Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (Trang 88 - 89)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Nghiên cứu kỹ cơ cấu hoạt động kinh doanh của KHPN: Nội dung cần tập trung đánh giá là tỷ lệ vốn vay, việc giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất. Cần xác định được chuỗi giá trị của khách hàng pháp nhân dựa trên lĩnh vực kinh doanh và chiến lược, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá hiện trạng cơ cấu tổ chức để xem xét tính phù hợp với chuỗi giá trị. Việc rà soát chuỗi giá trị sẽ giúp khách hàng pháp nhân xác định được các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp với mục tiêu chiến lược, không tạo nên năng lực cốt lõi hoặc chức năng trọng yếu. Bên cạnh đó các khách hàng pháp nhân niêm yết cần phân bổ dòng tiền hiện có tại doanh nghiệp hợp lý, sao cho vừa đảm bảo được khả năng tái đầu tư, vừa nâng cao được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Tư vấn nâng cao khả năng huy động vốn của khách hàng pháp nhân: Huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp: khách hàng pháp nhân có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho cổ động hiện hữu, cho các đối tác chiến lược hoặc phát hành rộng rãi trên thị trường chứng khoán. Đây là hình thức huy động vốn khá hiệu quả vì doanh nghiệp vừa huy động được vốn với số lượng lớn mà giá vốn lại cố định trong suốt thời gian dài. Từ đó, khách hàng pháp nhân có thể lập kế hoạch SXKD dài hơn, không lo chi phí vốn biến đổi theo thị trường như vay ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng pháp nhân để nhận diện tốt hơn được các rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính trong hoạt động của tổ chức. Đánh giá toàn diện việc xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử áp dụng cho các cấp từ lãnh đạo đến nhân viên; thường xuyên đánh giá về kiểm soát nội bộ và cần có cam kết về đảm bảo kiểm soát nội bộ hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình phân tích và đánh giá rủi

ro để xác định được mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của khách hàng pháp nhân, xác định rủi ro nào nên tránh, rủi ro nào cần giảm thiểu hoặc chấp nhận; quy định rõ trong việc bố trí cán bộ thực hiện công tác giám sát cần phải am hiểu chuyên môn về lĩnh vực giám sát để nâng cao hiệu quả giám sát.

Tư vấn và giám sát các kế hoạch tài chính về dòng tiền, cân đối thu chi của KHPN trên cơ sở kết hợp ba quyết định chiến lược tối ưu: Đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận, thực hiện phân tích tình huống để kiểm tra sự sẵn có tiền mặt trong những hoàn cảnh khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)