Phụ lục 10)

Như vậy mặc dù có số lượng dân tộc nhiều, nhưng dân số của 53 DTTS chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với dân số cả nước Thậm chí có một số dân tộc chỉ có dân số chưa đến 1000 người Đặc điểm này ảnh hưởng khá nhiều đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển ở nước ta

- Phân bố dân cư:

Tuy có dân số ít, nhưng DTTS ở nước ta sinh sống trên địa bàn rộng lớn, hầu hết các tỉnh của cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở 51 tỉnh Có 12 tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 50% dân số, 5 tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS từ 30% đến 50%, 12 tỉnh có tỷ lệ từ 10% đến 30%, và 22 tỉnh có tỷ lệ dưới 10% (phục lục 11) Đặc điểm này cho thấy, các dân tộc ở nước ta phân bố dân cư phân tán, không tập trung

Về địa bàn cư trú, đồng bào các DTTS chủ yếu sinh sống tập trung ở khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kiện KT-XH còn rất nhiều khó khăn Trong đó gần 65% dân số các dân tộc tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (Biểu 2 1)

Các tỉnh khác (11%)

Tây Nam Bộ (10 35%) Đông Bắc (31%)

Tây Nguyên (15 3%)

Tây Bắc (18%) Miền trung (14 84%)

Biểu đồ 2 1 Phân bố dân cư các DTTS

Nguồn: Tính toán của NCS

Ở một số tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc có tỷ lệ cao đồng bào các dân tộc sinh sống thành công đồng như: Tỉnh Cao Bằng 92,7% dân số là người DTTS; tương tự các tỉnh Hà Giang 88,5%; Bắc Kạn 88,3; Lai Châu 84,5… Số liệu điều tra cho thấy, trong số 12 tỉnh có dân số trên 50% là người DTTS đều là các tỉnh nghèo, tỉnh miền núi, biên giới, hàng năm ngân sách nhà nước vẫn phải trợ cấp gần 60% chi thường xuyên (Phụ lục 11)

Như vậy có thể thấy địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu là miền núi, chỉ có khoảng hơn 10% sinh sống ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long và các vùng đồng bằng khác Các tỉnh miền núi ở nước ta có địa hình khá phức tạp Nhiều nơi địa hình chia cắt bởi núi cao, cơ sở hạ tầng về giao thông rất khó khăn, đất canh tác, sản xuất nông nghiệp thiếu, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mùa đông có rét đậm, rét hại, sương muối Các dân tộc sống ở vùng cao như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường đối mặt với nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất …

Ở nước ta, các DTTS không sinh sống thành cộng đồng riêng mà xen cài lẫn nhau trên phạm vi một địa bàn xã, huyện tỉnh (UBDT, 2013) Việc phân bố dân cư đan

xen này đã và đang mang lại những tác động cả tích cực và tiêu cực Một mặt, các dân tộc gần gũi nhau hơn, hiểu biết nhau hơn, giao lưu văn hóa và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển KT-XH nhưng cũng góp phần làm nảy sinh những cạnh tranh, mâu thuẫn và xung đột dân tộc Về xây dựng chính sách, khó có thể có chính sách giảm nghèo nào có thể phù hợp với đặc điểm văn hóa, tập quán của từng dân tộc

2 1 2 Đặc đim kinh tế

- Về tiếp cận cơ sở hạ tầng:

Kết nối hạ tầng là một trong những nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất và đời sống của hộ gia đình người DTTS Tuy nhiên cơ sở hạ tầng trên địa bàn vùng DTTS còn rất nhiều khó khăn Các số liệu từ kết quả điều tra KT-XH, 53 DTTS (2016) cho thấy:

Hiện còn 28% thôn, bản chưa có đường giao thông nông thôn được cứng hóa Trong khi đó khoảng cách trung bình từ nhà đến các chợ để trao đổi hàng hóa, mua bán dụng cụ, đầu vào phục vụ sản xuất là tương đối xa, trung bình khoảng 9 1 km, có một số dân tộc có khoảng cách rất xa trên 22 km như: Ơ Đu (70 km), Rơ Măm (58km), Hà Nhì (39 km), Cống, Mảng, La Hủ, Lự, Khơ Mú, La Ha, Gié Triêng, Si La

Việc hạ tầng giao thông thấp kém và khoảng cách khá xa để kết nối với các chợ đang là một trong những nguyên nhân đẩy giá cả hàng hóa, vật tư, đầu vào sản xuất ở vùng DTTS lên cao hơn các vùng khác Đồng thời dẫn đến chi phí vận chuyển tiêu thụ sản phẩm nông sản cao, giá thu mua của các tiểu thương thấp, nhiều nơi bị ép giá Đây là một trong những rào cản ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp của hộ gia đình sinh sống ở vùng này

Số liệu điều tra cũng cho thấy, kết nối khoảng cách từ nhà đến trường trung học phổ thông là tương đối xa đối với nhóm học sinh DTTS Trung bình một học sinh cần di chuyển qua quãng đường 17,6 km để có thể đến trường Khoảng cách trung bình gần nhất dưới 9,6 km trong khi khoảng cách xa nhất trung bình trên 23,3 km Cá biệt có nhóm học sinh DTTS phải di chuyển rất xa mới có thể đến trường trung học phổ thông như Ơ Đu (70 km), Rơ Măm (60 km), Cống, Mảng, La Hủ, Hà Nhì, La Ha, Khơ Mú, Pu Péo, Chứt và Si La Đa số các nhóm DTTS ở cách xa chợ, trung tâm thương mại cũng phải di chuyển khá xa để con em họ có thể đến được trường trung học phổ thông Đây cũng là một trong những lý do mà con, em đồng bào DTTS thường hay bỏ học sớm, hoặc đi học không đúng độ tuổi, đến đến nguồn nhân lực thấp kém hơn so với mặt bằng chung của cả nước

khoảng 90% hộ gia đình tiếp cận và sử dụng điện lưới quốc gia, thấp hơn khoảng 7% so với mức bình quân chung của cả nước Trong đó còn khoảng 10 dân tộc có tỷ lệ dùng điện lưới dưới 80%, thậm chí dưới 50% như Mảng, La Hủ và Lô Lô

Việc tiếp cận với máy tính có kết nối internet trong vùng DTTS còn rất thấp Số liệu cho thấy tỷ lệ hộ dân tộc Hoa có máy tính là 46,7%, kết nối internet là 37%; tương ứng ở dân tộc Ngái là 27,4% và 17,1% Các DTTS còn lại chỉ có dưới 17% hộ DTTS sở hữu máy tính và dưới 10% tiếp cận được với internet Các dân tộc Si La, Chứt, La Hủ, Xinh Mun chỉ có dưới 1% số hộ có máy vi tính…

Như vậy, việc tiếp cận cơ sở hạ có sự khác nhau ở các nhóm dân tộc Nhìn chung các nhóm dân tộc có dân số ít, thường sinh sống ở địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn hơn

- Về sản xuất:

Một số nghiên cứu cho thấy, ở vùng DTTS, đồng bào vẫn chưa có nhiều đổi mới trong phương thức canh tác nông nghiệp Các hộ DTTS chủ yếu trồng lương thực theo hình thức canh tác truyền thống (VASS, 2009) Bởi vậy, khi chịu những tác động từ bên ngoài thì các nhóm này thường khó thích nghi được với những sự thay đổi của cơ chế thị trường Đồng bào DTTS thường làm nông nghiệp dưới hình thức tự cung tự cấp, họ thường không sản xuất các loại cây hoa màu năng suất cao hay cây công nghiệp Điều tra của UNDP tại các xã 135 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ Kinh-Hoa cao gấp hơn 2 lần so với các hộ DTTS, nguyên nhân chủ yếu do khác biệt trong thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp (UNDP, 2011)

Việc đào tạo nghề đối với đồng bào DTTS là rất quan trọng để tìm kiếm việc làm mới trong bối cảnh thiếu đất sản xuất Theo một số nghiên cứu, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động người DTTS đã qua đào tạo mới đạt 10,5% so cả nước 25% Lao động, chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá lớn 89,5%; nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi có trình độ đại học, trên đại học đạt 2,8%, riêng người DTTS chiếm khoảng 1,1% (thấp hơn 4 lần so với toàn quốc); trong đó vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc 2,8%; Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung 3,6%; Tây Nguyên 2,8%; Đồng bằng Sông Cửu Long 2,1% (Văn kiện Đại hội Đảng XII, 2016)

Đất, nước và vốn là các yếu tố đầu vào rất quan trọng để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên do đặc thù địa bàn cư trú ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đất dốc, nhiều nơi chỉ có núi đá, nên thiếu đất sản xuất là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo DTTS Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản xuất nông, lâm nghiệp là sinh kế chính của người DTTS Hiện có 90% lao động người DTTS sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; còn trên 300 ngàn hộ DTTS

nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất dẫn (UBTVQH, 2014)

Đối với những hộ có đất sản xuất, thì chất lượng và hiệu quả sử dụng đất cũng kém hơn những hộ dân tộc Kinh Theo điều tra về tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (2010) của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp (IPSARD), phần lớn đất của người DTTS nằm trên địa hình hơi dốc và dốc Chỉ có 29% số mảnh đất của các hộ DTTS nằm trên địa hình bằng phẳng, tỉ lệ này chỉ bằng 1/3 so với của hộ Kinh- Hoa; khoảng 80% đồng bào vùng cao các tỉnh phía Bắc và miền Trung sống ở nơi có độ cao và độ dốc lớn, diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác được chỉ chiếm từ 7% đến 10% diện tích tự nhiên (http://www qdnd vn)

Vị trí không thuận lợi của mảnh đất cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong sản xuất cho các hộ DTTS Có tới hơn 60% các hộ DTTS nói rằng họ gặp phải vấn đề trên đất sản xuất của họ, so với 40% hộ Kinh-Hoa Thiếu nước, xói mòn, sạt lở đất và đất lẫn đá, đất sét là những vấn đề tiêu biểu mà đất canh tác ở các vùng cao thường gặp phải Trong khi ở các vùng thấp và vùng đồng bằng hệ thống thủy lợi đã được xây dựng khá hoàn chỉnh thì ở các vùng cao tưới tiêu vẫn là vấn đề lớn của các hộ Chỉ có 41,5% số mảnh đất của hộ DTTS được tưới tiêu, so với 81% mảnh đất có tưới tiêu của hộ Kinh Hoa (IPSARD, 2010)

Những vấn đề bất cập về đất sản xuất như trên dẫn đến hiệu quả sử dụng đất của nhóm hộ DTTS thấp hơn so với nhóm hộ Kinh-Hoa Cũng theo báo cáo của IPSARD (2010) năng suất trung bình của hộ DTTS đều thấp hơn hộ Kinh-Hoa về cả cây lương thực, cây công nghiệp cũng như cây ăn quả Kể cả ở một số nhóm cây trồng mà hộ DTTS có nhiều lợi thế như ngô (năng suất hộ DTTS là 3,5 tấn/ha so với 4,1 tấn/ha hộ Kinh-Hoa), sắn (8 tấn/ha so với 15,5 tấn/ha), cà phê (1,9 tấn/ha so với 4 tấn/ha)

Như vậy rõ ràng trên cùng một diện tích đất sản xuất nông nghiệp, các hộ dân tộc Kinh-Hoa canh tác cho năng suất cao hơn Mặc dù có thể chi phí bỏ ra là lớn hơn,

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 53 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w