hợp pháp và đang tồn tại.
- Người thừa kế là con bao gồm con đẻ và con nuôi. Đối với con đẻ xác định là con trong giá thú và con ngoài giá thú đều được hưởng di sản thừa kế.
+ Con nuôi được thừa kế di sản của cha, mẹ nuôi đồng thời vẫn được thừa kế di sản theo Điều 679 và Điều 680 của BLDS. Qui định này được hiểu như sau: Con nuôi được quyền thừa kế di sản của cha, mẹ nuôi mà không có quyền thừa kế của những người khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Do đó con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nhận nuôi mình, anh chị em ruột của con đẻ người nhận nuôi mình.
+ Người đi làm con nuôi của người khác vẫn được thừa kế theo huyết thống được qui định tại Điều 679 và Điều 680 giống như người không đi làm con nuôi của người khác.
- Đối với những người ở hàng thừa kế thứ 2 thì anh chị em ruột được hiểu là: một người mẹ sinh ra bao nhiêu người con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh chị em ruột của nhau không phụ thuộc và cùng cha, khác cha; một người cha có bao nhiêu người con đẻ thì bấy nhiêu người con
đó là anh chị em ruột của nhau không phụ thuộc vào cùng mẹ hay khácmẹ. Vì vậy, con riêng của vợ, của chồng, con đẻ của một người và con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau.
*Thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, thừa kế thế vị đặt ra khi có những dấu hiệu sau: + Dấu hiệu về thời gian: chết trước
+ Về quan hệ: mối quan hệ giữa ông bà nội, ngoại với các cháu, các cụ nội ngoại với các chắt.
Ví dụ : ông A có bà người con là C, D, và E. Năm 1981 anh C kết hôn với chị M sinh được hai con là K và H. Năm 1994 anh C bị tai nạn chết. Năm 2000 ông A chết sau đó những người thừa kế yêu cầu chia ngôi nhà ông A trị giá 180 triệu đồng. Trong trường hợp này vào thời điểm mở thừa kế có hai người con là D và E còn sống, còn vợ ông A và anh C đã chết trước ông A, do vậy hai con của anh C được thừa kế thế vị theo Điều 680 của BLDS như sau :
Di sản của ông A được chia làm ba phần, trong đó D được hưởng 60 triệu, E hưởng 60 triệu, K và H hưởng thừa kế thế vị (K hưởng 30 triệu, H hưởng 30 triệu) phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống.
Đặc điểm :
- Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật.
- Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết, chắt phải còn sống vào thời điểm cụ chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm ông bà (hoặc cụ chết) nhưng đã thành thai trước thời điểm đó cũng được thừa kế thế vị.
- Nếu có nhiều người thừa kế thế vị nhưng chỉ được hưởng phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống.
B. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHI. KHÁI NIỆM I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân - gia đình là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thể chế hoá nhằm điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản).
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh a. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật HNGĐ đó là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác.
b. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật HNGĐ hết sức mềm dẻo, chủ yếu là khuyến khích các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ và quyền hôn nhân - gia đình. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới dùng biện pháp cưỡng chế: hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên,... (Điều 16, Điều 14, Điều 41 Luật HNGĐ 2000).