Phương pháp đo lường

Một phần của tài liệu Cấn Thị Phương Thúy - 1906040091 - KTQT26 (Trang 25 - 28)

Đo lường công nghệ

Phần lớn các nghiên cứu trước đây đều lựa chọn chỉ tiêu về máy móc thiết bị là chỉ tiêu đầu tiên đại diện cho trình độ công nghệ của một doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận định nghĩa về công nghệ của UNCTAC (1972) ở Chương 1 đã nêu thì công nghệ được thể hiện dưới dạng thức tư liệu sản xuất, như vậy máy móc thiết bị chính là một dạng tư liệu sản xuất có thể đại diện cho trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài ra gần đây trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Xuyên (2015) và Trần Anh Tuấn (2015) đều đã lựa chọn thêm tiêu chí chi phí cho mua máy móc thiết bị là một trong những chỉ tiêu đánh giá công nghệ trong doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng và được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ. Trong phạm vi bài nghiên cứu, để đạt được các mục tiêu đã đề ra, luận văn cũng đã kế thừa các nghiên cứu trong việc sử dụng các chỉ tiêu máy móc thiết bị sản

xuất và số giờ sử dụng máy móc thiết bị để đo lường cho cho năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

Đo lường đổi mới sáng tạo

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển với GDP bình quân đầu người đạt mức 3521 USD năm 2020. Vào năm 2005, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhận thức được sự phát triển nhanh chóng của đổi mới sáng tạo và nhu cầu về các chỉ số để nắm bắt những thay đổi đó và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các công cụ phân tích thích hợp, OECD đã đảm nhận việc phát triển mô hình và khung phân tích cho các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo. Chính vì thế, cuốn sổ tay “Đo lường các hoạt động khoa học và công nghệ” đã ra đời và đưa ra “hướng dẫn thu thập và giải thích dữ liệu về sự đổi mới sáng tạo” giúp các nhà nghiên cứu sử dụng trong các bài nghiên cứu của mình về chủ đề này. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Minh Ngọc (2016) cũng đã ứng dụng thang đo này.

Trong cuốn sổ tay này, OECD đã chỉ ra hai chỉ báo chính liên quan đến phương pháp đo lường đổi mới sáng tạo đó chính là:

• Nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D): • Dữ liệu về bằng sáng chế

Số liệu về R&D có thể thu thập qua các khảo sát tại quốc gia theo sự chỉ dẫn của “Sổ tay Frascati” (OECD, 2002). Những dữ liệu này cũng đã được chứng minh là có giá trị thông qua nhiều nghiên cứu. Ví dụ như, ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển lên sản lượng đã được đo lường qua các kỹ thuật kinh tế lượng ở phạm vi quốc gia (Shanks và Zheng, 2006).

Bằng sáng chế là quyền sở hữu hợp pháp đối với một phát minh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia. Bằng sáng chế cho người sở hữu chúng những quyền duy nhất (trong một thời hạn nhất định) khai thác phát minh đó. Dữ liệu về bằng sáng chế ngày càng được sử dụng nhiều như một chỉ báo về kết quả của các hoạt động nghiên cứu. Số lượng bằng sáng chế được cấp cho một quốc gia hoặc một doanh nghiệp có thể phản ánh tính năng động sáng tạo về công nghệ của nó, việc

kiểm tra số lượng bằng sáng chế có thể đưa ra một số dấu hiệu về xu hướng thay đổi về mặt công nghệ. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng dữ liệu bằng sáng chế như một chỉ báo cho hoạt động đổi mới sáng tạo đó là: nhiều sự đổi mới sáng tạo không được cấp bằng sáng chế, và một số đổi mới sáng tạo lại được bao trùm bởi nhiều bằng sáng chế cùng lúc. Bên cạnh đó, có những bằng sáng chế có giá trị về kỹ thuật cũng như kinh tế, ngược lại một số khác thì có giá trị rất cao (OECD, 1994).

Trong phạm vi nghiên cứu này, các thước đo được sử dụng để đo lường đổi mới sáng tạo gồm có: Số dự án, sáng kiến đang thực hiện và đã kết thúc, số bằng sáng chế cấp quốc gia, quốc tế, Hoạt động điều phối nghiên cứu và số lượng điều chỉnh công nghệ.

Hoạt động của doanh nghiệp

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp và cách thức đo lường hoạt động của doanh nghiệp. Venkatraman và Ramanujam (1986) cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được xem xét ở nhiều góc độ như thuật ngữ sử dụng, đơn vị phân tích (cá nhân, nhóm, bộ phận, tổ chức) cũng như công cụ đo lường. Một số nghiên cứu cho rằng có 3 chỉ số đo lường hoạt động bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổng hợp. Số khác thì phân loại các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính.

Rất nhiều nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp sử dụng các chỉ số hiệu quả tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận (phản ảnh theo tỷ lệ như tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số sinh lời trên doanh thu (ROS)), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Crook và Shook ,2005). Bauer và các cộng sự (2004) đề xuất cách tính chỉ số Tobin’s Q, một chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp có tính đến yếu tố thị trường. Theo đó, chỉ số Tobin’s Q là giá trị thị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá trị sổ sách của tài sản với giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản.. Bên cạnh đó, Hult và cộng sự (2008) đã nghiên cứu đánh giá

cách thức đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bao gồm các cấp độ tập đoàn, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh chiến lược, từ đó đưa ra cách thức đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua hiệu quả kinh doanh như doanh thu, thị phần, số khách hàng mới. Nghiên cứu này dựa trên sự thuận lợi của tiếp cận số liệu và kế thừa các nghiên cứu đi trước sẽ sử dụng doanh thu để đo lường cho hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cấn Thị Phương Thúy - 1906040091 - KTQT26 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w