Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 31 - 33)

VI. QUI PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT

b. Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu

cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ1: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” ( Điều 57 Hiến phápnăm 1992) (được làm gì)

Ví dụ 2: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của

pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”( Điều 14BLDS 2005).

Ví dụ 3: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hay nhờ cha mẹ quản lý” ( Điều 45 Luật HNGĐ 2000).

* Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn). Ví dụ: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng. ( Điều 17 Luật HNGĐ 2000); “Hình phạt tử hình được thi hành bằnghình thức xử bắn” (K3-Đ229- BLTTHS)

Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, Ví dụ: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài” (Điều 12 Luật HNGĐ 2000); “Trong trường hợp các bên thỏa thuậnviệc trả tiền thuê theo kỳ hạn, thì bên cho thuê có quyền đơn phươngđình chỉ thực hiện hợp đồng thuê, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luạt có qui định khác”. (K2-Đ486-BLDS)

c.Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện

pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ra trong phần qui định.để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếuvi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ1: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 BLHS 1999).

Ví dụ 2: “Người nào đua trái phép xe ôtô, xe máy hay các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cònvi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm ” (Đ207-BLHS: Tội đua xe trái phép).

Các biện pháp tác động mà Nhà nước nêu ra trong chế tài pháp luật rất đa dạng, đó có thể là:

- Những biện pháp cưỡng chế Nhà nước mang tính trừng phạt có liên quan tới trách nhiệm pháp lý. Loại chế tài này gồm có:

+ Chế tài hình sự; + Chế tài hành chính; + Chế tài dân sự; + Chế tài kỷ luật;

- Có thể chỉ là những biện pháp chỉ gây ra cho chủ thể những hậu quả qbất lợi như đình chỉ, bãi bỏ các văn bản sai trái của cơ quan cấp dưới, tuyên bố hợp đồng vô hiệu và các biện pháp khác.

Chế tài quy phạm pháp luật có thể là cố định hoặc không cố định. Chế tài cố định là chế tài quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cần phải áp dụng đối với chủ thểvi phạm quy phạm pháp luật đó.

Chế tài không cố định là chế tài không quy định các biện pháp tác động một cách dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất và mức cao nhất của biện pháp tác động. Ví dụ: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”(khoản 1, Điều 106 BLHS 1999). Việc áp dụng biện pháp nào, mức độ bao nhiêu là do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của vụviệc cần áp dụng.

Lưu ý:* Không phải mọi trường hợp các QPPL đều có đầy đủ 3 bộ phận.

Nhiều QPPL chỉ có bộ phận giả định và qui định, còn 1 bộ phận khác được qui định ẩn hay được viện dẫn ở QPPL khác hay ở VBPL khác.

Ví dụ: "Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị phạt tù từ 1 đến 3 năm". ( Điều 107 - BLHS 1999); "Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định" ( Điều 131 Hiến pháp1992).

* Trong một QPPL: trật tự giả định, qui định và chế tài có thể bị đảo lộn.

Ví dụ: "Việc điều tra kết thúc khi cơ quan Điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hay đình chỉ điều tra". (Luật TTHS)

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w