Tính phù hợp và khoa học của nội dung đàotạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 49 - 50)

Về nội dung đào tạo, nhóm kiến thức cơ bản về quản lý kinh tếđược các cơ sở đào tạo tập trung nhiều hơn, như lập chiến lược quản lý, kỹ năng nghiên cứu, quản lý tài chính/kế toán, nghiên cứu thông tin chính trị, kinh tế quốc tế... được trên 81% cơ sở đào tạo lựa chọn. Nhóm kiến thức giúp nâng cao kĩ năng thực hành như phát triển và quản lý nhóm kinh tế, giải quyết và xử lý tình huống tranh chấp kinh tế, quốc phòng an ninh… được 55-67% cơ sởđào tạo lựa chọn.Các kỹ năng chuyên sâu về quản lý liên quan đến cá nhân nhưđào tạo, hướng dẫn động viên nhân viên, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng quản lý sự thay đổi, quản lý thời gian... có tỷ lệđào tạo thấp hơn, từ 40-55% cơ sởđào tạo lựa chọn. Một số cán bộ

quản lý cho rằng, khi năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý kinh tế còn hạn chế, họ thường mong muốn bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý trước. Những kỹ năng cá nhân có thểđược các cán bộ quản lý tự học thêm. Tuy nhiên, các cần coi trọng cảđào tạo kiến thức lẫn kỹ năng quản lý cá nhân bởi vì những kiến thức và kỹ năng này sẽ cùng hỗ trợ cho các cán bộ cảnh sát kinh tế trong quá trình lãnh

đạo và thực hiện công tác, nhiệm vụ hằng ngày một cách linh hoạt nhất.

Nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế dành cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào hiện nay đang được cấu trúc hợp lý và hệ

thống, tuân thủ theo các văn bản quy định về xây dựng chương trình đào tạo của đơn vị với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ

năng của đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của cán bộ nhân viên trong ngành. Chủđề và nội dung chương trình đào tạo được cấu trúc logic, theo trình tự và mang tính tích hợp, linh hoạt, thể hiện tính khoa học của toàn bộ chương trình đào tạo. Đồng thời, chương trình đào tạo của cảnh sát kinh tế liên tục được rà soát định kỳ nhằm đảm bảo tính thích hợp và cập nhật ở từng nội dung cụ thể và ở

chương trình đào tạo tổng thể.

Nội dung chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế thể hiện được sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Điều này thể hiện trong nội dung của từng phần giảng dạy và trong toàn bộ chương trình

đào tạo.

Nội dung chương trình đào tạo được vận hành một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, có hệ thống và được sự thống nhất giữa các giảng viên. Tính logic của các nội dung trong chương trình dạy học được chú trọng, nhằm đảm bảo cho học viên được tiếp cận các kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên sâu, từ khối lĩnh vực rộng

đến kiến thức chuyên ngành hẹp. Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng học viên và bổ trợ lẫn nhau. Đặc biệt các kiến thức thực tiễn được áp dụng vào giảng dạy đều đảm bảo học viên tiếp thu được các kỹ năng cần thiết để có thể nghiên cứu, thực hành và áp dụng thực tế vào hoạt động công tác tại đơn vị.

Nội dung đào tạo tích hợp cả lý thuyết và thực hành nhằm giúp người học có

điều kiện củng cố lý thuyết và hành thành kỹ năng thực hành, rèn luyện các phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

4.3.3. Tính hp lý ca phương pháp đào to

Đểđào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế có chất lượng, hiệu quả cần thực sựđổi mới phương pháp đào tạo. Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng này là cán bộđã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với họ không giống nhưđối với sinh viên.

Tại Lào, phương pháp đào tạo định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ

năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề cho học viên được đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên có bài thuhoạch, tổng hợp, đánh giá kết quả thực tập.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới toàn diện, chưa bắt kịp với sự cải tiến về nội dung, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao. Trong thời gian gần đây, hệ thống các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, đặc biệt là áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong hầu hết các hệđào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tăng hiệu quả trong truyền tải những kiến thức quản lý

kinh tế vốn được xem là khô cứng. Đồng thời, để khuyến khích việc áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, các cơ sởđào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn ở trong và ngoài nước dành cho các giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chủ yếu là việc làm tự nguyện của các giảng viên và hiệu quả của nhiều bài giảng cũng chưa thật sựđạt yêu cầu, còn có xu hướng chỉđơn thuần thay việc viết bảng trước đây bằng việc dùng thiết bị trình chiếu. Không ít giảng viên vẫn nặng về thuyết trình mà thiếu sự trao đổi, giao lưu, thảo luận với học viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)