CHƯƠNG 3: LUẬT HIẾN PHÁP - LUẬT HÀNH CHÍNH A. LUẬT HIẾN PHÁP
I.. KHÁI NIỆM LUẬT HIẾN PHÁP
1.Định nghĩa: Luật Hiến pháplà một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các QPPL do Nhà nước ban hành hay thừa nhận để điều chỉnh những QHXH quan trọng nhất gắn liền vớiviệc xác định chế độ KT-VH-XH-GD-KH-CN, chính sách quốc phòng và an ninh, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
2.Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
a) Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháplà các QHXH được Luật Hiến pháptác động bao gồm các nhóm quan hệ sau:
- Các quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị bao gồm quan hệ giữa Nhà nước với Đảng cộng sản Việt Nam, với nhân dân, với các tổ chức xã hội, với các dân tộc khác, với các Nhà nước khác và với các tổ chức quốc tế.
- Các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế bao gồm các quan hệ về sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; các quan hệ phân phối sanr phẩm lao động;
các quan hệ về quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các quan hệ giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế tạo nên cơ sở kinh tế của Nhà nước..
Theo Hiến pháp1959 có 4 hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, người lao động riêng lẻ, nhà tư sản dân tộc.
Theo Hiến pháp1980: có 2 hình thức sở hữu là Nhà nước và tư nhân, tương ứng có 2 thành phần kinh tế là Quốc doanh và tập thể (tổ hợp tác, HTX).
Theo Hiến pháp1992 có 3 hình thức sở hữu là sở hữu Nhà nước (toàn dân), tập thể, tư nhân ( Điều 15-Hiến pháp1992); tương ứng có 5 thành phần kinh tế là: kinh tế quốc doanh (Nhà nước); kinh tế HTX (Tập thể), kinh tế Tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình
Hiến pháp1992 sửa đổi, bổ sung 2001 bổ sung thêm 02 thành phần kinh tế mới là: thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ (thay thế cho thành phần kinh tế cá thể, Hộ gia đình trước đây) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .
- Nhóm các quan hệ chủ yếu về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
- Nhóm các quan hệ chủ yếu giữa Nhà nước và công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tập trung trong nhóm quan hệ này là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành và hoạt động của cơ quan Nhà nước.
b.Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháplà những cách thức mà Nhà nước tác động đến các QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến phápnhằm thiết lập một trật tự nhất định phù hợp với ý chí Nhà nước.
Quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước là những quan hệ xã hội rất quan trọng, là những quan hệ có tính chất cơ sở cho mọi quan hệ xã hội khác. Do đó, với tư cách là một ngành luật công pháp quốc nội, Luật Hiến phápthường sử dụng phương pháp định nghĩa, bắt buộc, quyền uy để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3. Qui phạm luật Hiến phápvà Quan hệ luật Hiến pháp.
a.Qui phạm Luật Hiến pháp
Qui phạm Luật Hiến pháplà những qui tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh những QHXH quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, chính sách quốc phòng và an ninh, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Quy phạm luật Nhà nước có những đặc điểm sau:
- Phần lớn các qui phạm luật Nhà nước được ghi trong Hiến phápvà ngược lại phần lớn các qui định trong Hiến pháplà những qui phạm luật Nhà nước. Chính vì vậy mà Luật Nhà nước còn được gọi là Luật Hiến pháp.
- Các qui phạm Luạt Hiến phápchủ yếu chỉ có phần giả định và qui định. Rất ít các qui phạm Luật Nhà nước có phần chế tài. Sỡ dĩ như vậy là vì bắt nguồn từ đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp, các QPPL Hiến phápchỉ qui định một cách chung nhất, trên cơ sở đó các ngành luật khác sẽ cụ thể hóa trong từng trường hợp xác định và qui định các biện pháp chế tài cụ thể.
b.Quan hệ Luật Hiến pháp.
Quan hệ Luật Hiến pháplà những QHXH được điều chỉnh bằng các qui phạm Luật Hiến pháp.
• Chủ thể quan hệ Luật Hiến pháp.
- Nhân dân: Bao gồm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là một loại chủ thể đặc biệt của quan hệ Luật Hiến pháp.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Các cơ quan Nhà nước và những người có chức trách trong các cơ quan Nhà nước.
- Các tổ chức chính trị - xã hội và những người có chức trách trong các tổ chức chính trị - xã hội.
- Các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Đây là chủ thể đặc biệt của quan hệ Luật Hiến pháp
- Công dân Việt Nam và những người không có quốc tịch Việt Nam.
• Khách thể của quan hệ Luật Hiến pháp.
- Lãnh thổ quốc gia và địa giới hành chính giữa các địa phương - Những giá trị vật chất như: đất đai, rừng núi, sông hồ, nước, tài
nguyên trong lòng đất...
- Những lợi ích tinh thần của cá nhân như danh dự, nhân phẩm, quyền tự do...
- Hành vi của con người và các tổ chức như học tập, lao động, trình dự án luật.
4. Hiến phápXHCN - Luật cơ bản của Nhà nước XHCN
Hiến pháplà một đạo luật cơ bản, khác với những đạo luật khác.
Tính chất cơ bản của Hiến pháptrong Nhà nước XHCN thể hiện trên nhiều phương diện:
- Trước hết, Hiến phápXHCN là văn bản duy nhất qui địnhviệc tổ chức quyền lực Nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Ở từng giai đoạn phát triển, Hiến phápXHCN là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những qui phạm pháp luật.
- Xét về nội dung, nếu các luật khác thường chỉ điều chỉnh các QHXH thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội thì đối tượng điều
chỉnh của Hiến phápXHCN rất rộng, đó là những QHXH cơ bản liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi công dân trong xã hội như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Xét về mặt pháp lý, Hiến phápXHCN có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Đặc tính đó của Hiến phápcó những biểu hiện cụ thể sau:
+ Các qui định của Hiến pháplà nguồn, là căn cứ của tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật XHCN.
+ Tất cả các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở của Hiến phápvà để thi hành Hiến pháp.
+ Các Điều ước quốc tế mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với qui định của Hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến phápthì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu đối với từng Điều riêng biệt (Ví dụ: đất đai không thể bán cho người nước ngoài).
+ Tất cả các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo qui định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến phápqui định.
+ Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân thủ theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của Hiến pháp.
+Việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến phápphải tuân theo một trình tự đặc biệt: Chủ trương xây dựng Hiến phápthường được biểu thị bằng một Nghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất;việc xây dựng dự thảo Hiến phápthường được tiến hành bằng một cơ quan soạn thảo Hiến phápdo chính Quốc hội lập ra;việc lấy ý kiến nhân dân thường được tiến hành rộng rãi;việc thông qua Hiến phápthường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất;việc sửa đổi Hiến phápthường được thực hiện theo một trình tự đặc biệt theo qui định tại Hiến pháp; cả quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến phápđược sự quan tâm, chỉ đạo của ĐCS.
II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH Ơ BẢN CỦA LUẬT HIẾN PHÁP