Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 72)

Giả thuyếtKết quả nghiên cứu

H1 Ủng hộ H2 Không ủng hộ H3 Ủng hộ H4 Ủng hộ H5 Không ủng hộ H6 Không ủng hộ H7 Không ủng hộ H8 Không ủng hộ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ngồi ra, với các biến kiểm sốt, ta thấy rằng lượng vốn, lượng lao động và số năm hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, khi lượng vốn và lao động tăng 1% thì doanh thu trung bình tăng lần lượt 0.781% và 0.421%, và khi doanh nghiệp tăng 1 năm hoạt động thì doanh thu trung bình cũng tăng lên 1.06% khi các nhân tố khác khơng đổi. Trong khi đó, khơng có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khi xét đến sự khác biệt theo quy mơ và loại hình doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. Kết luận

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá vai trị của cơng nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo. Thông qua dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 2012-2018 của hơn 19.000 doanh nghiệp Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng một số hoạt động đổi mới sáng tạo có vai trị làm tăng doanh thu của doanh nghiệp như: hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các dự án và sáng kiến đang thực hiện, bằng sáng chế cấp quốc gia cũng như hoạt động tiếp nhận bằng sáng chế cấp quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn và lao động có tác động tích cực đối với doanh thu góp phần củng cố tính đúng đắn của hàm sản xuất Cobb-Douglas. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tuổi đời của các doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo cũng có tác động tích cực đến doanh thu.

4.2. Một số kiến nghị

Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố cơng nghệ cụ thể là chi phí bỏ ra cho cơng nghệ khơng có ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến chế tạo. Trong chương 3 đã thống kê và khái quát về thực trạng công nghệ quan trọng nhất và quan trọng thứ hai tại các doanh nghiệp. Dữ liệu chỉ ra máy móc do con người điều khiển đều chiếm xấp xỉ 80% trong cả hai loại máy móc và cơng nghệ. Điều này gợi ý rằng các doanh nghiệp nên đa dạng hóa hoặc chuyển dịch cơ cấu máy móc và cơng nghệ tại doanh nghiệp. Cùng với đó từ dữ liệu và kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một tồn tại rằng: Rất ít doanh nghiệp đầu tư chi phí để mua sắm các loại máy móc và công nghệ với giá thành cao. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến chế tạo có hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh cùng với việc được cấp nhiều bằng sáng chế cấp quốc gia và quốc tế hơn trong giai đoạn 2012-2018 có doanh thu đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và doanh nghiệp như sau:

4.2.1. Đối với chính phủ

Xây dựng các chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp chi tiêu mua sắm máy móc thiết bị đổi mới cơng nghệ trong doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập. Các doanh nghiệp chế biến chế tạo thường phải đầu tư nhiều tài sản vào tài sản cố định có thời gian khấu hao dài như: nhà xưởng, máy móc,… Chính vì thế, các ưu đãi thúc đẩy việc mua sắm và đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp và tạo lợi thế giúp các doanh nghiệp chế biến chế tạo phát huy năng lực sản xuất tạo ra doanh thu cao hơn.

Tăng cường quản trị công cho hệ thống đổi mới sáng tạo: Hiện nay, công tác quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều bất cập do thiếu các cam kết, sự phối hợp và thực hiện chính sách của chính phủ một cách hiệu quả. Do đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và lôi kéo sự tham gia của các doanh nghiệp vào q trình hoạch định chiến lược và chính sách. Đồng thời, chính phủ cần thiết lập được cơ sở pháp lý cho lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và một số thể chế mới tham gia quản lý, tài trợ cho R&D.

Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo mơi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học cơng nghệ phát triển tài năng và được hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Tăng cường nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục và kỹ năng. Mở rộng cơ hội chun mơn hóa theo ngành nghề ở bậc trung học phổ thông và nâng cao vị thế của đào tạo nghề, mở rộng cơ hội vừa học vừa làm và học tập suốt đời.

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận kết quả nghiên cứu của các viện, trường đại học; kết nối và khai thác các kết quả nghiên cứu phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phục vụ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận kho cơng trình nghiên cứu

của Bộ Khoa học và Công nghệ một cách công bằng, rõ ràng, đầy đủ, minh bạch theo cơ chế thị trường. Đây là một nguồn tài ngun vơ cùng có giá trị với đất nước, với xã hội đặc biệt là với các doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng dỡ bỏ các rào cản, giải phóng tối đa tiềm năng sáng tạo, đánh giá công khai, minh bạch kết quả hoạt động nghiên cứu.

Ngồi ra, chính phủ cần hồn thiện chính sách tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam. Bởi hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng thường đi kèm bên cạnh đó là việc tiếp nhận và chuyển giao cơng nghệ từ các nước phát triển vào Việt Nam. Đây cũng là một hình thức giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ nhằm tiếp thu và học hỏi những công nghệ mới trong sản xuất hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng kinh tế.

4.2.2. Đối với doanh nghiệp

Kết quả chỉ ra chi phí đầu tư vào cơng nghệ và máy móc thiết bị đang khơng ảnh hưởng tới doanh thu chứng tỏ các doanh nghiệp chế biến chế tạo hiện nay đang đầu tư không hiệu quả vào cơng nghệ và máy móc thiết bị hiện tại, một số hoạt động đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho các doanh nghiệp chế biến chế tạo như sau:

Chuyển dịch cơ cấu máy móc quan trọng thứ nhất và máy móc thiết bị quan trọng thứ hai sang máy móc do máy tính điều khiển. Cụ thể là, xây dựng các phần mềm quản

lý và tự động hóa trong q trình sản xuất, thay thế dần các máy móc do con người điều khiển để tối ưu hóa cơng năng của máy móc cơng nghệ cao.

Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới bằng việc đầu tư và phát

triển bộ phận R&D để tự tạo ra những công nghệ mới, điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động về doanh thu, lợi nhuận, cũng như tăng lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.

Thúc đẩy các dự án, sáng kiến đang thực hiện. Các dự án nghiên cứu đang thực

thực hiện các dự án trong tương lai, tuy nhiên khơng vì thế mà các doanh nghiệp thúc đẩy việc nghiên cứu chỉ vì số lượng mà cũng cần xem xét lại tính khả thi và hiệu quả để chọn lọc các dự án triển vọng nhất trong khả năng nguồn lực nhân sự và năng lực tài chính của mình. Do đó, đối với các dự án nghiên cứu đang được thực hiện cần tiếp tục triển khai cũng như đẩy mạnh nghiên cứu tuy nhiên cũng cần chọn lọc để tìm ra những dự án tốt, có triển vọng và xem xét dừng nghiên cứu đối với những dự án có tính khả thi thấp bởi theo kết quả nghiên cứu chỉ ra các nghiên cứu trong q khứ khơng có ý nghĩa ảnh hưởng làm tăng doanh thu, thay vào đó có thể cải thiện bằng cách mua lại các bằng sáng chế từ bên ngoài.

Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong tương lai ở cả chiều rộng và chiều sâu. Đổi mới sáng tạo có thể thực hiện ở nhiều phòng ban và khâu sản xuất khác nhau.

Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh hợp tác trong việc nghiên cứu và phát triển với các đối tác để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và tận dụng lợi thế từ các đối tác.

Tiếp nhận công nghệ mới từ bên ngồi thơng qua hợp tác, tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Điều này giúp các doanh nghiệp bắt kịp với sự phát triển

công nghệ của các doanh nghiệp trong khu vực cũng như trên thế giới.

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

4.3.1. Gia tăng số lượng và chất lượng bằng sáng chế cấp quốc gia và cấp quốc tế

Tăng cường số lượng bằng sáng chế cấp quốc gia và quốc tế của doanh nghiệp bằng hai hình thức, nghiên cứu hoặc mua lại các bằng sáng chế cấp quốc gia. Việc mua lại bằng sáng chế cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nghiên cứu các đổi mới phụ trợ để tập trung cho các nghiên cứu cốt lõi, giúp giảm thời gian của doanh nghiệp để sử dụng tối ưu nguồn nhân lực.

Các bằng sáng chế cấp quốc tế đang được doanh nghiệp sử dụng hiện cũng có tác động đến doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh nghiệp cũng nên tích cực xem xét và chọn để mua và tiếp nhận các bằng sáng chế từ nước ngoài giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình cụ thể là doanh thu.

4.3.2. Sử dụng toàn bộ nguồn lực để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanhnghiệp nghiệp

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hương Giang và cộng sự (2021) về thực trạng đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp Fargreen đã chỉ ra năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đến từ toàn bộ các thành viên cũng như đối tác của doanh nghiệp. Điều này chính là một gợi ý quý báu cho tất cả các doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể lấy ý kiến từ nhân viên để thực hiện các ý tưởng liên quan đến đổi mới sáng tạo tổ chức hoặc quy trình. Ngồi ra, các ý kiến từ khách hàng chính là những gợi ý cho đổi mới sáng tạo về sản phẩm của doanh nghiệp. Việc đổi mới sáng tạo chính là cải tiến để thích nghi và phát triển, do đó các doanh nghiệp cần lắng nghe và thu thập những ý kiến của các thành viên và khách hàng để cải tiến phù hợp nhất đối với thực trạng của mình. Bên cạnh đó, để phát huy tốt hơn khả năng đổi mới sáng tạo của nhân sự hiện có, doanh nghiệp cần tạo cơ hội nâng cao tay nghề cho nhân viên và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ngắn hạn bằng cách hỗ trợ về mặt thời gian và chi phí cho cơng tác đào tạo.

4.3.3. Thực hiện đổi mới sáng tạo theo từng loại hình cụ thể

Ở nghiên cứu này, tác giả đánh giá ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo theo hoạt động riêng lẻ chứ chưa đánh giá theo từng loại hình cụ thể, do đó tác giả kiến nghị các doanh nghiệp có thể phân chia các hoạt động đổi mới theo từng nhóm như: đổi mới về sản phẩm, đổi mới về quy trình, đổi mới về tổ chức để từ đó có thêm đánh giá và nhận xét về hiệu quả cụ thể. Ngoài ra, việc này cũng giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn về hiệu quả của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp mình, từ đó có thêm những phương hướng triển khai hiệu quả. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có đặc điểm riêng và việc áp dụng đổi mới sáng tạo sẽ đưa ra kết quả khác biệt. Ví dụ đối với ngành ngân hàng, Nguyễn An Huy và cộng sự chỉ ra rằng: hoạt động đổi mới về sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh trong khi đổi mới về tổ chức lại có ảnh hưởng ngược chiều và đổi mới về quy trình lại khơng có mối liên hệ. Do đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc giải pháp này để áp dụng đối với doanh nghiệp mình.

4.3.4. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho đổi mới công nghệ

Đa phần các doanh nghiệp đổi mới công nghệ một cách thụ động, do nhu cầu phát sinh trong q trình sản xuất, kinh doanh, khơng có kế hoạch cụ thể. Doanh nghiệp cần chủ động rà soát, đánh giá một cách khách quan việc ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong sản xuất - kinh doanh xem mình đang đứng ở vị trí nào. Trình độ khoa học cơng nghệ ở mức tiên tiến, trung bình hay lạc hậu (tính lỗi thời của cơng nghệ đang sử dụng) từ đó xác định các cơng nổi bật trên thị trường có thể thay thế cho cơng nghệ đó; tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ đạt bao nhiêu % doanh thu; đánh giá khả năng tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp xem khó khăn nhất, yếu nhất ở khâu nào để làm cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc đổi mới công nghệ sao cho linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng doanh nghiệp.

4.3.5. Tập trung nhiều hơn cho công tác lựa chọn công nghệ

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp đang chưa sử dụng được các nhân tố về công nghệ một cách hiệu quả, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn công nghệ và nhà cung cấp dẫn đến chi phí tiếp nhận và khai thác công nghệ cao mà mức độ phù hợp của công nghệ cũng khơng được đảm bảo. Do đó, dựa vào lộ trình đổi mới cơng nghệ, đánh giá nhu cầu của thị trường trong tương lai, xác định những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó, các doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp công nghệ phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

4.3.6. Tăng cường hợp tác, chia sẻ tri thức về đổi mới công nghệ

Mặc dù số doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ thời gian qua đã tăng, nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, với phương thức chính là mua cơng nghệ của nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. Các doanh nghiệp cần tăng cường sự hợp tác, chia sẻ kiến thức về đổi mới công nghệ và tăng cường đổi mới công nghệ từ trong nước để giảm bớt rủi ro trong việc đầu tư công nghệ và các thách thức của mơi trường kinh tế tồn cầu. Bên cạnh đó, liên kết với các tổ chức nghiên cứu, chính phủ, tạo nên các đối tác mới và

phát triển các giải pháp sáng tạo của mình, đảm bảo xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp, từ thực tế sản xuất và được áp dụng ngay vào sản xuất, tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm.

4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng trong tương lai

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ giới hạn tác động của công nghệ và đổi mới sáng

tạo đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo. Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm riêng biệt khác nhau về cơ cấu tài sản, doanh thu cũng như sự chú trọng khác nhau trong đổi mới sáng tạo. Chính vì thế, kết quả của nghiên cứu này chưa thể khái đưa ra gợi ý cũng như giải pháp cho các ngành kinh tế khác như:

Một phần của tài liệu Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w