Giải pháp gắn kết đàotạ o, bồi dưỡng với quy hoạch sử dụng nhân sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 67 - 68)

Nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cảnh sát kinh tế

hiện nay là một yêu cầu cấp bách, một đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những giải pháp đưa ra đối với công tác bồi dưỡng cán bộ cảnh sát kinh tế vừa phải phù hợp với chính sách (Văn kiện Đảng, văn bản pháp luật của nhà nước, nhất là các văn bản pháp quy của Bộ An ninh Lào) vừa phải luôn phù hợp với

điều kiện đặc điểm của địa phương, và đặc biệt là phải đảm bảo tính khả thi khi vận dụng vào trong thực tế. Những cơ sở (về mặt chính sách) đểđề xuất các giải pháp có thể khái quát, cụ thể là:

- Một số văn kiện của Đảng cộng sản nước Cộng hòa DCND Lào có liên quan

đến công tác bồi dưỡng cán bộ công an đó là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Trong văn kiện Đại hội X, Đảng đã khẳng định trong thời gian vừa qua, công tác cán bộ có một sốđổi mới về nội dung và cách làm "triển khai tương đối đồng bộ các khâu công tác cán bộ: đánh giá, quy hoạch, bồi

dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác luân chuyển và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý bước đầu có chuyển biến tiến bộ, góp phần bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và khắc phục một bước tình trạng hẫng hụt về cán bộ"; Thông báo số172-TB/TW ngày 27/6/2020 về bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 150).

- Một số văn bản chỉđạo của các cơ quan nhà nước trung ương và Bộ An ninh Lào có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cán bộ công an cụ thể như: Quyết định số

874/TTg, ngày 20/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về bồi dưỡng cán bộ công an; Quyết định số 63/2019/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ

về việc thành lập Cục bồi dưỡng cán bộ công an thuộc Bộ An ninh Lào; Quyết định số

74/2020/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ

công an giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 137/2020/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế

quốc tế giai đoạn 2020 - 2030; Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020 phê duyệt định hướng quy hoạch bồi dưỡng cán bộ công an đến năm 2030; Thông tư số 150/2020/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn quản lý và sử

dụng kinh phí bồi dưỡng cán bộ công an; Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng cán bộ công an; Thông tư số 51/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2020 hướng dẫn quản lý và sử

dụng kinh phí bồi dưỡng cán bộ cán bộ công an; Thông tư số 139/2020/TT-BTC quy

định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác bồi dưỡng cán bộ công an.

Nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế là nhân tố

quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của việc cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng đểđảm bảo ổn

định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ

công an nói chung và cán bộ cảnh sát kinh tế nói riêng trong tình hình mới, trong đó xác định công tác bồi dưỡng cán bộ công an nói chung và cán bộ cảnh sát kinh tế nói riêng là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn hiện nay và trong thời kỳ tới.

Dựa trên những định hướng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ

cảnh sát kinh tế nêu trên, đểđảm bảo nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ cảnh sát kinh tế ngang tầm với nhiệm vụ mới, đáp ứng những yêu cầu trước mắt, ổn định và lâu dài thì hoạt động bồi dưỡng cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)