Biến độc lập

Một phần của tài liệu Cấn Thị Phương Thúy - 1906040091 - KTQT26 (Trang 35)

Sau khi lựa chọn biến phụ thuộc, bước tiếp theo xác định biến độc lập (biến giải thích) trong phân tích. Việc lựa chọn biến độc lập được tiến hành theo hai cách. Cách đầu tiên là dựa trên các nghiên cứu từ trước và cách thứ hai là dựa trên kiến thức và lựa chọn các biến chưa có trong những nghiên cứu trước và có một cơ sở lý thuyết hợp lý. Trong nghiên cứu này, biến độc lập được lựa chọn theo cách thứ hai là sử dụng các biến chưa có trong các nghiên cứu trước, nhằm khám phá tác động của các biến này lên biến phụ thuộc.

Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính, nên việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ, trước hết bằng việc chi tiêu cho máy móc, trang thiết bị sản xuất với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động… Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp càng chi nhiều tiền cho máy móc thiết bị thì kỳ vọng hiệu quả hoạt động mang lại sẽ càng cao.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, thời gian để doanh nghiệp thống lĩnh thị trường được rút ngắn đáng kể. Bằng việc áp dụng công nghệ và sáng tạo, một doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng vượt qua các doanh nghiệp lâu năm trong cùng ngành hàng trong một thời gian ngắn với tốc độ và quy mô rất lớn, ví dụ như Facebook mất 6 năm còn Google chỉ mất 5 năm để đạt doanh thu 1 tỷ USD/năm. Doanh nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào chiến lược cắt giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo. Doanh nghiệp nếu không đổi mới thì sẽ không thể tồn tại và phát triển trong môi trường biến động nhanh, linh hoạt và

có tính cạnh tranh cao. Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được thực hiện trên nhiều hoạt động. Nghiên cứu phát triển (R&D) là việc đầu tư, phát triển các nghiên cứu, công nghệ mới để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Hoạt động này luôn được các công ty đa quốc gia, công ty tiên phong về công nghệ trên thế giới quan tâm triển khai thường xuyên và liên tục. Các sáng kiến, sáng chế mà biểu hiện là số bằng sáng chế cấp quốc gia, quốc tế cũng là hai trong số các mục tiêu đổi mới sáng tạo mà các doanh nghiệp đang hướng tới. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chú trọng đến việc điều chỉnh công nghệ sẵn có để áp dụng được các tiến bộ công nghệ vào nguồn lực nội tại, tránh xảy ra lãng phí. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích cải thiện hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sản xuất.

Ngoài ra, tác giả sử dụng mô hình dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas trong nghiên cứu, nên các giá trị lograrit của nguồn vốn và lao động của doanh nghiệp cũng được đưa vào mô hình cùng các biến khác để kiểm soát đặc điểm của doanh nghiệp (gồm số năm hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp), dù nghiên cứu không đi vào phân tích tác động của các biến này . Chi tiết về các biến kiểm soát được cho trong Bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Các biến kiểm soát trong mô hình

Kí hiệu Mô tả Giá trị

type Loại hình doanh nghiệp

1: Doanh nghiệp nhà nước 2: Doanh nghiệp tư nhân 3: Doanh nghiệp FDI age Số năm hoạt động của doanh

nghiệp

Số năm hoạt động của doanh nghiệp

size Quy mô doanh nghiệp

1: Doanh nghiệp nhỏ 2: Doanh nghiệp vừa 3: Doanh nghiệp lớn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

• Giả thuyết H1: Số dự án, sáng kiến đang thực hiện tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H2: Số dự án, sáng kiến đã kết thúc tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H3: Số bằng sáng chế cấp quốc gia tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H4: Số bằng sáng chế cấp quốc tế tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H5: Số lượng điều chỉnh công nghệ tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H6: Chi phí cho công nghệ tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H7: Tổng số giờ trung bình hoạt động của máy móc/thiết bị tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Giả thuyết H8: Doanh nghiệp có phối hợp nghiên cứu có hoạt động tích cực hơn doanh nghiệp không có phối hợp nghiên cứu.

Như vậy, các biến độc lập trong nghiên cứu này đều được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Thước đo mà các biến độc lập thể hiện được tác giả lựa chọn được trình bày trong Bảng 2.2 dưới đây.

26

Bảng 2.2: Thước đo của các biến độc lập

Kí hiệu biến Tên biến Thước đo Kỳ vọng dấu của các hệ số

hồi quy

lnK Nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp lnL Số lao động của doanh nghiệp Số lao động của doanh nghiệp rddoing Dự án, sáng kiến đang thực hiện

Hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

+

rddone Dự án, sáng kiến đã kết thúc +

domeslicense Bằng sáng chế cấp quốc gia +

intllicense Bằng sáng chế cấp quốc tế +

change Số lượng điều chỉnh công nghệ +

collab Hoạt động phối hợp nghiên cứu +

cost Chi phí cho công nghệ Mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp

+

hour Số giờ sử dụng công nghệ +

type Loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp

age Số năm hoạt động của doanh nghiệp Số năm hoạt động của doanh nghiệp size Quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp

27 2.3. Dữ liệu

Dữ liệu về các doanh nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018 được lấy từ kết quả thu thập thông tin về sử dụng công nghệ trong sản xuất trong cuộc điều tra doanh nghiệp các năm của Tổng cục Thống kê. Dữ liệu ban đầu chưa qua xử lý gồm 21.882 quan sát tương ứng với 5.339 doanh nghiệp được khảo sát. Sau khi xử lý số liệu, dữ liệu sử dụng cho phân tích định lượng gồm 6.615 quan sát, gồm 945 doanh nghiệp có thể tính được giá trị logarit của doanh thu và không có quan sát bị mất ở tất cả các biến. Do số lượng quan sát rất lớn, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này đảm bảo cho việc thực hiện suy diễn thống kê đáng tin cậy.

Bảng 2.3: Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình

Kí hiệu Mô tả Nguồn dữ liệu

lnK Giá trị logarit tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê lnL Giá trị logarit tổng số lao động của doanh nghiệp Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê rddoing Số lượng dự án, sáng kiến R&D công nghệ của DN đang

thực hiện giai đoạn 2012-2018

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

rddone Số lượng dự án, sáng kiến R&D công nghệ của DN đã

kết thúc giai đoạn 2012-2018 Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê domeslicense Tổng số bằng sáng chế cấp quốc gia tích lũy đến hết

năm trong giai đoạn 2012-2018 Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê intllicense Tổng số bằng sáng chế cấp quốc tế tích lũy đến hết năm

trong giai đoạn 2012-2018 Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

change

Số lần thay đổi điều chỉnh các công nghệ MMTB sản xuất hoặc công nghệ MMTB thông tin, truyền thông thành công trong hết năm trong giai đoạn 2012-2018

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

cost Giá trị logarit chi phí mua máy móc, công nghệ mỗi năm trong giai đoạn 2012-2018

Giá trị chi phí mua máy móc, công nghệ mỗi năm được lấy từ Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục

Thống kê 40

hour Tổng số giờ trung bình hoạt động của máy móc/thiết bị trong 1 tuần trong giai đoạn 2012-2018

Được tính toán từ tổng số giờ hoạt động trung bình của máy móc, thiết bị của hai ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Số liệu về thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị được lấy từ Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống

kê collab Bằng 1 nếu doanh nghiệp đang phối hợp nghiên cứu và

bằng 0 trong trường hợp ngược lại Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê type Loại hình doanh nghiệp Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

age Số năm hoạt động của doanh nghiệp

Được tính bằng (năm hiện tại - năm thành lập doanh nghiệp +1). Số liệu về năm thành lập của doanh nghiệp được lấy từ Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

size Quy mô doanh nghiệp Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê lnQ Giá trị logarit của doanh thu Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

2.4. Phương pháp ước lượng và kiểm định

2.4.1. Phương pháp ước lượng các mô hình POLS, RE và FE

Với mỗi mô hình POLS, RE và FE, do đặc điểm của các yếu tố không quan sát được là khác nhau nên phương pháp ước lượng cho các mô hình này cũng có sự khác biệt.

Mô hình POLS không chứa yếu tố không quan sát được. Khi đó, sai số ngẫu nhiên trong mô hình chỉ còn uit nên ta có thể coi đây như một mô hình hồi quy thông thường và sử dụng phương pháp OLS để ước lượng các giá trị của các tham số.

Với mô hình RE, yếu tố không quan sát được có tồn tại nhưng không tương quan với sai số ngẫu nhiên. Khi đó, ta có thành phần sai số ngẫu nhiên tổng hợp - tổng của sai số ngẫu nhiên ban đầu và thành phần không quan sát được - không gây ra vi phạm giả thiết cho mô hình. Mô hình có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát. Mô hình này có phương sai sai số không đổi, nhưng có hiện tượng tự tương quan bậc 1.

Trong khi đó, sai số ngẫu nhiên và yếu tố không quan sát được lại có tương quan với nhau ở mô hình FE, khiến việc nhóm hai yếu tố này lại trở nên bất khả thi do vi phạm giả thiết OLS. Do đó, các phương pháp hồi quy trên không còn phù hợp với mô hình này. Thay vào đó, mô hình FE sử dụng phương pháp ước lượng dọc để loại bỏ tác động của yếu tố không quan sát được trong mô hình.

2.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình

Trước khi tiến hành chọn mô hình phù hợp, tác giả sẽ tổng hợp về ưu nhược điểm của một số phương pháp hồi quy hay được dùng cho phân tích dữ liệu mảng.

Các mô hình hồi quy như mô hình hồi quy gộp, RE và FE là những phương pháp “truyền thống” được sử dụng nhiều trong phân tích dữ liệu mảng. Nếu như mô hình hồi quy gộp coi tất cả các quan sát đều không đổi trong điều kiện không gian – thời gian khác nhau, thì mô hình ảnh hưởng cố định FE sẽ loại bỏ những biến có giá trị không đổi theo thời gian, còn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên RE giả định rằng không có sự tương quan giữa các biến độc lập và sai số.

Để quyết định việc sử dụng mô hình hồi quy nào là phù hợp, cần thực hiện các kiểm định cần thiết. Park (2011) đề xuất phương pháp để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian Multiplier (LM test) cho mô hình RE. Giả thuyết H0 của kiểm định này là mô hình POLS phù hợp. Giả thuyết H1 của kiểm định này là mô hình POLS không phù hợp (dùng mô hình RE hoặc FE).

Bước 2: Thực hiện kiểm định Hausman test. Giả thuyết H0 của kiểm định này là mô

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT

NAM

3.1. Thực trạng về công nghệ

Theo báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, năng lực công nghệ của Việt Nam bị đánh giá rất kém. Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thấp, xếp hạng 56/120 nền kinh tế. Trong đó, có một số tiêu chí phản ánh trình độ công nghệ của Việt Nam đều ở mức rất thấp: Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới xếp hạng 79/140, mức độ hấp thu công nghệ xếp hạng 121/140, mức độ tiếp thụ công nghệ là 112/140.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê từ năm 2012 đến năm 2018, các doanh nghiệp chế biến, chế xuất chủ yếu dùng loại máy móc do người điều khiển (82.59%) và máy móc do máy tính điều khiển (11.74%) cho loại công nghệ và máy móc quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các dụng cụ cầm tay cơ học và các loại máy móc khác được sử dụng như công nghệ quan trọng nhất chiếm chưa đến 1% các doanh nghiệp sử dụng.

Biểu đồ 3.1: Loại máy móc và công nghệ quan trọng nhất

Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê

Số lư ợn g do an h ng hi

Tính đến năm 2018, các doanh nghiệp hầu hết sử dụng máy móc và công nghệ khá hiện đại, được sản xuất những năm gần đây. Có 61.22% doanh nghiệp sử dụng các máy móc sản xuất từ năm 2006 – 2017 cho loại máy móc và công nghệ quan trọng nhất. Tiếp đó, có 36.87% các doanh nghiệp sử dụng máy móc sản xuất từ năm 1991 đến 2005. Các loại máy móc sản xuất từ trước năm 1990 không còn được sử dụng nhiều, chỉ chiếm khoảng 2%.

Trong khi đó, với loại công nghệ và máy móc quan trọng thứ 2, các doanh nghiệp đã sử dụng các dụng cụ cầm tay nhiều hơn với doanh nghiệp sử dụng dụng cụ cầm tay cơ học chiếm 1.10% và doanh nghiệp dùng dụng cụ cầm tay sử dụng điện là 5.95%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dùng máy móc do con người điều khiến

(78.53%) và máy móc do máy tính điều khiển (10.16%) vẫn chiếm đa số cho công nghệ quan trọng thứ 2.

Biểu đồ 3.2: Loại máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai

Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê

Số lư ợn g do an h ng hi

Với loại máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai, các doanh nghiệp cũng chủ yếu sử dụng các sản phẩm sản xuất những năm gần đây. Các sản phẩm được sản xuất từ năm 2007 – 2018 được 54.74% doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến cũng sử dụng nhiều các máy móc và công nghệ sản xuất từ năm 1987

– 2006 với 40.46% doanh nghiệp sử dụng. Số lượng doanh nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai sản xuất trước năm 1986 không đáng kể.

Về chi phí cho công nghệ, trung bình các doanh nghiệp chi dưới 5 tỉ VND. Từ năm 2012 – 2018, số tiền các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát, có những năm số tiền đầu tư trung bình bị giảm. Đến năm 2017 – 2018, số tiền đầu tư vào chi phí công nghệ trung bình đã tăng mạnh trở lại. Điều này xảy ra có thể là do chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ vào năm 2017. Bên cạnh đó, đầu tư cho công nghệ là một khoản đầu tư

Một phần của tài liệu Cấn Thị Phương Thúy - 1906040091 - KTQT26 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w