nghiệp
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hương Giang và cộng sự (2021) về thực trạng đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp Fargreen đã chỉ ra năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đến từ toàn bộ các thành viên cũng như đối tác của doanh nghiệp. Điều này chính là một gợi ý quý báu cho tất cả các doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể lấy ý kiến từ nhân viên để thực hiện các ý tưởng liên quan đến đổi mới sáng tạo tổ chức hoặc quy trình. Ngoài ra, các ý kiến từ khách hàng chính là những gợi ý cho đổi mới sáng tạo về sản phẩm của doanh nghiệp. Việc đổi mới sáng tạo chính là cải tiến để thích nghi và phát triển, do đó các doanh nghiệp cần lắng nghe và thu thập những ý kiến của các thành viên và khách hàng để cải tiến phù hợp nhất đối với thực trạng của mình. Bên cạnh đó, để phát huy tốt hơn khả năng đổi mới sáng tạo của nhân sự hiện có, doanh nghiệp cần tạo cơ hội nâng cao tay nghề cho nhân viên và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ngắn hạn bằng cách hỗ trợ về mặt thời gian và chi phí cho công tác đào tạo. 4.3.3. Thực hiện đổi mới sáng tạo theo từng loại hình cụ thể
Ở nghiên cứu này, tác giả đánh giá ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo theo hoạt động riêng lẻ chứ chưa đánh giá theo từng loại hình cụ thể, do đó tác giả kiến nghị các doanh nghiệp có thể phân chia các hoạt động đổi mới theo từng nhóm như: đổi mới về sản phẩm, đổi mới về quy trình, đổi mới về tổ chức để từ đó có thêm đánh giá và nhận xét về hiệu quả cụ thể. Ngoài ra, việc này cũng giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn về hiệu quả của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp mình, từ đó có thêm những phương hướng triển khai hiệu quả. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có đặc điểm riêng và việc áp dụng đổi mới sáng tạo sẽ đưa ra kết quả khác biệt. Ví dụ đối với ngành ngân hàng, Nguyễn An Huy và cộng sự chỉ ra rằng: hoạt động đổi mới về sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh trong khi đổi mới về tổ chức lại có ảnh hưởng ngược chiều và đổi mới về quy trình lại không có mối liên hệ. Do đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc giải pháp này để áp dụng đối với doanh nghiệp mình.
4.3.4. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho đổi mới công nghệ
Đa phần các doanh nghiệp đổi mới công nghệ một cách thụ động, do nhu cầu phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, không có kế hoạch cụ thể. Doanh nghiệp cần chủ động rà soát, đánh giá một cách khách quan việc ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong sản xuất - kinh doanh xem mình đang đứng ở vị trí nào. Trình độ khoa học công nghệ ở mức tiên tiến, trung bình hay lạc hậu (tính lỗi thời của công nghệ đang sử dụng) từ đó xác định các công nổi bật trên thị trường có thể thay thế cho công nghệ đó; tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ đạt bao nhiêu % doanh thu; đánh giá khả năng tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp xem khó khăn nhất, yếu nhất ở khâu nào để làm cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc đổi mới công nghệ sao cho linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng doanh nghiệp.
4.3.5. Tập trung nhiều hơn cho công tác lựa chọn công nghệ
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp đang chưa sử dụng được các nhân tố về công nghệ một cách hiệu quả, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn công nghệ và nhà cung cấp dẫn đến chi phí tiếp nhận và khai thác công nghệ cao mà mức độ phù hợp của công nghệ cũng không được đảm bảo. Do đó, dựa vào lộ trình đổi mới công nghệ, đánh giá nhu cầu của thị trường trong tương lai, xác định những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó, các doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp công nghệ phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
4.3.6. Tăng cường hợp tác, chia sẻ tri thức về đổi mới công nghệ
Mặc dù số doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ thời gian qua đã tăng, nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, với phương thức chính là mua công nghệ của nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. Các doanh nghiệp cần tăng cường sự hợp tác, chia sẻ kiến thức về đổi mới công nghệ và tăng cường đổi mới công nghệ từ trong nước để giảm bớt rủi ro trong việc đầu tư công nghệ và các thách thức của môi trường kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, liên kết với các tổ chức nghiên cứu, chính phủ, tạo nên các đối tác mới và
phát triển các giải pháp sáng tạo của mình, đảm bảo xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp, từ thực tế sản xuất và được áp dụng ngay vào sản xuất, tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm.
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng trong tương lai
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ giới hạn tác động của công nghệ và đổi mới sáng
tạo đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo. Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm riêng biệt khác nhau về cơ cấu tài sản, doanh thu cũng như sự chú trọng khác nhau trong đổi mới sáng tạo. Chính vì thế, kết quả của nghiên cứu này chưa thể khái đưa ra gợi ý cũng như giải pháp cho các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, dịch vụ,.. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện các nghiên cứu về vai trò của công nghệ cũng như đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp mũi nhọn khác của kinh tế như: nông nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, bộ dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này chỉ đề cập đến chi phí dành cho
công nghệ, chưa nghiên cứu tới mức độ ảnh hưởng của từng loại hình công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng. Các nghiên cứu trong tương lai có thể đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của một loại hình công nghệ đặc thù đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng những biến giải thích mới thay vì đo lường thông qua chi phí đầu tư vào công nghệ.
Thứ ba, mô hình Cobb-Douglas chỉ đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được giải thích ở chương 1 bao gồm cả: hiệu quả tài chính, hiệu quả marketing,… Chính vì thế, đây cũng là một trong những thiếu sót của nghiên cứu do giới hạn về nguồn lực và thời gian mà tác giả chưa thể đi sâu khai thác những khía cạnh khác trong hoạt động của những doanh nghiệp chế biến chế tạo.
Thứ tư, hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được đo lường trong bài
nghiên cứu này chỉ phân loại qua hai yếu tố chính là: hoạt động nghiên cứu và phát triển và số lượng các bằng sáng chế. Tuy nhiên thang đo này chưa chỉ ra vai trò của đổi mới sáng tạo cốt lõi (hoạt động tự nghiên cứu và đổi mới sáng tạo) và đổi mới sáng tạo phụ
trợ (hoạt động tiếp nhận đổi mới sáng tạo từ bên ngoài). Do đó, nghiên cứu chưa thể đưa ra kiến nghị lựa chọn hình thức đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Đây cũng là một thiếu sót của nghiên cứu do hạn chế về thời gian và nguồn lực.
Cuối cùng, bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu vai trò của hoạt động đổi mới sáng tạo một cách khái quát, chưa tập trung nghiên cứu được vai trò riêng lẻ của từng hoạt động đổi mới sáng tạo như: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình,… Do đó, chưa thể đưa ra những khuyến nghị dành cho doanh nghiệp về việc thúc đẩy mạnh hơn về hoạt động đổi mới nào để có thể làm tăng doanh thu.
Từ những hạn chế nêu trên, các nghiên cứu trong tương lai có thể đi sâu khai thác và khám phá vai trò riêng lẻ của từng hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như các loại hình công nghệ khác nhau đối với hiệu quả hoạt động của công ty thông qua những mô hình khác với các loại hình doanh nghiệp đa dạng hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong thời gian gần đây, Việt Nam vừa có được những cơ hội tiềm năng trong việc hội nhập và phát triển kinh tế khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, song cũng là thời gian các quốc gia thế giới trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19. Để nắm bắt được những cơ hội và đẩy lùi những rủi ro tiềm ẩn, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách luôn phải tìm ra hướng đi để các doanh nghiệp có thể vượt qua những cú sốc của nền kinh tế cũng như phát triển doanh nghiệp hướng tới phát triển toàn bộ nền kinh tế hướng tới những mục tiêu dài hạn của Đảng và Nhà nước.
Cùng với xu thế chung của toàn thế giới cũng như sức ảnh hưởng từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vai trò của ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam đã có sự phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và thể hiện được vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển kinh tế. Chính vì thế, các doanh nghiệp chế biến chế tạo hiện nay đang có nhận thức đúng đắn và có những hành động cụ thể để áp dụng những công nghệ tiên tiến, tiến hành các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình cụ thể là làm tăng doanh thu. Do đó, nghiên cứu đã được thực hiện nhằm khám phá vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn 2012-2018 nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp đạt được mục tiêu nâng cao doanh thu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp chế biến chế tạo hiện nay không có ý nghĩa trong việc làm tăng doanh thu, có 03 hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp có tác động tích cực đến doanh thu là: các dự án đang thực hiện, việc tiếp nhận bằng sáng chế cấp quốc gia và việc tiếp nhận bằng sáng chế cấp quốc tế. Từ kết quả của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số ý kiến đối với
Chính phủ cũng như các doanh nghiệp chế biến chế tạo nhằm nâng cao doanh thu của ngành công nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Công nghiệp chế biến chế tạo tạo thêm khoảng 300.000 việc làm mỗi năm, ngày 07/01/2021 tại
địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cong-nghiep-che-bien-che-tao-tao- them-khoang-300000-viec-lam-moi-nam/419058.vgp
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2020.
3. Tạp chí Cộng sản, Trần Tuấn Anh, Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt
Nam: Nhận thức và định hướng chính sách (kỳ 1), ngày 20/10/2020 tại địa chỉ:
https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/phat-trien-cong-nghiep-che-bien-che- tao-o-viet-nam-nhan-thuc-va-dinh-huong-chinh-sach
4. Tổng Cục Thống Kê, Hà Chính, Quy mô kinh tế Việt Nam vượt 1 nghìn tỷ USD
theo sức mua tương đương, ngày 04/01/2021 tại địa chỉ:
https://www.gso.gov.vn/tin-tuc- khac/2021/01/quy-mo-kinh-te-viet-nam-vuot-1- nghin-ty-usd-theo-suc-mua-tuong- duong .
5. Tạp chí Tài chính, Phạm Trung Hải, Một số vấn đề về đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam, ngày 03/08/2019 tại địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/tai-
chinh- kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-doi-moi-cong-nghe-cua-doanh-nghiep-viet- nam- 310714.html .
6. Nguyễn An Huy, Kim Hương Trang, 2021, Phân tích ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh tại các ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoản Thành phố Hồ Chí Minh, FTU Working Papers Series, August
2021, Vol 1, No 5.
7. Nguyễn Hương Giang, Trần Thu Trang, 2021, Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
xã hội tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống Công Ty Cổ phần Phát Triển Xanh Bền Vững FARGREEN, FTU Working Papers Series, June 2021, Vol 1, No 3.
8. Phùng Mai Lan, Tác động của lan toả công nghệ đến hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội năm 2019.
9. Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 4
10. Luật khoa học và công nghệ năm 2013, Điều 3
11. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ, Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2011:19b, tr. 122 - tr. 129
12. Nguyễn Minh Ngọc, 2016, Tác động của nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công
nghệ đến kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp chế tạo – chế biến, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 225(II) tháng 3/2016, trang 73-81.
13. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006.
14. Nguyễn Đỗ Quyên, 2020, Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nghiên cứu lý thuyết, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 127 (4/2020), trang 5.
15. Nguyễn Lê Thanh Tuyền, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kế toán, Đại học Đà Nẵng, Đà
Nẵng năm 2013.
16. Tạp chí Cộng sản, Trần Tuấn Anh, Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt
Nam: Nhận thức và định hướng chính sách (kỳ 1), Ngày 20/10/2020 tại địa chỉ: https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/phat-trien-cong-nghiep-che-bien-che- tao-o-viet-nam-nhan-thuc-va-dinh-huong-chinh-sach
17. Tạp chí Tài chính, Phạm Trung Hải, Một số vấn đề về đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam, Ngày 03/08/2019 tại địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/tai-
kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-doi-moi-cong-nghe-cua-doanh-nghiep-viet-nam- 310714.html
18. Tổng Cục Thống Kê, Quy mô kinh tế Việt Nam vượt 1 nghìn tỷ USD theo sức mua
tương đương, ngày 04/01/2021 tại địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-
khac/2021/01/quy-mo-kinh-te-viet-nam-vuot-1-nghin-ty-usd-theo-suc-mua-tuong- duong/
Tiếng Anh
1. Baer, M. & Frese, M., Innovation is not enough: Climates for initiative and
psychological safety, process innovations, and firm performance, Journal of
Organizational Behavior, 2003, 24 (1), 45-68.
2. Dehning, B., Richardson, V. J. & Zmud, R. W., The financial performance effects
of IT-based supply chain management systems in manufacturing firms, Journal of
Operations Management, 2007, 25 (4), 806-24.
3. Montgomery, C., Of Diamonds and Rust: A New Look at Resources, In: Resource- Based and Evolutionary Theories of the Firm: Towards a Synthesis, ed. C. Montgomery, Kluwer Academic Publishers, Norwell, MA, USA, 1995.
4. OECD, The Patent Manual, 1994
5. OECD, Proposed standard practice for surveys on research and experimental
development, 2002.
6. OECD, The Measurement of Scientific and Technological Avtivities, Guidelines
for collecting and interpreting innovation data, Third edition, 2005.
7. OECD, Definition about innovation.
8. Park, Hun Myoung, Practical Guides To Panel Data Modeling: A Step-by-step