Theo các bước kiểm định đã nêu trong chương 2, kết quả kiểm định Breusch- Pagan Lagrangian Multiplier cho mô hình RE đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H0, cho thấy có sự tồn tại của thành phần không quan sát được trong mô hình, nên bước tiếp theo là hồi quy mô hình FE và sử dụng kiểm định Hausman để quyết định mô hình sử dụng trong bài nghiên cứu là FE hay RE. Kết quả kiểm định Hausman cho giá trị �2
quan sát là 29.49, giá trị p-value bằng 0.0139, ở mức ý nghĩa α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng yếu tố không quan sát được không có tương quan với nhiễu. Mô hình được chọn là mô hình FE (mô hình 2).
Trước khi phân tích mô hình, tác giả tiến hành kiểm định một số vi phạm giả thuyết của mô hình.
Giả thiết OLS cho rằng tại tất cả các quan sát, phương sai sai số phải thuần nhất. Nếu giả thiết này bị vi phạm, mô hình mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi. Khuyết tật này làm cho các ước lượng hệ số hồi quy không còn là tốt nhất – tức không có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính, không chệch – từ đó các kết quả kiểm định không chính xác. Nghiên cứu này sử dụng kiểm định Wald cho mô hình FE để kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai sai số. Giá trị �2 quan sát là 4.2 .105, giá trị p-value xấp xỉ 0, tại mức ý nghĩa 5% tác giả đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng phương sai sai số là thuần nhất giữa tất cả các quan sát. Do vậy, mô hình trên đang mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi và cần được khắc phục trước khi tiến hành phân tích.
Giả thiết OLS cũng cho rằng sai số ngẫu nhiên tại tất cả các độ trễ không được tương quan với nhau. Vi phạm giả thiết này dẫn đến hiện tượng tự tương quan giữa các sai số. Hậu quả do vi phạm này gây ra tương tự như hậu quả của hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra sự tương quan theo chuỗi giữa các sai số. Kiểm định tại mức ý nghĩa 5% cho giá trị thống kê F là 39.040, p-
value xấp xỉ 0, tại mức ý nghĩa trên ta có thể bác bỏ giả thuyết không cho rằng sai số ngẫu nhiên không có tương quan với nhau. Mô hình cần được khắc phục vi phạm này.
Tác giả cũng tiến hành kiểm định về sự tồn tại tương quan chéo giữa các sai số của các quan sát trong từng nhóm. Kiểm định Perasan cho giá trị p-value xấp xỉ 0, tại mức ý nghĩa 5% có thể bác bỏ giả thuyết không cho rằng các sai số không có tương quan chéo.
Một trong những vi phạm giả thuyết cũng được đề cập đến là sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật chuẩn. Vi phạm này làm cho các giá trị thống kê không tuân theo các quy luật tương ứng, khiến các thống kê suy diễn trở nên không đáng tin cậy. Tuy nhiên, do cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu là rất lớn nên theo định lý giới hạn trung tâm, phân phối của sai số ngẫu nhiên tiệm cận với phân phối chuẩn, do vậy nghiên cứu bỏ qua kiểm định vi phạm này.
Dữ liệu trong nghiên cứu này có chiều không gian lớn (945 doanh nghiệp) và chiều thời gian nhỏ (7 năm), thuộc loại dữ liệu bảng ngắn (short panel). Do vậy, tác giả khắc phục bằng cách sử dụng sai số chuẩn mạnh theo nhóm (cluster-robust standard errors) với việc nhóm là mỗi đối tượng để có thể kiểm soát các vi phạm giả thuyết trong mô hình.
Các kết quả ước lượng và kiểm định mô hình bằng phần mềm Stata được thể hiện trong Bảng 3.8:
Bảng 3.8: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
(1) (2) (3)
mhre mhfe mhfecluster
VARIABLES lnQ lnQ lnQ lnK 0.927*** 0.781*** 0.781*** (0.000) (0.000) (0.000) lnL 0.370*** 0.421*** 0.421*** (0.000) (0.000) (0.000) rddoing -0.006 0.0063 0.0063*** (0.187) (0.154) (0.005) rddone 0.002 0.003 0.003 (0.699) (0.628) (0.237) domeslicense -0.052 0.047 0.047* (0.290) (0.353) (0.067) intllicense 0.161 0.163 0.163** (0.179) (0.183) (0.049) change 0.010 0.007 0.007 (0.403) (0.563) (0.476) cost -0.031 -0.022 -0.022 (0.176) (0.366) (0.455) hour 0.0004 0.0004 0.0004 (0.216) (0.311) (0.395) collab -0.038 -0.111 -0.111 (0.791) (0.454) (0.551) age 0.011** 0.011* 0.011*
(0.010) (0.058) (0.019) 2.size -0.160 -0.069 -0.069 (0.125) (0.548) (0.619) 3.size -0.199 -0.152 -0.152 (0.137) (0.301) (0.398) 2.type -0.445 -0.155 -0.155 (0.144) (0.691) (0.809) 3.type 0.388 0.297 0.297 (0.211) (0.523) (0.695) Constant -7.202 -5.881*** -5.881*** (0.000) (0.000) (0.000) Observations 6,615 6,615 6,615 R-squared 0.065 0.065 Number of groups 945 945 945
Nhóm các kiểm định lựa chọn mô hình Breusch-Pagan Lagrangian multiplier chibar2(01) = 6992.86 Prob >Chibar2 = 0.000 chi2(15) = 29.49 Hasman's test Prob>chi2 = 0.0139
Nhóm các kiểm định vi phạm giả thiết của mô hình Wald test for
homoskedasticicy
chi2(945) = 4.2 x 105 Prob>chi2 = 0.000
Wooldridge test for autocorrelation
F(1, 944) = 39.040 Prob>F = 0.000
Perasan’s test of cross
sectional independence Pr = 0.000
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo kết quả từ phần mềm Stata
Từ kết quả của mô hình sau khi khắc phục các vi phạm giả thiết (mô hình 3), ta có mô hình hồi quy:
�̂�
� = -5.881 + 0.781*lnK + 0.421*lnL + 0.006*rddoing + 0.003*rddone +
0.047*domeslicense + 0.163*intllicense + 0.007*change - 0.022*cost + 0.0004*hour - 0.111*collab + 0.011*age - 0.069*medium - 0.152*big - 0.155*private + 0.297*fdi Trong đó:
• Biến medium tương ứng với các giá trị bằng 2 của biến size (tức các doanh nghiệp vừa);
• Biến big tương ứng với các giá trị bằng 3 của biến size (tức các doanh nghiệp lớn); • Biến private tương ứng với các giá trị bằng 2 của biến type (tức các doanh nghiệp tư nhân);
• Biến fdi tương ứng với các giá trị bằng 3 của biến type (tức các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);