Giải pháp nângcao sự phù hợp và khoa học của nội dung đàotạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 68 - 70)

Chương trình nội dung đào tạo là cốt lõi của công tác đào tạo bắt nguồn từ

chính yêu cầu trực tiếp khách quan của công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tếđáp ứng cho sự phát triển sâu rộng của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đối với các chương trình đào tạo cho cán bộ cảnh sát kinh tế, cần xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, chi tiết từng đối tượng, đào tạo kỹ năng gì, thời gian, địa

điểm, cán bộ giảng dạy và dự tính kinh phí đào tạo hợp lý. Chương trình đào tạo phải

được hiệu chỉnh, lấy ý kiến từ các đơn vị, chương trình cần được phân tích, đánh giá và điều chỉnh bởi chính những người trực tiếp tham gia là cán bộ giảng dạy, học viên, lãnh đạo quản lý…

Phương hướng đổi mới chương trình nội dung đào tạo:

- Đổi mới chương trình nội dung đào tạo bồi dưỡng theo hướng đào tạo nghiệp vụ lãnh đạo quản lý gắn với cương vị và chức danh cán bộ, công chức. Muốn vậy cơ cấu chương trình cần thiết được hình thành 3 khối kiến thức: Kiến thức lý luận cơ bản, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành và kiến thức bổ trợ. Kết cấu thời gian đào tạo thành 2 phần: Phần học các môn học cơ bản, cơ sở. Đây là phần học đào tạo chung cho các loại đối tượng học viên. Phần học chuyên ngành về chuyên môn nghiệp vụ. Căn cứ vào quy hoạch cán bộ của các cơ sở

cử người đi học mà tổ chức các lớp đào tạo chuyên ngành.

- Đổi mới chương trình nội dung đào tạo còn bao hàm hoàn thiện nội dung giảng dạy phù hợp thực tế phát triển của lý luận và thực tiễn. Trong mỗi chuyên đề

bài giảng học viên phải tiếp cận với những phát triển mới của lý luận với những kiến thức thực tiễn mới. Giải quyết được mối quan hệ giữa giáo trình và sự phát riển mới của lý luận, thực tiễn.

- Nội dung đào tạo bao gồm bốn nhóm kiến thức (kiến thức lý luận chính trị; kiến thức pháp luật về quản lý kinh tế, kiến thức lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng quan sát, đánh giá, phân tích, dựđoán và xử lý các hiện tượng về kinh tế – xã hội.; kiến thức tin học, ngoại ngữ) và các kiến thức bổ trợ khác.

Đào tạo cho cán bộ cảnh sát kinh tế khối kiến thức lý luận chính trị, pháp luật về kinh tế là đào tạo vừa nhằm đạt được các mục tiêu chung của cảđội ngũ sĩ quan LLCSND, vừa phải hết sức chú trọng đến đặc thù của bộ phận thuộc Cục cảnh sát

kinh tế. Hiện nay, chất lượng đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế về khối kiến thức này còn hạn chế do nội dung lý luận chính trị và pháp luật kinh tế còn nặng về lý thuyết cơ bản, chưa quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp của cán bộ cảnh sát kinh tế; hiện tượng trùng lặp nội dung ở một số môn học, đối với từng chức danh, bậc quân hàm. Vì thế, cần lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng đối tượng. Nhóm kiến thức này chủ yếu là các chuyên gia, giảng viên của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và Trường chính trị An ninh

đảm nhận.

Nhóm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành cảnh sát rất quan trọng, vì nó có tác dụng, hiệu quả trực tiếp đến từng vị trí công tác của từng sĩ quan LLCSND. Vì vậy, bộ phận phụ trách xây dựng nội dung, chương trình cho các khoá đào tạo, bồi dưỡng cần nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ An ninh

để thiết kế, xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng sĩ quan LLCSND chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau.

Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn định kỳđánh giá chương trình đào tạo để có những thiết kế bổ sung, sao cho chương trình đảm bảo tính hội nhập và tiên tiến hướng tới đào tạo những gì xã hội cần. Chương trình phải hướng đến đào tạo hợp lý 03 vấn

đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ, tùy theo tỷ lệ, kiến thức, kỹ năng khác nhau) và cần giải quyết đồng bộ các bước:

1-Thiết kế lại chương trình đào tạo theo định hướng quản lý kinh tế

2-Phát triển tài liệu giảng dạy đa dạng và thực tiễn

3-Tổ chức đánh giá quá trình đào tạo, đảm bảo tính liên thông và mềm dẻo. Cơ

sởđào tạo cần có lộ trình và nguồn lực thỏa đáng để thực hiện cho được vấn đề

này.

Đổi mới hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo phải dựa vào căn cứ sau: Một là, Căn cứ vào nhu cầu đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Hai là, dựa vào đặc điểm công tác, nhiệm vụ của cán bộ cảnh sát kinh tế. Trong xây dựng chương trình, nội dung phải xem xét toàn diện đặc điểm công tác, nhiệm vụ trình độ của cán bộ mà xây dựng cơ cấu chương trình nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp, hiệu quả.

Ba là, quán triệt phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn: Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế

cần quán triệt phương châm lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, bảo đảm hiệu quả và thiết thực. Chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp nâng cao nhận thức lý luận, trang bị kiến thức nghiệp vụ kĩ năng thực hành và nâng cao tố

chất chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ cảnh sát kinh tế.

Các giải pháp cụ thể:

- Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm hoá, đa dạng hoá chương trình, tạo cơ hội học tập tốt hơn cho cán bộ. Lược bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết liên quan đến các thông tin kinh tế trong và ngoài nước theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực tự

học của người học. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoàn thiện hệ thống các cơ sởđào tạo.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tích hợp để người học dễ

dàng tiếp cận kiến thức, tăng cường kỹ năng thực hành để người học có khả

năng áp dụng sau khi đào tạo.

- Tài liệu học tập cần phải viết ngắn gọn, từ ngữđơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ kèm theo các hình hảnh. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố kinh tế và an ninh trong quá trình phát triển tài liệu, đểđảm bào sự phù hợp với nội dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của cán bộ cảnh sát kinh tế.

- Cần xây dựng các chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy theo tình hình thực tiễn trong ngành điều tra kinh tế.

- Các chương trình đào tạo cần phải thực hiện theo nguyên tắc đan xen giữa lý thuyết và thực hành đối với tất cả các học viên ở các bộ phận. Nội dung đào tạo cần phải sát với công việc dự kiến được áp dụng sau khi đào tạo xong , giúp học viên có thể vận dụng kiến thức vào thực tế trong công tác điều tra hình sự kinh tế và các vấn đề kinh tế liên quan.

- Nội dung đào tạo phải bảo đảm trang bịđủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho cán bộ cảnh sát, kiến thức văn hoá công sở, trách nhiệm và đạo đức công chức. Nội dung cần bao quát kiến thức cơ bản nhằm trang bị cho người học thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học cách mạng, nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn, khả năng ứng dụng lý luận một cách sáng tạo, hiệu quả. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên phương pháp nghiên cứu, phương pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cần

dành một tỷ lệ thích hợp cho kỹ năng thực hành trong cấu trúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác nhau để khi gặp những tình huống cụ thể

trong công tác thì cán bộ có thể xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả. Tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc, trong đó xác

định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học như cập nhật thông tin, bổ sung tri thức mới, hiện đại, sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác đáp ứng nhu cầu công việc. Cho phép cán bộđược lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực với nhu cầu công việc, từđó có động lực và thái độ học tập tích cực, nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)