Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 42 - 44)

3.2.4.1. Phân tích định tính

- Phương pháp phân tích thống kê: Số liệu được tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Cục cảnh sát kinh tế, Bộ An ninh Lào, phương pháp này nhằm làm rõ thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ

cảnh sát kinh tế tại Lào (Hiện trạng ra sao? Mức độ thay đổi qua các năm như

thế nào?…)

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh số

liệu thu thập và tổng hợp được với thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế hiện tại ở Lào, từđó đưa ra những đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào, những thành tựu đạt được và hạn chế cần khắc phục.

- Phương pháp chuyên gia

Trong đề tài này, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện bằng cách tổng hợp, thu thập ý kiến trực tiếp của các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, quản lý kinh tế về hiện trạng chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào.

Nhằm mục đích xây dựng nên thang đo một cách khách quan và hiệu quả nhất, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ lâu năm làm việc trong Cục cảnh sát kinh tế, Bộ An ninh Lào, các cơ quan về an ninh quốc phòng tại Lào.

Quá trình phỏng vấn sâu được thực hiện dựa trên kỹ thuật DELPHI, phỏng vấn qua 3 vòng, kết quả phỏng vấn giữa các chuyên gia sẽđược kiểm chứng lẫn nhau. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu, từđó hoàn thiện

bảng khác nhau trước khi đưa ra bản báo cáo cuối cùng trên vấn đềđược thảo luận. Bên cạnh đó, luận án sẽ phỏng vấn các chuyên gia để tham khảo các ý kiến chuyên môn, các kinh nghiệm, từđó đưa ra các đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế một cách khả thi và phù hợp thưc tế nhất, phát huy hiệu quả tối đa của công tác đào tạo.

3.2.4.2, Phân tích định lượng

Các dữ liệu định lượng được sàng lọc và đưa vào phân tích dựa trên phần mềm Excel, SPSS 20.0 cụ thể như sau:

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phương pháp này được sử dụng để rút gọn tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn dể chúng có ý nghĩa hơn nhung vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu. Trong đề tài, phân tích nhân tố

khám phá nhằm phát hiện các nhân tốảnh hưởng đến công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế. Phân tích nhân tố duợc coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ

số tải nhân tố (Factor Loading) lớn nhất của mỗi hệ thang đo > 0.5, tổng phuong sai trích > 50% (Gerbing & Anderson, 1988), hệ số KMO > 0.5, và kiểm dịnh Bartlett có ý nghia thống kê. Số lượng nhân tốđược xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hon 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Ðánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại luợng Cronbach Alpha

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi: Cronbach Alpha giao động trong khoảng 0.8

đến 1: Thang đo lường tốt. Cronbach Alpha giao động trong khoảng 0,7 đến 0,8: Thang đo có thể sử dụng được. Cronbach Alpha giao động trong khoảng 0,6 đến 0,7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới

đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Phương pháp hồi quy tương quan

Hồi quy - tương quan là phương pháp phân tích dựa trên mối liên hệ phụ thuộc của một biến kết quả (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến nguyên nhân (biến độc lập).

Liên hệ tương quan là mối liên hệ khi hiện tượng này thay đổi thì có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi nhưng không hoàn toàn quyết định. Đặc điểm của liên hệ tương quan là liên hệ không được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt mà phải thông qua hiện tuợng số lớn. Mối liên hệ này rất phổ biến và thường gặp trong các hiện tượng

kinh tế - xã hội. Ví dụ: Mối liên hệ giữa tuổi nghề và năng suất lao động. Tuổi nghề có

ảnh hưởng đến năng suất lao động nhưng năng suất lao động không chỉ chịu ảnh hưởng của tuổi nghề mà còn chịu ảnh huởng của các nhân tố khác như tay nghề, bậc thợ...

Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình ban đầu sẽ cho ra kết quảđược mô hình hồi quy ảnh hưởng của các nhân tốđến công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế:

- Đánh giá chung = ß0 + ß1*X1 + ß2*X2+ ß3*X3 + ß4*X4 +….. + ßn*Xn + ei

Trong đó: X1, X2, X3, …., Xn là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Đánh giá chung công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.

Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độảnh hưởng của các nhân tố tác động đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.

Nhìn chung, mặc dù nghiên cứu kết hợp cả phương pháp phân tích định tính và

định lượng nhưng có thể thấy rằng phương pháp phân tích định tính chỉđang phân tích những dữ liệu có sẵn và những thông tin mang tính chất so sánh, thống kê lại để làm cơ sở hỗ trợ thêm cho việc phân tích định lượng bằng phương pháp hồi quy đa biến. Phương pháp này sẽ là phương pháp chủ yếu đáp ứng được mục tiêu của nghiên cứu là xác định được rõ các yếu tố nào sẽảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế và mức độảnh hưởng là bao nhiêu, yếu tố nào sẽ tác động lớn nhất, yếu tố nào ít tác động nhất, từđó làm căn cứđề xuất các biện pháp cụ thể và sâu sát hơn để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KIẾN THỨC QUẢN LÝ KINH TẾ CHO CÁN BỘ CẢNH SÁT KINH TẾ BỘ AN NINH

NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)