GIAO DỊCH DÂN SỰ

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 87 - 89)

1.Khái niệm và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

a. Khái niệm:Theo Điều 121của BLDS 2005 thì “giao dịch dân sự là

hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng dân sự của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.

Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh quan hệ dân sự mà không cần ý chí của

các chủ thể khác. Chẳng hạn việc lập di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác không cần sự đồng ý của người thừa kế theo di chúc.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.

b. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: Theo quy định

tại Điều 122 thì một giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận có hiệu lực pháp lý khi đảm bảo các điều kiện sau :

* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự:

- Đối với cá nhân: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình có quyền tự mình tham gia mọi giao dịch dân sự. Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có quyền tự mình tham gia giao dịch dân sự nhỏ phục vụ nhu cầu hàng ngày. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự (người bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc người dưới 6 tuổi) pháp luật không cho phép họ tự mình tham gia giao dịch dân sự mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Trong các giao dịch dân sự có đối tượng là tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người (mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì việc xác lập giao dịch dân sự ngoài đảm bảo tư cách chủ thể của mình còn phải có đủ tư cách đại diện cho các đồng sở hữu chủ khác

- Đối với các chủ thể khác như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì phải bảo đảm tư cách chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự. Khi tham gia giao dịch dân sự các chủ thể này thông qua người đại diện (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền).

* Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không trái pháp luật, đạo đức xã hội:

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà các bên mong muốn đạt tới khi xác lập giao dịch dân sự. Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các Điều khoản cam kết trong giao dịch, qui định các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. giao dịch trái pháp luật như: mua bán tài sản pháp luật cấm ( mua bán đất đai, ma tuý), cho vay tiền để đánh bạc, đòi các khoản tiền doviệc bán dâm, đánh bạc mang lại...

* Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện: Trong trường hợp thiếu sự tự nguyện thì trái với bản chất của giao dịch dân sự và giao dịch dân sự có thể bị coi là vô hiệu trong trường hợp sau : giao dịch dân sự giả tạo; giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn; giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối, đe doạ.

* Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với qui định của pháp luật: Hình thức của giao dịch dân sự thường được thể hiện dưới các hình thức như sau : Bằng lời nói; Bằng hành vi cụ thể; Bằng văn bản thường hoặc

văn bản có chứng thực, chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc phải đăng ký, xIn phép: hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất... Điều kiện về hình thức chỉ bắt buộc khi pháp luật có quy định.

2.Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý

* Khái niệm và các loại giao dịch dân sự vô hiệu:

Điều 127 BLDS qui định: Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch vi phạm một trong các điều kiện vô hiệu .

* BLDS phân thành các loại giao dịch dân sự vô hiệu như sau : - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội .

-Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ qui định về hình thức. - Giao dịch dân sự vô hiệu do thiếu sự tự nguyện của các chủ thể tham gia.

-Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện.

* Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Về nguyên tắc giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

Đối với trường hợp đối tượng là tài sản không còn nên các bên không thể hoàn trả được bằng hiện vật mà phải hoàn trả cho nhau bằng tiền.

Tuỳ từng trường hợp xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo qui định của pháp luật (khoản tiền lãi các bên đã trả cho nhau trong hợp đồng vay ngoại tệ mà không thuộc đối tượng Nhà nước cho phép thì tịch thu, sung công quỹ Nhà nước)

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w