Đánh giá lợi ích các hoạt động ĐMST mang lại cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 47 - 50)

Lợi ích các hoạt động ĐMST

mang lại cho doanh nghiệp

Mức độ đánh giá Rất kém KémTrung

bìnhKháTốt

Phát triển nhanh sản phẩm mới 0.10 1.90 28.70 50.80 18.50 Làm cho đầu tư nghiên cứu và phát

triển mang lại hiệu quả thiết thực 0.80 2.60 33.80 48.70 13.90 Tiếp cận nhanh công nghệ tiên tiến 0.30 1.50 32.40 46.40 19.30 Đưa nhanh công nghệ tiên tiến ra thị

trường 0.70 2.90 40.50 39.90 16.00

Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2019

Đầu tiên, yếu tố lợi ích của các hoạt động ĐMST mang lại cho doanh nghiệp hầu hết được đánh giá ở mức khá. Gần 51% các doanh nghiệp cho rằng, các hoạt động ĐMST giúp họ phát triển nhanh sản phẩm mới. Trong khi đó, với tiêu chí hoạt động ĐMST làm cho đầu tư nghiên cứu và phát triển mang lại hiệu quả thiết thực, và tiếp cận nhanh công nghệ tiên tiến được lần lượt 48.7% và 46.4% doanh nghiệp đánh giá ở mức khá. Với tiêu chí ĐMST giúp các doanh nghiệp đưa nhanh cơng nghệ tiên tiến ra thị trường, 40.5% doanh nghiệp chỉ đánh giá ở mức trung bình.

Thứ hai, mức độ quan trọng của các mục tiêu đặt ra có tác động lớn đến hoạt động ĐMST của doanh nghiệp. Theo điều tra, các doanh nghiệp đều đã nhận thức được tầm quan trọng của những mục tiêu đặt ra đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp khi tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn mức độ quan trọng và rất quan trọng tương đối cao (Bảng 3.2) Cụ thể, có 44.1% doanh nghiệp đánh giá ở mức độ rất quan trọng việc giảm chi phí sản xuất trên từng sản phẩm, 40.9% cải thiện chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, 34.3% tăng thị phần. Ở mức độ quan trọng, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ là mục tiêu được doanh nghiệp quan tâm nhất với (59.0%), Tiếp đó là cải thiện sức khỏe và an tồn lao động (58%) và nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa và dịch vụ (57.1%). Đây là những điểm sáng giúp doanh nghiệp có thêm động lực triển khai các hoạt động ĐMST sau này.

Bảng 3.2: Mức độ quan trọng của các mục tiêu đặt ra đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp

Mục tiêu hoạt động ĐMST của doanh nghiệp Mức độ quan trọng Khơng liên quan Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

Mở rộng quy mơ của hàng hóa và dịch vụ 5.0 17.8 52.1 25.1 Thay thế sản phẩm và quy trình lạc hậu 4.8 15 55.8 24.4

Tham gia thị trường mới 6.5 20.5 47.6 25.3

Tăng thị phần 6.8 13.6 45.3 34.3

Cải thiện chất lượng của hàng hóa và dịch vụ 2.9 4.4 51.7 40.9 Nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa và

dịch vụ 3.2 8.6 57.1 31.2

Nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và dịch

vụ 2.5 6.4 59.0 32.2

Cải thiện sức khỏe và an toàn lao động 3.5 7.9 58 30.7 Giảm chi phí sản xuất trên từng sản phẩm 3.6 5 47.3 44.1

Nguồn: Điều tra ĐMST trong doanh nghiệp, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2019

Cuối cùng, với việc mô tả mức độ ảnh hường từ “Không ảnh hưởng” đến “Ảnh hưởng nhiều”, các doanh nghiệp đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân chính cản trở doanh nghiệp triển khai hoạt động ĐMST. Trong đó, chi phí cho ĐMST có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến việc triển khai hoạt động ĐMST của các doanh nghiệp, Có 45.2% số doanh nghiệp cho biết chi phí cho ĐMST là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ĐMST. Tiếp đó, có 35.7% số doanh nghiệp e ngại về rào cản thị trường trong việc triển khai ĐMST. Yếu tố nhân lực cũng là một nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ĐMST của doanh nghiệp (28.3% doanh nghiệp).

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w