Một số thay đổi về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 68)

Để đánh giá về sự thay đổi KT-XH trên ở các xã thực hiện CT135, trên cơ sở bộ số liệu điều tra đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2010), Luận án thực hiện thống kê mô tả với một số chỉ tiêu cơ bản bằng phần mềm SPSS22 Bộ số liệu đã được Tổng cục thống kê điều tra, sử dụng và chịu trách nhiệm về tính xác thực của cuộc điều tra

Cuộc điều tra được thực hiện trên địa bàn 266 xã thực hiện CT135 và 134 xã không thực hiện để đối chiếu, so sánh Mẫu điều tra là mẫu lặp, về cơ bản các hộ, xã điều tra đầu kỳ (2006) sẽ được điều tra cuối kỳ 2010 Kết quả cho thấy đã có sự thay đổi đáng kể về KT-XH ở cả hai nhóm xã

- Thay đổi về cơ sở hạ tầng:

Có thể thấy, kết quả thực hiện CT135 có thể đã tạo ra nhiều thay đổi về hạ tầng cho cộng đồng Hệ thống giao thông, đường ô tô, điện lưới quốc gia đã đến hầu hết các xã Ở các xã thực hiện chương trình, điều tra cuối kỳ có 98,6 % xã có đường ôtô đến ủy ban nhân dân xã (đầu kỳ là 95,2%); đường ô tô đến thôn bản cũng tăng từ 69, 5% đến 78,9% Trong khi đó ở các xã không thực hiện, cơ sở hạ tầng giao thông cũng tăng, nhưng mức độ chậm hơn, tương ứng đường ô tô đến xã đầu kỳ là 94 4% và cuối kỳ là 95% và đường ôtô đến thôn là đầu kỳ là 75,7% và cuối kỳ là 80%

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển về văn hóa, thông tin cũng có sự thay đổi nhiều Ở các xã thực hiện CT135, tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hóa tăng từ 84,1% đầu kỳ lên 88,4% cuối kỳ; tương tự ở các xã không thực hiện chương trình tăng từ 90,1% lên 90,2% (tăng rất ít, không đáng kể) Như vậy, tỷ lệ tăng ở các xã thực hiện chương trình vẫn nhanh hơn xã không thực hiện

Cơ sở hạ tầng giáo dục là nội dung được quan tâm đầu tư Vì vậy tỷ lệ xã có trường tiểu học đã tăng từ 76,9% đầu kỳ lên đến 89,4% cuối kỳ; trường trung học cơ sở tăng từ 69,2 đầu kỳ lên 82,6 cuối kỳ Trong khi ở các xã không thực hiện CT135 cũng tăng nhưng chậm hơn, tương ứng từ: 90,0% lên 93,3 và 72,5 lên 80,6 (Bảng 2 3)

Bảng 2 3 Cơ sở hạ tầng nông thôn

Chỉ tiêu (%) Có CT135 Không có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Đường ô tô đến UBND xã 94,3 98,6 94,6 95,5

Đường ôto đến thôn bản 69,5 79,8 75,7 80,0

Bưu điện xã 84,1 88,4 90,1 90,2

Đài truyền thanh 39,5 52,2 42,3 54,2

Chợ liên xã 32,2 32,4 30,3 30,6

Trường tiểu học 76,9 89,4 90,0 93,3

Trường THCS 69,2 82,6 72,5 80,6

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng về chợ liên xã, trạm y tế xã ít có sự thay đổi nhiều ở cả hai nhóm xã Lý giải về điều này, có thể do chợ liên xã và trạm y tế ở giai đoạn trước (1998-2005) đã được CT135 đầu tư tương đối đáp ứng nhu cầu của người dân Vì vậy giai trong giai đoạn II, CT135 không ưu tiên đầu tư, xây mới hai hạng mục này

Ở các xã thực hiện chương trình đã có sự thay đổi khá tích cực về hạ tầng lưới điện Số hộ sử dụng điện lưới tăng từ 64,9% đầu kỳ lên 80,4% cuối kỳ, và cùng với đó là một số loại hình thắp sáng thay thế khác như điện ác quy, máy nổ, đèn dầu lại giảm (Bảng 2 4) Ở các xã không thực hiện CT135, số hộ sử dụng điện lưới cũng tăng từ 72,8% đầu kỳ lên 84,9% cuối kỳ Số liệu này cho thấy, ở những xã không thực hiện cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện đáng kể tuy nhiên mức độ cải thiện chậm hơn ở xã thực hiện (ở xã thực hiện tăng 15,5 điểm %; ở xã không thực hiện tăng 12,1 điểm %)

Bảng 2 4 Nguồn thắp sáng chính của hộ (ĐVT%)

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135 - Thay đổi về sản xuất:

Về các điều kiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Diện tích đất sản xuất đã có sự thay đổi giảm tương đối nhiều so với đầu kỳ, nhất là ở các xã thực hiện CT135 Số liệu điều tra cho thấy mặc dù diện tích đất sản xuất bình quân của hộ đã giảm từ 25458,77 m2 xuống 16795,39 m2; ở các xã không thực hiện chương trình giảm từ 16269,18m2 xuống 14601,88m2, nhưng tỷ lệ đất sản xuất có hệ thống tưới tiêu lại tăng lên đáng kể Ở các xã thực hiện CT135 trung bình diện tích đất có hệ thống tưới tiêu tăng từ 23,14% lên 47,66%; ở các xã không thực hiện CT135 tăng 26,15% lên 38,86% (Bảng 2 5)

Chỉ tiêu

Có CT 135 Không có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Điện lưới 64,9 80,4 72,8 84,9

Điện ắc qui, máy nổ 2,4 1,5 4,8 0,7

Đèn dầu 19,1 8,1 11,2 4,6

Diện tích đất sản xuất giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do xây dựng thủy điện, làm công nghiệp, đô thị hóa đã diễn ra ở vùng dân tộc miền núi Tỷ lệ đất sản xuất được tưới tiêu tăng đáng kể nhất là ở các xã thực hiện CT135 cho thấy, chính sách đã có đóng góp vào hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp nông thôn Kết quả này cũng khá phù hợp với một số nghiên cứu là đất sản xuất không có tác động nhiều đến gia tăng thu nhập của hộ gia đình

Bảng 2 5 Về điều kiện sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Trong cơ cấu ngành nghề không có sự thay đổi nhiều giữa đầu kỳ và cuối kỳ Số liệu cho thấy ở cả hai nhóm xã, nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình vẫn là từ sản xuất nông nghiệp Số liệu bảng (2 6) cho thấy có gần 100% hộ gia đình trả lời thu nhập của họ chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp

Bảng 2 6 Nguồn thu theo ngành nghề

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Như vậy, ở vùng DTTS khó khăn, sinh kế chủ yếu là canh tác nương rẫy, chăn

Loại nguồn (%) Có CT 135 Không có CT135 Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Nông nghiệp 97,8 97,9 99,0 99,0 Lâm nghiệp 0,7 1,6 - - Thủy sản 0,6 0,5 1,0 1,0 Công nghiệp 0,8 - - - Chỉ tiêu Có CT135 Không có CT135 Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ DT đất SX trung bình/hộ (m2) 25458,8 16795,4 16269,2 14601,9 DT có tưới tiêu (%) 23,14 47,66 26,15 46,60

nuôi gia súc, gia cầm Mặc dù thời gian qua đã có nhiều chính sách dậy nghề, chuyển đổi nghề được thực hiện ở vùng này, nhưng cũng chưa có nhiều tác động, tạo ra việc làm mới cho hộ nghèo người DTTS

Về quy mô hộ và lao động Kết quả điều tra cho thấy, quy mô hộ đã có sự thay đổi tăng trung bình từ 4,96 người/hộ lên đến 5,68 người/hộ ở các xã thực hiện chương trình; ở các xã không thực hiện chương trình tăng từ 4 82 người/hộ lên 5,49 người/hộ Theo đó là số lao động bình quân của hộ cũng tăng từ 2,82 lên 3,72 ở các xã thực hiện chương trình; ở các xã không thực hiện chương trình quy mô lao động tăng từ 2,84 lên 3,70 (bảng 2 7)

Bảng 2 7 Quy mô hộ và lao động

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Số liệu cho thấy, quy mô hộ và lao động tăng đều cả hai nhóm xã, nhưng không có sự khác biệt rõ ràng Việc quy mô lao động tăng lên so với đầu kỳ đã góp phần tích cực bổ sung lao động cho hộ gia đình Tuy nhiên nếu như không có giải pháp phù hợp về đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm, thì việc dư thừa lao động cũng sẽ sinh ra nhiều hệ lụy Có thể tạo ra những áp lực về đời sống và việc làm ngày càng khó khăn hơn cho gia đình

- Thay đổi về thu nhập và tình trạng nghèo:

Phân tích chỉ tiểu về thu nhập trung bình/khẩu của hộ gia đình cho thấy có sự thay đổi đáng kể Ở xã thực hiện CT135, thu nhập trung bình trên khẩu đã tăng từ hơn 4 triệu đồng/khẩu/năm đầu kỳ lên hơn 7 triệu đồng/khẩu/năm cuối kỳ Ở xã không thực hiện CT135, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, xong tốc độ chậm hơn (đầu kỳ: hơn 5 triệu đồng/khẩu; cuối kỳ là gần 8 triệu đồng) Số liệu Bảng 2 8

Bảng 2 8 Thu nhập trung bình/khẩu/năm

Chi tiêu Có CT 135 Không có CT135

Chỉ tiêu Có CT 135 Không có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Số khẩu 4,96 5,68 4,82 5,49

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Có thể CT135 có thể đã có tác động tích cực, làm gia tăng nhanh hơn thu nhập bình quân đầu người/khẩu ở các xã thực hiện CT135 so với xã không thực hiện

CT135 So với đầu kỳ tỷ lệ tăng thu nhập/khẩu của các hộ thụ hưởng CT135 tăng 67% trong khi tỷ lệ này ở các hộ không thu hưởng CT135 là 57% Tuy nhiên có thể thấy mức thu nhập của các hộ thu hưởng CT135 chưa tăng như kỳ vọng của chính sách Mức tăng thu nhập của các hộ thụ hưởng CT135 trung bình là 2,874 triệu đồng, trong khi ở các hộ không thụ hưởng CT135 là 2,900 triệu đồng

Thu nhập TB Y00= 5 086,06 CS= 0 Y01=7 986,69 Y11= 7 165,83 CS= 1 Y10= 4 291,37 2006 2010

Biểu đồ 2 2 Thay đổi về thu nhập trung bình

Về tình trạng nghèo Thay đổi về tỷ lệ hộ nghèo của hộ gia đình là kết quả cuối cùng của các chính sách giảm nghèo Thời điểm điều tra đầu kỳ, tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo 2006-2010, theo đó hộ nghèo nông thôn, miền núi có thu nhập từ <=200 000 đ/người/tháng; đến thời điểm điều tra cuối kỳ (2012) hộ nghèo lúc đó được xác định theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, (hộ có thu nhập từ

<=400 000 đ/người/tháng) Vì vậy số liệu về tỷ lệ hộ nghèo điều tra cuối kỳ tính toán theo hai loại, dựa trên thu nhập bình quân đầu người/tháng ở thời điểm cuối kỳ

Số liệu cho thấy, so với thời điểm điều tra đầu kỳ và cuối kỳ, tỷ lệ hộ nghèo của cả nhóm hộ thuộc xã thực hiện và không thực hiện chương trình đều giảm Nếu lấy chuẩn cũ để so sánh hộ nghèo, thì tỷ lệ hộ nghèo giảm giữa cuối kỳ và đầu kỳ ở xã thực hiện CT135 vẫn nhanh hơn xã không thực hiện khoảng 3 điểm % (Bảng 2 9) Trong đó tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất là các xã trong vùng Tây Nguyên, ở xã thực

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Bảng 2 9 Thay đổi về tỷ lệ nghèo

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Tính toán về về mức độ thay đổi thu nhập bình quân/khẩu và áp theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 cho thấy ở các xã thực hiện CT135, tỷ lệ hộ thoát nghèo là 35 8%, cao hơn 4,7% so với xã không thực hiện CT135 (31 2%) Kết quả này cho thấy, có thể ở các xã thực hiện, CT135 đã có tác động tích cực đến tăng thu nhập của hộ gia đình (bảng 2 10)

Bảng 2 10 Chuyển đổi tình trạng nghèo

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Vùng dân tộc Có CT135 Không có CT135 Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Chuẩn Chuẩn mới Chuẩn Chuẩn mới Đông Bắc 48,3 13,5 41,9 41,9 12,8 37,1 Tây Bắc và Bắc Trung bộ 44,9 27,3 54,4 31,6 20,4 46,4

Duyên hải Miền trung và Đông Nam bộ 63,1 26,2 53,7 59,2 30,6 51,1 Tây Nguyên 59,5 15,6 37,3 63,8 23,6 45,3 Tây Nam Bộ 24,4 15,1 36,6 29,7 28,3 50,0 Tình trạng nghèo Có CT135 không có CT135 Quan sát Tỷ lệ Quan sát Tỷ lệ Không nghèo 1276 43 5 1232 49 5 Vẫn nghèo 375 12 8 290 11 7 Nghèo mới 235 8 0 190 7 6 Thoát nghèo 1050 35 8 775 31 2 Cộng 2936 100 0 2487 100

Cùng với sự gia tăng về thu nhập khi hỏi về cảm nhận của người dân về sự thay đổi mức sống của hộ gia đình với 3 phương án trả lời là: (1) Giảm đi, (2) Như cũ, (3) Khá lên Thì cả hai nhóm xã đều trả lời là mức sống của gia đình có sự thay đổi cuối kỳ khá lên hơn so với đầu kỳ Ở xã thực hiện chương trình, 98,9% người dân được hỏi trả lời mức sống của họ là khá lên; trong khi ở xã không thực hiện có 97% người dân lựa chọn phương án này (Bảng 2 11)

Bảng 2 11 Thay đổi mức sống của hộ gia đình

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Như vậy ở xã không thực hiện CT135, cảm nhận, tỷ lệ người dân trả lời về mức sống tăng lên ít hơn so với xã thực hiện Có thể ở xã thực hiện CT135 đã có nhiều tác động, người dân cảm thấy có sự thay đổi nhiều hơn

- Thay đổi về chất lượng sống

Các chính sách giảm nghèo, ngoài việc hỗ trợ sản xuất, cùng theo đó là hỗ trợ các điều kiện khác để nâng cao chất lượng sống của hộ gia đình Trong đó giải quyết nước sạch, y tế, giáo dục là những mục tiêu ưu tiên

Số liệu điều tra cho thấy, hệ thống đủ nước sạch cung cấp cho hộ gia đình đã tăng lên nhiều so với đầu kỳ Số liêu ở xã thực hiện CT135 số người trả lời có đủ nước sạch đã tăng từ 44,2% đầu kỳ lên 52,9% cuối kỳ; ở các xã không thực hiện tương ứng tăng từ 57% lên 62% Mặc dù cả hai xã đều tăng, nhưng ở các xã thực hiện chương trình tỷ lệ hộ có đủ nước sạch vẫn tăng nhanh hơn xã không thực hiện (bảng 2 12)

Loại nguồn (%) Có CT 135 Không có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Giảm đi 0,4 0,9 2,7 0,7

Như cũ 5,5 0,3 2,6 2,2

Bảng 2 12 Tình trạng sử dụng nước sạch

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khép kín đã tăng lên đáng kể Ở các xã thực hiện CT135, tăng từ 0,6% đầu kỳ lên 2% cuối kỳ; các xã không thực hiên chương trình tăng từ 1 4% lên đến 3 3% Nhà bán kiên cố ở các xã thực hiện CT135 tăng từ 60,9% đầu kỳ lên đến 64,9% cuối kỳ; trong khi đó ở các xã không thực hiện chương trình, loại nhà này lại giảm từ 65% xuống 64,5% (Bảng 2 13) Như vậy ở các xã thực hiện chương trình là vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ nhà tranh, tre, lứa là đã giảm và nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng lên Chương trình 135 đã có những tác động, hỗ trợ các hộ gia đình chuyển đổi loại hình nhà ở theo hướng tích cực hơn

Bảng 2 13 Tình trạng nhà ở

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135

Chỉ tiêu (%) Có CT 135 Không có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Đủ nước sạch 44,2 52,9 57,0 62,4

Thiếu một/hai lần/năm 8,9 7,9 8,3 8,0

Thiếu vài lần/năm 12,2 11,1 7,5 9,2

Thiếu rất nhiều lần/năm 9,7 12,6 7,0 10,3

Luôn luôn thiếu/năm 25,0 15,5 20,3 10,1

Loại nhà (%) Có CT 135 Không có CT135 Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Kiên cố, khép kín 0,6 2,0 1,4 3,3 Kiên cố không khép kín 3,9 12,4 9,1 16,9 Bán kiên cố 60,9 64,9 65,0 64,5 Khác 33,8 20,6 24,4 14,7

Công trình vệ sinh, đảm bảo môi trường sống của hộ gia đình là một trong những hạng mục đầu tư của CT135 Sau 5 năm đầu tư, loại hố xí hợp vệ sinh của hộ gia đình đã thay đổi nhiều so với đầu kỳ Ở các xã thực hiện CT135, loại hố xí tự hoại, bán tự hoại đã tăng từ 2 1% đầu kỳ lên đến 8,6% cuối kỳ; ở các xã không thực hiện tương ứng tăng từ 4,4% lên đến 14,3% (Bảng 2 14)

Bảng 2 14 Sử dụng công trình vệ sinh

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra CT135 - Thay đổi về dịch vụ y tế, giáo dục

Khi chính sách thực hiện có thể đã tác động, ảnh hưởng đến sự thay đổi về tiếp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w