Theo báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, năng lực công nghệ của Việt Nam bị đánh giá rất kém. Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thấp, xếp hạng 56/120 nền kinh tế. Trong đó, có một số tiêu chí phản ánh trình độ công nghệ của Việt Nam đều ở mức rất thấp: Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới xếp hạng 79/140, mức độ hấp thu công nghệ xếp hạng 121/140, mức độ tiếp thụ công nghệ là 112/140.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê từ năm 2012 đến năm 2018, các doanh nghiệp chế biến, chế xuất chủ yếu dùng loại máy móc do người điều khiển (82.59%) và máy móc do máy tính điều khiển (11.74%) cho loại công nghệ và máy móc quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các dụng cụ cầm tay cơ học và các loại máy móc khác được sử dụng như công nghệ quan trọng nhất chiếm chưa đến 1% các doanh nghiệp sử dụng.
Biểu đồ 3.1: Loại máy móc và công nghệ quan trọng nhất
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê
Số lư ợn g do an h ng hi
Tính đến năm 2018, các doanh nghiệp hầu hết sử dụng máy móc và công nghệ khá hiện đại, được sản xuất những năm gần đây. Có 61.22% doanh nghiệp sử dụng các máy móc sản xuất từ năm 2006 – 2017 cho loại máy móc và công nghệ quan trọng nhất. Tiếp đó, có 36.87% các doanh nghiệp sử dụng máy móc sản xuất từ năm 1991 đến 2005. Các loại máy móc sản xuất từ trước năm 1990 không còn được sử dụng nhiều, chỉ chiếm khoảng 2%.
Trong khi đó, với loại công nghệ và máy móc quan trọng thứ 2, các doanh nghiệp đã sử dụng các dụng cụ cầm tay nhiều hơn với doanh nghiệp sử dụng dụng cụ cầm tay cơ học chiếm 1.10% và doanh nghiệp dùng dụng cụ cầm tay sử dụng điện là 5.95%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dùng máy móc do con người điều khiến
(78.53%) và máy móc do máy tính điều khiển (10.16%) vẫn chiếm đa số cho công nghệ quan trọng thứ 2.
Biểu đồ 3.2: Loại máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê
Số lư ợn g do an h ng hi
Với loại máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai, các doanh nghiệp cũng chủ yếu sử dụng các sản phẩm sản xuất những năm gần đây. Các sản phẩm được sản xuất từ năm 2007 – 2018 được 54.74% doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến cũng sử dụng nhiều các máy móc và công nghệ sản xuất từ năm 1987
– 2006 với 40.46% doanh nghiệp sử dụng. Số lượng doanh nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai sản xuất trước năm 1986 không đáng kể.
Về chi phí cho công nghệ, trung bình các doanh nghiệp chi dưới 5 tỉ VND. Từ năm 2012 – 2018, số tiền các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát, có những năm số tiền đầu tư trung bình bị giảm. Đến năm 2017 – 2018, số tiền đầu tư vào chi phí công nghệ trung bình đã tăng mạnh trở lại. Điều này xảy ra có thể là do chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ vào năm 2017. Bên cạnh đó, đầu tư cho công nghệ là một khoản đầu tư lớn và không thường trực, vì vậy nên số tiền đầu tư trung bình từ năm 2012 – 2018 ở mức trung bình.
Biểu đồ 3.3: Chi phí công nghệ trung bình của các doanh nghiệp chế biến chế xuất từ năm 2012 – 2018
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê
Đ ơn vị: Tr iệ u đồ