LY HÔN 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 98 - 100)

Khoản 8 Điều 8 Luật HNGĐ 2000 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng của cả hai vợ chồng.

Ly hôn là hành vi có ý chí của vợ chồng trên cơ sở yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng; ngoài ra không chủ thể nào khác có quyền yêu cầu ly hôn.việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp Luật tố tụng dân sự.

Như vậy ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai bên còn sống.Trường hợp vợ hoặc chồng của bị tuyên bố là mất tích có yêu cầu ly hôn thì Tòa án xử cho ly hôn bằng bản án. Nếu sau đó người bị mất tích trở về và có yêu cầu Tòa án hủy bản án tuyên bố người đó mất tích và người vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thìviệc giải quyết ly hôn trước đó vẫn có giá trị pháp lý.

2.Căn cứ ly hôn ( Điều 89)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Tòa án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy:

+ Tình trạng vợ chồng trầm trọng. + Đời sống chung không thể kéo dài. + Mục đích hôn nhân không đạt được. Đồng thời dựa vào tám nguyên nhân sau: + Không có con + Tính tình không hợp + Mâu thuẫn + Đánh đập, ngược đãi + Ngoại tình + Xa cách lâu năm + Kinh tế gia đình + Nguyên nhân khác.

3. Các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân - gia đình

- Thuận tình ly hôn ( Điều 9): Cả hai cùng thuận tình và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án xử cho ly hôn bằng bản án hay quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

- Ly hôn do một bên yêu cầu ( Điều 91 ) - xin ly hôn đơn phương.

- Xin ly hôn do một bên mất tích..

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có quyền yêu cầu xin ly hôn. Khoản 2 - Điều 85 qui định rõ: "Trong trường hợp người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xIn ly hôn".

4. Đường lối giải quyết ly hôn

- Khuyến khích hòa giải ở cơ sở (tổ, khu phố)

- Thụ lý yêu cầu ly hôn và tiến hành hòa giải tại Tòa án. + Nếu hòa giải thành thì ra quyết định hòa giải thành

+ Nếu hòa giải không thành thì ra quyết định hòa giải không thành và ra bản án công nhận sự thuận tình ly hôn của cả hai vợ chồng

b. Hậu quả pháp lý củaviệc ly hôn

- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: chấm dứt quan hệ vợ chồng

trước pháp luật

- Quan hệ giữa cha mẹ - con sau khi ly hôn:Việc giải quyết cho ai nuôi con trước hết dựa trên cơ sở do vợ, chồng thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Đối với con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu các bên không có thỏa thuận khác, theo Luật Hôn nhân - gia đình 1986 quy định con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ, nhưng Luật hôn nhân - gia đình 2000 quy định con dưới 3 tuổi giao cho người mẹ. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).

* Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

- Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó.

- Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì nên chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vàoviệc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coI như lao động có thu nhập.

+ Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Việc xác định khối lượng tài sản chung của vợ chồng và phần chênh lệch căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử.

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w