Cấu thành của quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

VII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm quan hệ pháp luật

2. Cấu thành của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể.

a. Chủ thể quan hệ pháp luật.

* Khái niệm:Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật. Chủ thể của QHPL là cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) và tham gia vào QHPL.

Năng lực pháp luật là khả năng của các cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định theo qui định của pháp luật. Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người mới sinh ra và tồn tại cho đến khi người đó chết.

Năng lực hành vi là khả năng của các cá nhân hay tổ chức bằng hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo qui định của pháp luật. Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi con người đạt đến một độ tuổi nhất định và phải có trạng thái thần kinh bình thường, tức là không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình. Thông thường, pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều lấy tuổi 18 là tuổi xác định con người có năng lực hành vi đầy đủ. Dưới 18 tuổi, con người có thể có năng lực hành vi hạn chế.

Năng lực hành vi hạn chế là năng lực hành vi mà chủ thể pháp luật có thể có trong một số lĩnh vực nhất định. Năng lực hành vi hạn chế xuất hiện sớm nhất là năng lực hành vi dân sự. Theo qui định của BLDS nước ta( Điều 23) thì năng lực hành vi dân sự hạn chế có thể xuất hiện khi con người đủ 6 tuổi. Những người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, ngoài những giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, khi thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo đồng ý. Những người mặc dù đã thành niên nhưng mắc các bệnh tâm thần không thể Điều khiển được hành vi của mình và không ý thức được hậu quả pháp lý của nó vì họ là những người không có năng lực hành vi.việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ phải thông qua người đại diện hợp pháp.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, những người đã thành niên và không mắc các bệnh tâm thần nhưng nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi hành vi dân sự của người đó.

Ở nước ta, theo qui định của BLLĐ ( Điều 6) năng lực hành vi lao động hạn chế xuất hiện khi con người đủ 15 tuổi. Năng lực hành vi chịu trách nhiệm hành chính xuất hiện khi con người đủ 14 tuổi - đối với VPHC cố ý và đủ 16 tuổi đối với mọi VPHC do mình gây ra. Năng lực hành vi chịu TNHS xuất hiện khi con người từ đủ 14 tuổi - đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng và từ đủ 16 tuổi - đối với mọi tội phạm ( Điều 12- BLHS).

Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể QHPL vừa phải có NLPL, vừa phải có NLHV.NLPL là tiền đề của NLHV. Không thể có NLHV nếu không có NLPL. Đối với các pháp nhân thì NLPL và NLHV xuất hiện cùng một lúc, nhưng đối với cá nhân thì NLPL nóI chung xuất hiện trước, NLHV xuất hiện sau. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý có những QHPL mà chủ thể pháp luật phải trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ, họ không thể nhờ người đại diện thực hiện thay được. Ví dụ:việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử,việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động,việc thực hiện quyền đăng ký kết hôn... Đối với những QHPL này, NLPL và NLHV của các chủ thể pháp luật xuất hiện cùng một lúc. Năng lực bầu cử và ứng cử 18 và 21 tuổi, năng lực lao động - 16 tuổi, năng lực kết hôn - nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi...

* Các loại chủ thể của QHPL

Các chủ thể của QHPL có thể chia làm 4 loại sau:

- Thể nhân (cá nhân - Physical person): bao gồm 3 loại là công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và người không quốc tịch.

So với công dân Việt Nam thì công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú trên Việt Nam có NLPL hạn chế hơn. Ví dụ : họ không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, không thể giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy pháp luật, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động công ích. Tuy nhiên, trên cơ sở tôn trọng các quyền cơ bản của công dân và của con người Nhà nước ta luôn thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của họ.

- Pháp nhân (Juridical person): là tổ chức có những dấu hiệu cơ bản sau đây:

1. Được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

4. Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập.

- Nhà nước là pháp nhân đặc biệt, là chủ thể đặc biệt của QHPL. Khi tham gia các quan hệ quốc tế như ký kết các Điều ước quốc tế, Nhà nước tham gia với tư cách là một pháp nhân. Trong quan hệ sở hữu, Nhà nước với tư cách một pháp nhân là chủ sở hữu của đất đai, rừng núi, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất. Nhưng Nhà nước lại như một pháp nhân mẹ chứa đựng trong lòng mình nhiều pháp nhân là các tổ chức và cơ quan của Nhà nước. Các cơ quan tổ chức của Nhà nước trực tiếp tham gia vào các QHPL với các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể của một số QHPL. Ví dụ: Hộ gia đình là chủ thể của một số QHPLDS và đất đai, một số Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, cũng có thể là chủ thể của QHPLDS.

b. Khách thể của QHPL.

- Khái niệm: Khách thể của QHPL là những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Khách thể của QHPL có thể chia làm 3 loại:

- Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, đá quí, nhà ở,ô tô, xe máy, các loại hàng hóa khác.

- Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già, trẻ em, bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay, hướng dẫn người đi du lịch, tham quan...

- Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người.

Khách thể của QHPL chính là cái mà vì nó các chủ thể pháp luật tham gia vào QHPL. Ví dụ: Trong quan hệ mua bán nhà ở, ngôi nhà được coI là khách thể của QHPL này. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, khách thể của QHPL hợp đồng không phải là hàng hóa mà là sự vận chuyển hàng hóa. Trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả của một sản phẩm lao động sáng tạo thì khách thể của QHPL là quyền tác giả.

c. Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của QHPL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia QHPL.

* Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định khi tham gia QHPL.

Quyền chủ thể bao gồm 3 yếu tố sau:

- Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.

- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc yêu cầu chúng phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này.

- Khả năng của chủ thểyêu cầu các cơ quan pháp luật có thẩm quyền can thiệp bảo vệ lợi ích của mình.

* Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứngviệc thực hiện quyền của chủ thể khác.

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bao gồm 2 yếu tố:

- Phải thực hiện các xử sự mà pháp luật bắt buộc. Hành vi bắt buộc này có thể mang tính chủ động, nghĩa là phải thực hiện một hành động nhất định hoặc mang tính thụ động, tức là tự kiềm chế khôngvi phạm các Điều cấm đoán.

- Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đúng các qui định của pháp luật.

Trong mối quan hệ pháp luật thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPL gắn bó với nhau.việc thực hiện quyền của một chủ thể pháp luật này thường là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể khác và ngược lại.

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w