Khung nghiêncứu của đề tài luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 35 - 37)

Hình 3.1. Khung nghiên cứu của đề tài

Luận án đề ra khung nghiên cứu, tiếp cận nghiên cứu theo các hướng mục tiêu khác nhau kết hợp với các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo cho cán bộ

công chức.

Hệ thống hóa và tổng hợp các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận cứ khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu như các khái niệm vềđào tạo, bồi dưỡng; đặc

điểm, vai trò của đào tạo bồi dưỡng; các yếu tốảnh hưởng.

Tiếp cận nghiên cứu Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn -Thực trạng và kết quả đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào

-Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào.

-Ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào

Các giải pháp phát huy các tác động tích cực, khắc phục các tác động tiêu cực của các nhân tố nhằm phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào Đánh giá các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã tổng hợp được, luận án sẽ tiến hành xác

định các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tốđến hiệu quả công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.

Tiếp theo, luận án sẽ phân tích thực trạng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào. Từ các nhân tốđã xác định, tiến hành các phân tích định lượng đểđánh giá mức độảnh hưởng của các nhân tốđến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào, chỉ ra được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất và mức độảnh hưởng là bao nhiêu.

Cuối cùng, sau khi đã có cái nhìn tổng quan và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố, luận án sẽ lấy đó làm cơ sởđểđề xuất các giải pháp phù hợp, phát huy những tác động tích cực, khắc phục và hạn chế các tác động tiêu cực của các nhân tố nhằm phát triển công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ

An ninh Lào hiện nay.

Do hạn chế về nguồn dữ liệu, nghiên cứu chỉ giới hạn đánh giá và đề xuất giải pháp vềđào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế trong nước thuộc Bộ An ninh là chủ yếu với nội dung, chương trình đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Mô hình nghiên cu đề xut

Kết quảđào tạo của học viên về khóa học là rất quan trọng và phụ thuộc chất lượng đào tạo dựa trên nhiều yếu tố: chương trình đào tạo, các môn học, đội ngũ giảng viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sởđào tạo cung cấp cho học viên.

Nghiên cứu tại Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huếđưa ra mô hình gồm 6 nhân tố: phương pháp giảng dạy, ý thức và tham gia học tập của sinh viên, phương pháp đánh giá, nội dung giảng dạy, điều kiện phục vụ dạy và học, tổ chức đánh giá (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011).

Nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ đưa ra mô hình chỉ có 2 nhân tố là cơ sở vật chất, tác phong và năng lực của giảng viên (Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013).

Mô hình đo lường chất lượng dịch vụđào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học của thành phốĐà Nẵng có 5 nhân tốđược đưa ra là chất lượng đầu ra, phòng học – phòng máy tính, thư viện, trình độ của giảng viên và nội

dung chương trình (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).

Nghiên cứu tại Trường Đại học Tây Đô đưa ra mô hình gồm 5 nhân tố: chương trình hỗ trợ, trình độ của giảng viên, phẩm chất của giảng viên, khả năng thực hiện cam kết, cơ sở vật chất (Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016).

Mô hình nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 3 nhân tố: cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và khả năng phục vụ (Phạm Thị Liên, 2016).

Dựa trên các nghiên cứu trên và các cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh, tác giảđã

đề xuất 6 yếu tốảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế với 31 tiêu chí bao gồm: (1) Chủ trương, chính sách đào tạo; (2) Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo; (3) Tính hợp lý của phương pháp đào tạo; (4) Chất lượng đội ngũ

giảng viên; (5) Mức độđáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; (6) Động cơ, thái

độ học tập của học viên; (7) Chất lượng của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết trong mô hình

Dựa vào mô hình nghiên cứu đã trình bày, kết hợp với kết quả kiểm định hệ số

Cronbach’s Alpha, giả thuyết được đưa ra cho mô hình như sau:

H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

Chủ trương, chính sách đào tạo

Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo

Tính hợp lý của phương pháp đào tạo

Chất lượng đội ngũ giảng viên

Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý

kinh tế

Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị

Động cơ, thái độ học tập của học viên

Chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá

H1 H2 H3 H5 H4 H6 H7

H1: Nhân tố “Chủ trương chính sách đào tạo” có tương quan thuận chiều với

Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

H2: Nhân tố “Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

H3: Nhân tố “Tính hợp lý của phương pháp đào tạo” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

H4: Nhân tố “Chất lượng đội ngũ giảng viên” có tương quan thuận chiều với

Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

H5: Nhân tố “ Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

H6: Nhân tố “Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

H7: Nhân tố “Động cơ, thái độ học tập của học viên” có tương quan thuận chiều với Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế

Thang đo được luận án sử dụng là thang đo Likert với 5 mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” đểđánh giá các yếu tốảnh hưởng đến công tác đào tạo từ thấp đến cao ứng với 7 nhóm yếu tốảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào.

Cơ sởđể hình thành các nhân tố:

Chủ trương, chính sách đào tạo: Chủ trương, nội dung cải cách hành chính của Nhà nước có mối liên hệ mật thiết với hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Đào tạo hay không và đào tạo khi nào là xuất phát từ quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý cán bộ, nhất là ở cấp cao trên cơ sở phân tích yêu cầu đặt ra với đội ngũ

cán bộ. Chủ trương, chính sách đào tạo là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

(Nguyễn Thị La, 2015)

Tính phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo; tính hợp lý của phương pháp

đào tạo: Chương trình đào tạo là yếu tốảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của học viên (Phạm Thị Liên, 2016). Cụ thể hơn, nội dung giảng dạy trong chương trình đào tạo có

ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011; Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).

Chất lượng đội ngũ giảng viên: Yếu tốđược học viên đánh giá cao là giảng viên vững chuyên môn (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản,

2005). Giảng viên là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo, tác động đến sự

hài lòng của học viên (Nguyễn Thành Long, 2006). Thành phần tác động mạnh nhất

đến sự hài lòng của học viên là sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên (Trần Xuân Kiên, 2009). Cụ thể hơn, tác phong và trình độ của giảng viên có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo (Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013; Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015; Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016).

Mức độđáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Theo các học viên, cơ sở vật chất là một khía cạnh ảnh hưởng chất lượng đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005). Cơ sở vật chất là một thành phần có tác động đáng kểđến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thành Long, 2006). Thành phần tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của học viên là cơ sở vật chất (Trần Xuân Kiên, 2009). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cơ sở vật chất có tác động thuận chiều đến chất lượng đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011; Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013; Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015; Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016; Phạm Thị Liên, 2016).

Động cơ, thái độ học tập của học viên: Ý thức và tham gia học tập của học viên có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo. Nếu học viên có ý thức và thái độ

học tập tốt thì chất lượng đào tạo sẽ tốt (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011). Ngoài ra, sự tương tác với học viên cùng lớp, cùng khóa học sẽ có tác động tích cực

đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).

Chất lượng của hoạt động kiểm tra và đánh giá: Theo học viên, đánh giá kết quảđào tạo là một khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005). Chất lượng đầu ra là yếu tố tác động mạnh và thuận chiều đến chất lượng dịch vụđào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)