Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (Trang 36 - 39)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ

Số tiền vay

Khi phân tích số tiền vay của doanh nghiệp nhằm đánh giá sự phù hợp với kết quả phân tích dòng tiền và kế hoạch tài chính và phương án SXKD. Từ đó, ngân hàng sẽ quyết định cho doanh nghiệp vay số tiền hợp lý. Theo Kohansal (2009), Roslan và Karim (2009), bất cứ khoản vay nào bất hợp lý khiến cho ngân hàng gặp rủi ro trong việc kiểm soát mục đích vốn vay; ngược lại, việc cho vay số tiền thấp hơn mức hợp lý sẽ khiến khách hàng gặp rủi ro trong việc tổ chức HĐKD hiệu quả, khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay.

Mục đích vay vốn

Theo Jonatham và Crook (1995); Roslan và Karim (2009); Nguyễn Phúc Mẫn (2016) thì đối với khoản vay cho mục đích SXKD thì rủi ro ít hơn so với khoản vay không phải mục đích SXKD dẫn đến khả năng trả nợ cho khoản vay cho mục đích SXKD cao hơn so với khoản vay phí SXKD.

Lãi suất vay vốn

Lãi suất vay vốn là lãi suất khách hàng phải trả khi vay nợ ngân hàng, theo Jonathan và Crook (2009); Kohansal (2009), Roslan và Karim (2009); Norhaziah và

Mohd (2013); Bekhet và Eletter (2015); Đặng Thị Cẩm Nhung (2015) thì khi lãi suất cho vay tăng lên thì khách hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề chi trả, lãi suất tăng mạnh trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn có thể dẫn doanh nghiệp đến tình trạng kiệt quệ tài chính và đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

Kỳ hạn vay vốn

Kỳ hạn vay vốnlà khoảng thời gian mà khách hàng được vay, theo Roslan và Karim (2009); Bekhet và Eletter (2015); Nguyễn Phúc Mẫn (2016) thì khoản thời gian vay nợ càng dài khi đó số tiền trả nợ của khách hàng càng ít nên làm khả năng trả nợ của khách hàng càng tăng.

Nguồn lực trả nợ

Nguồn trả nợ là việc phản ánh năng lực trả nợ của người vay khi hợp đồng đến hạn. Nguồn trả nợ vay là cực kỳ quan trọng bởi vì kết quả phân tích sẽ cho biết ngân hàng sẽ thu hồi nợ (gốc và lãi) như thế nào (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Thông thường, nguồn trả nợ sơ cấp phát sinh từ các dòng tiền vào của người vay, còn nguồn thu nợ thứ cấp là kết quả từ việc xử lý tài sản đảm bảo, bồi thường của người bảo lãnh. Việc ấn định kỳ trả nợ và số tiền định kỳ phải phù hợp với tính chất khoản vay. Việc phân tích nguồn lực trả nợ rất phức tạp và rất khó khăn ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát rủi ro khoản vay của NHTM.

Giám sát tín dụng

Giám sát tín dụng là việc nhân viên tín dụng giám sát khách hàng sử dụng các khoản vay vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Mehmood, Ahmad và Anjum (2012) cho rằng việc tăng cường giám sát tín dụng sẽ giúp cho người vay nhận thức tốt hơn trách nhiệm đối với khoản vay, sử dụng vốn hiệu quả cao hơn, giảm thiểu rủi ro vỡ nợ của khách hàng.

Quy mô tài sản của doanh nghiệp

Quy mô tài sản đo lường bằng Logarit tự nhiên (Tổng tài sản/Chỉ số giá theo GNP). Chỉ số này đo lường quy mô tổng tài sản trong mô hình dự báo kiệt quệ tài chính của Ohlson (1980). Ohlson (1980), Jones (1987), Almamy và cộng sự (2016) cho rằng doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng khẳng định được vị thế cạnh tranh

của mình, đồng thời doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để vượt qua những giai đoạn khó khăn, giảm được nguy cơ kiệt quệ tài chính và qua đó giảm rủi ro phá sản.

Đòn bẩy tài chính

TLTA đo lường bằng tổng nợ/ tổng tài sản (Altman 1968; Ohlson, 1980). Theo Almamy và cộng sự (2016), Ashraf và cộng sự (2019), khi tỷ số nợ tỷ tăng thì khả năng kiệt quệ tài chính cũng tăng. Do đó, doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều, rủi ro vỡ nợ càng tăng, làm tăng nguy cơ kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp.

Quản lý vốn lưu động

WCTA đo lường bằng tỷ lệ vốn luân chuyển/tổng tài sản (Ohlson, 1980; Hensher và cộng sự, 2007). Việc đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn gây nên sự mất cân đối trong chính sách tài trợ của doanh nghiệp sẽ gây nên nguy cơ kiệt quệ tài chính gia tăng (Almamy và cộng sự 2016; Utami và Kartika, 2019; Ashraf và cộng sự, 2019).

Tỷ lệ tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp

CLCA đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn/ tổng tài sản. Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn thay vì vốn chủ sở hữu (Ohlson, 1980). Almamy và cộng sự (2016), Ashraf và cộng sự (2019) chỉ ra rằng khi chỉ số này gia tăng đồng nghĩa với doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào khoản vay nợ ngắn hạn, do đó áp lực lên việc thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn sẽ gia tăng, nếu doanh nghiệp không có phương án/giải pháp trả nợ hiệu quả sẽ có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Tỷ lệ lãi ròng của doanh nghiệp

NITA đo lường bằng tỷ lệ lãi ròng/ tổng tài sản, là một chỉ số rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó giúp cho nhà quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp (Altman,1968; Ohlson, 1980). Altman (1968), Shumway (2001), Wu và cộng sự (2010) chỉ ra rằng NITA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có. Có thể thấy rằng khi doanh nghiệp SXKD hiệu quả đồng nghĩa với tài chính ổn định.

FLITL đo lường bằng tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh/ tổng nợ. Chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối dòng tiền các dòng tiền chi phí của doanh nghiệp thường xuyên trong quá trình SXKD trong việc tài trợ cho các khoản nợ (Ohlson,1980, Appiah and Abor 2009; Christidis và Gregory 2010; Almamy và cộng sự, 2016). Khi chỉ số này tăng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì tốt việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với các khoản nợ, do đó mà xác suất xảy ra khủng hoảng tài chính sẽ thấp hơn.

Hiệu quả thu nhập của doanh nghiệp

INTWO đo lường bằng biến nhị phân, nhận giá trị 1 nếu thu nhập < 0 trong 2 năm, ngược lại bằng 0 (Ohlson, 1980). Thua lỗ liên tiếp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, không đảm bảo được khả năng thanh toán, dòng tiền hoạt động bất ổn (Foster 1978; Lau 1987; Cheng và cộng sự, 2006). Đó là dấu hiệu dự báo của cuộc khủng hoảng tài chính.

Sự thay đổi thu nhập của doanh nghiệp

Sự thay đổi thu nhập (CHN) của doanh nghiệp là chỉ tiêu dự báo khủng hoảng trong mô hình của Ohlson (1980) đo lường bằng sự thay đổi thu nhập của doanh nghiệp. Theo Almamy và cộng sự (2016), Ashraf và cộng sự (2019) Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt cho thấy họ đang hoạt động hiệu quả, đây là dấu hiệu tích cực đối với sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)