Nângcao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 71 - 72)

Giáo viên là nhân tố trực tiếp, quyết định đến chất lượng đào tạo nghề, việc xây dựng đội ngũ giáo viên đào tạo là quá trình liên tục, là nhiệm vụ trọng tâm và phải

được tiến hành thường xuyên.

Đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp truyền tải kiến thức chuyên môn nghề nghiệp trong chương trình của khoá học cho học viên do đó trình độ và chất lượng của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các học viên. Tuy nhiên hiện nay đội ngũ giảng viên là các giáo viên kiêm chức là những trưởng, phó phòng nghiệp vụ Văn phòng Cục cảnh sát kinh tế, những người này mặc dù có kiến thức chuyên môn nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Do vậy việc truyền đạt của các giáo viên còn nhiều bất cập như: kiến thức còn lủng củng, rời rạc, gây khó khăn cho việc tiếp thu của các học viên. Ngoài ra đội ngũ giảng viên được thuê từ bên ngoài thì nặng về lí thuyết, thiếu thực tế, hình thức giảng dạy chủ yếu theo phương pháp truyền thống vì vậy ít phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực

đểđáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho giảng viên theo Đề án về việc đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại cơ sở khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ

hội cọ sát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Các giải pháp cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của giáo viên về vị trí vai trò, đạo đức của người giáo viên, trong tiến trình thực hiện nhiệm vụđào tạo, thông qua cung cấp và yêu cầu giáo viên thường xuyên cập nhật chính sách trong quản lý đào tạo để từng bước thay đổi nhận thức và hành động.

- Đưa kế hoạch dự giờ là việc làm thường xuyên để trao đổi chia sẻ kiến thức, phương pháp giảng dạy. Đối với giáo viên giảng dạy không đáp ứng yêu cầu cần bố trí công việc phù hợp hơn.

- Thường xuyên đánh giá giáo viên từ người học và có hình thức xử lý kịp thời với những giáo viên vi phạm, tâm đức trách nhiệm của người thầy.

- Cần có những văn bản pháp lý về quản lý, đánh giá và đãi ngộ mang tính động lực đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm về quản lý kinh tế

- Tăng cường việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức thực tiễn phong phú. Số lượng giảng viên phải phù hợp với quy mô đào tạo kiến thức quản lý kinh tế của đơn vị hiện nay. Khắc phục tình trạng giáo viên ít nhưng quy mô giảng dạy lại lớn. Cơ cấu giáo viên phù hợp sẽ tạo điều kiên cho giáo viên có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu tốt hơn, tổng kết thực tiễn và rèn luyện kĩ năng, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Cần phải có những chính sách khuyến khích động viên sự tham gia của đôi ngũ giáo viên kiêm nhiệm để họ yên tâm và tích cực thực hiện công tác giảng dạy của mình tốt hơn như: sắp xếp công việc hợp lý, có các chếđộ khuyến khích về tiền lương giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, các loại tiền thưởng...

- Hướng tới lựa chọn cán bộ giảng dạy nội bộ nhiều hơn, đội ngũ cán bộ giảng dạy trong đơn vịđều được chọn lọc từ những cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, có khả năng truyền đạt tốt. Nên có những khóa học đào tạo kỹ năng sư phạm

để tăng khả năng giảng dạy. Cục cảnh sát kinh tế nên mời các chuyên gia uy tín về trao

đổi, thảo luận với đội ngũ cán bộ, chiến sỹđể tăng thêm hiểu biết sâu rộng và cập nhật những kiến thức mới, bắt kịp sự phát triển của thời đại đặc biệt là về các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.

Đối với giáo viên tại các cơ sởđào tạo: đây là nguồn giáo viên đào tạo chuyên sâu. Đối với đối tượng này cũng cần có một số biện pháp nâng cao chất lượng:

Đơn vị cần phải thực hiện tốt bước tìm hiểu về chất lượng đào tạo, vềđội ngũ

giáo viên đang giảng dạy của trường xem có phù hợp với các chuyên ngành cần

đào tạo theo nhu cầu của đơn vị hay không?

Đơn vị cần phải tìm hiểu quá trình giảng dạy của họ tại các trường, các trung tâm hoặc các DN khác trước khi ký hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng với giáo viên thuê ngoài hoặc với các trường đào tạo, đơn vị cần soạn thảo các điều khoản quy định về chất lượng của khoá đào tạo và trách nhiệm của họ trong khoá đào tạo

Trước khi giảng dạy, bộ phận phụ trách đào tạo cần tiến hành trao đổi với đại diện của trường liên kết hoặc với giảng viên giảng dạy về mục tiêu đào tạo,

đối tượng đào tạo, cung cấp cho họ những tài liệu về công ty để họ hiểu rõ hơn về công việc, từđó tạo điều kiện để họ chuẩn bị nội dung và giảng dạy tốt hơn Nếu có điều kiện, nên mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy, hướng dẫn các buổi học để cán bộ nhân viên được mở mang tầm hiểu biết

Giảng viên cần nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy, hoàn thiện những quy tắc, cách thức phối hợp hoạt động chung giữa giảng viên và học viên nhằm thực thi hiệu quả quá trình dạy học, giúp học viên lĩnh hội đầy đủ và sâu sắc nội dung

đào tạo, đạt được mục đích đào tạo đã đề ra.

Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống.

Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào giảng dạy

Tăng cường đối thoại trong giảng dạy, tạo lập những tình huống điển hình đặc trưng cho các nội dung giảng dạy, nâng cao ý nghĩa và tính thiết thực của kiến thức quản lý kinh tế cho học viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)