6. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu
Phương pháp xử lý số liệu, sau khi xử lý dữ liệu từ bộ dữ liệu khảo sát của 43 công ty giao dịch vay vốn tại Vietcombank Ba Đình, số quan sát phù hợp được lựa chọn là 225 quan sát. Sau khi đưa các số liệu biến trong mô hình vào phần mềm STATA 13, kết quả cũng đưa ra có 225 quan sát đạt tiêu chuẩn và nghiên cứu sử dụng số liệu tần số quan sát này để tiếp tục nghiên cứu các mô hình sau đó. Dưới đây là thống kê mô tả chung về các nhân tố trong mô hình Binary Logistic các nhân tố đo lường rủi ro vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Vietcombank Chi nhánh Ba Đình.
Bảng 2.16. Thống kê mô tả biến
Biến Số quan sát Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Y 215 0.391 0.000 1.000 OSIZE 215 14.299 11.751 17.863 TLTA 215 0.512 0.060 0.935 WCTA 215 0.432 0.002 0.985 CLCA 215 0.289 0.012 0.760 NITA 215 0.034 -0.287 0.174 FLITL 215 -0.005 -0.613 0.255 INTWO 215 0.121 0.000 1.000
CHIN 215 -0.122 -79.691 30.563
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Cơ cấu vốn thể hiện ở tỷ lệ nợ/tài sản của các doanh nghiệp trung bình 0.512 nghĩa là các khoản nợ của các doanh nghiệp này chiếm 51,2% trên tổng tài sản. Có thể thấy tỷ lệ này khá thấp cho thấy các doanh nghiệp phải độc lập về tài chính cao, điều này thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào. Tuy nhiên, chỉ số này cũng phản ánh huy động vốn của các doanh nghiệp càng khó khăn. Mặc dù, các doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau nhưng do tâm lý nhà đầu tư đang e ngại khiến con đường gọi vốn của các doanh nghiệp đi vào ngõ cụt. Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải tự xoay xở theo cách riêng của mình để có vốn thực hiện dự án kinh doanh, trong đó, các doanh nghiệp thường sử dụng các hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng thông qua thế chấp tài sản như hàng hoá, nhà xưởng, máy móc và giấy tờ sở hữu đất đai.
Thực tế, cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp lại không ổn định, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 70%. Khi các NHTM thực hiện việc điều chỉnh chính sách tài chính, doanh nghiệp có thể sẽ rơi vào trạng thái bị động, rất khó khăn để ứng phó.Lãi suất cho vay tăng cao, nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc xoay xở cân đối các chi phí hoạt động SXKD, chuỗi hoạt động của các doanh nghiệp bị tắc nghẽn dẫn đến kiệt quệ tài chính và vỡ nợ.
Tỷ lệ vốn lưu động của các doanh nghiệp chiếm 43.2% trên tổng tài sản, trong khi các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này chiếm 28.9%. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn/nợ ngắn hạn lớn <1 cho thấy sức khỏe tài chính của doanh có thể có nguy cơ đối mặt với nguy cơ không có có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định, tuy nhiên việc dòng tiền kinh doanh không khỏe mạnh và rất ít nợ vay dẫn thanh khoản thấp. Các khoản nợ vay chủ yếu của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn vay vốn ngân hàng, do đó áp lực thanh toán là không hề nhỏ, rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính.
Vấn đề đáng chú ý của các doanh nghiệp ngành là câu chuyện dù báo lãi, nhiều doanh nghiệp lại báo cáo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm liên tục nhiều năm
và theo chiều hướng gia tăng, tập trung ở các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí trả trước. trong khi nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người dân thay đổi khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra theo xu hướng tiết kiệm, gia tăng tỷ trọng tiền mặt nhiều hơn.Có thể thấy, doanh thu, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp chỉ đơn thuần là công tác hạch toán khi bàn giao nhà theo quy định kế toán, còn dòng tiền từ các dự án cũ thì đã ghi nhận các năm trước. Hay nói cách khác, doanh nghiệp báo lãi trên BCTC không có nghĩa là có dòng tiền mới chảy về, đây có thể hiểu là điều mà các NĐT cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn đầu tư nhóm cổ phiếu này.
Theo BCTC của các doanh nghiệp thì tỷ lệ NITA có xu hướng tăng, song lợi nhuận của các doanh nghiệp này không phản ánh đúng thực chất hoạt động kinh doanh kết lõi. Bằng chứng, các doanh nghiệp có lợi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) giảm mạnh nhất thị trường trong 3 năm trở lại đây. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, không bao gồm các khoản thu nhập tài chính (hoạt động chuyển nhượng cổ phần, dự án). BĐS đang là nhóm ngành đi vay nợ nhiều nhất trên TTCK. Đồng thời, hệ số khả năng trả lãi của nhóm ngành này cũng giảm mạnh, tức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không đủ để trả lãi vay ngân hàng. Việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và khả năng trả lãi vay giảm có thể là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải vay nhiều hơn để duy trì hoạt động kinh doanh.