6. Kết cấu của đề tài
1.6. Dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu
1.6.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu từ BCTC (Bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ) của 43 doanh nghiệp chủ yếu là DNNVV đã và đang vay vốn tại VCB Ba Đình tính đến thời điểm kết thúc 31/12/2020. Thời gian trích xuất dữ liệu từ BCTC của các doanh nghiệp vay vốn tại VCB Ba Đình là giai đoạn 2015-2019.
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Công cụ phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng kết hợp đồng thời cả hai phần mềm Excel và STATA 13 trong việc xử lý làm sạch số liệu và phân tích dữ liệu nghiên cứu.
- Phân tích thống kê mô tả
Trên cơ sở thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành tính toán và mã hoá các biến trên phần mềm Excel, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm STATA 13 thực hiện thống kê mô tả. Nội dung phân tích thông kê mô tả là tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Các giá trị được trích xuất bao gồm giá trị trung bình, giá trị trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn…
- Phân tích tương quan: Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, cần phải xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến. Điều này nhằm kiểm định giữa các biến có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau và các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau.
- Kiểm định mô hình hồi quy logistic
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng (2005) thì mô hình Logistic có dạng phương trình như sau:
Với P là giá trị của biến phụ thuộc nằm trong khoảng từ 0 đến 1, X là vectơ các biến độc lập với hệ số hồi quy β,α là hệ số tự do trong mô hình và u đại diện cho yếu tố nhiễu. Từ phương trình trên ta có:
Khi X → + ∞, P → 1, và khi X → - ∞, thì P → 0. Do đó, P sẽ nằm trong khoảng [0,1]. Phương thức ước lượng mô hình phụ thuộc vào giá trị quan sát P có nằm giữa 0 và 1 hay không, hoặc là đó có phải là số nhị nguyên có giá trị 0 hoặc 1 hay không. Trong trường hợp mà P đúng là nằm giữa khoảng 0 và 1, phương pháp chỉ đơn giản là biến đổi P và thu được:
Y = ln[P/ (1 – P)]
Tiếp theo cần lấy hồi quy Y theo một hằng số và X (có thể dễ dàng thêm vào nhiều biến giải thích). Tuy nhiên, nếu P là số nhị nguyên, thì lôgarít của P/(1 – P) sẽ không thể xác định được khi P có giá trị hoặc 0 hoặc 1. Phương pháp ước lượng thích hợp cực đại hạn chế được vấn đề này. Tác động cận biên của X lên P được tính toán bằng cách lấy đạo hàm riêng phần của P theo X. Tác động cận biên ước lượng được cho như sau:
Kiểm định độ phù hợp tổng quát
Ở hồi quy Binary logistic, ta dùng kiểm định Chi-square để kiểm định giả thuyết Ho: p1= p2 = ••• = pk = 0. C ăn cứ vào mức ý nghĩa mà SPSS đưa ra trong bảng Omnibus Tests of Model Coefficients để quyết định bác bỏ hay chấp nhân H0.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ sổ hồi quy
Hồi quy Binary Logistic đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy khác không, tức là xác suất để sự kiện xảy ra hay không xảy là không như nhau. Để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể, đại lượng Wald Chi Square được sử dụng. Mức ý nghĩa P < 0.05 cho kiểm định Wald sẽ bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy đều bằng 0.
Độ phù hợp của mô hình được đo lường dựa trên chỉ tiêu -2LL (-2 Log Likelihood), chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng tốt, nghĩa là giá trị -2LL càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo.
Hệ số tương quan Nagelkerke R Square cho biết phần trăm xác suất tiếp cận nguồn vốn tín dụng được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.
Ngoài ra, có thể xác định được mô hình dự đoán tốt đến đâu qua bảng phân loại. Bảng này sẽ so sánh trị số thực và trị số dự đoán cho từng biểu hiện, từ đó đánh giá tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình.
- Phân tích hồi quy
Thực hiện hồi quy mô hình logistic, kết quả trích xuất hệ số Beta (β) phản ánh chiều tác động và mức độ tác động của các nhân tố mô hình dự báo rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Ba Đình. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê giải thích mô hình khi giá trị p-value <0.1.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng thương mại, khách hàng pháp nhân, tín dụng khách hàng pháp nhân, rủi ro vỡ nợ và dự báo rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của KHPN. Dữ liệu nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu cũng được trình bày rõ trong chương này.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH BA ĐÌNH
2.1. Giới thiệu tổng quan về Vietcombank chi nhánh Ba Đình
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình có tên giao dịch trong nước là “Vietcombank - Chi nhánh Ba Đình” và có tên giao dịch quốc tế là “Joint Stock Commercial Bank or Foreign Trade of Vietnam –Ba Dinh branch”. Chi nhánh Ba Đình được thành lập từ việc tách ra từ chi nhánh Hoàn Kiếm, các cán bộ chi nhánh Ba Đình hầu hết đều từ chi nhánh cũ chuyển sang. Khi mới thành lập năm 2006, chi nhánh được đặt trụ sở tại 521 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, lúc đó chỉ có 2 PGD bao gồm PGD Đào Tấn và Tây Hồ. Chi nhánh xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cần phải thực hiện để từng bước khẳng định mình. Các công tác chăm sóc khách hàng tại chỗ như: bố trí trụ sở khang trang sạch đẹp, nâng cao chất lượng đội ngũ giao dịch viên, rút ngắn thời gian giao dịch, bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn đã được Chi nhánh đẩy mạnh.
Năm 2011, Chi nhánh đã thực hiện tách Phòng QHKH thành phòng KHDN và KHCN đồng thời nâng cấp Tổ quản trị cho vay lên thành Phòng Quản trị Cho vay để chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng hoạt động.
Năm 2013 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Chi nhánh Ba Đình trong 06 năm hoạt động cả về quy mô cũng như hiệu quả. Chi nhánh được vinh danh là Đơn vị kinh doanh xuất sắc của hệ thống Vietcombank. Trong năm 2014, chi nhánh
cũng đã thiết kế chỉnh trang lại với cơ sở vật chất và không gian giao dịch hiện đại, đặc biệt chi nhánh đã là đơn vị tiên phong của hệ thống trong việc triển khai không gian giao dịch hiện đại và nhận diện thương hiệu mới.
Năm 2015, Chi nhánh đã thực hiện tách Phòng KHDN thành 02 Phòng KHDN1 và KHDN2, tách Phòng GDKH thành Phòng GDKHDN và GDKHCN để phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển và quy mô hoạt động của Chi nhánh
Năm 2016, với những thành tích nổi bật, lần đầu tiên sau 8 năm thành lập Chi nhánh được HSC xếp hạng là Chi nhánh hạng 1 của hệ thống Vietcombank. Năm 2016, chi nhánh mở rộng hoạt động bằng việc thành lập phòng giao dịch Phòng giao dịch Pacific Place. Cuối năm 2016, Chi nhánh gộp phòng Kế toán tài chính và phòng Kế hoạch Tổng hợp thành phòng Kế hoạch Tài chính.
Năm 2018, Chi nhánh vinh dự được nhận danh hiệu Chi nhánh kinh doanh đứng đầu hệ thống Vietcombank. Trong năm, chi nhánh đã thực hiện gộp phòng giao dịch khách hàng cá nhân và phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp thành Phòng giao dịch khách hàng theo chủ trương của Vietcombank.
Đến cuối năm 2020, Vietcombank– Chi nhánh Ba Đình gồm 9 phòng ban và 4 phòng Giao dịch. Với mạng lưới 4 phòng giao dịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua, bên cạnh việc nghiên cứu, mở rộng địa bàn hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thị trường và nền kinh tế.
Phòng giao dịch Mandarin
Địa chỉ: ô số D7.1 và D7.2, khu D, khu phức hợp Mandarin Garden, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024 37832918; Fax: 024 37832919
Địa chỉ: Tòa nhà Pacific, 83B Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024 39369040; Fax: 024 39369041
Phòng giao dịch Đào Tấn
Địa chỉ: 39 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 37669706; Fax: 024 37669707
Phòng giao dịch Tây Hồ
Địa chỉ: 62 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 37172374; Fax: 024 37172375
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Qua 10 năm phát triển, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình đã dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức với đầy đủ các phòng ban. Vietcombank – Ba Đình hiện có 4 khối nghiệp vụ, 08 phòng ban và 04 phòng giao dịch trực thuộc. Khi mới thành lập, Vietcombank – Ba Đình chỉ có 56 nhân viên, đến nay sau 12 năm hoạt động, số lượng CBNV là 150 người. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh thể hiện qua sơ đồ tổ chức như sau:
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ
Là một chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank Ba Đình cũng có những chức năng, nhiệm vụ và hoạt động trong những lĩnh vực chủ yếu sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Vay vốn của NHNN và các TCTD khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
- Huy động vốn từ nước ngoài. - Thanh toán quốc tế.
Ban giám đốc Khối nghiệp vụ PGD Phòng KHDN 1 Phòng KHDN 1 Phòng KHCN Phòng Kế hoạch tài chính Phòng giao dịch khách hàng Phòng tổ chức hành chính Phòng dịch vụ kho quỹ Phòng giao dịch Đào Tấn Phòng giao dịch Tây Hồ Phòng giao dịch Pacific Place
- Dịch vụ thẻ thanh toán nội địa và quốc tế
Vietcombank là một trong những NHTM đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Khách hàng có thể lựa chọn từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Thẻ VCB Moving, VCB Harmony, VCB eTrans, thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard. Thẻ Visa debit chỉ dành cho khách VIP của ngân hàng hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: American Express, Visa, JCB và UnionPay. - VCB Online
VCB Online là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VCB giúp khách hàng quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch thông qua Internet hoặc trên ứng dụng Mobile mà không cần phải tới quầy giao dịch.
- VCB SmartBanking
Dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ hỗ trợ các tính năng: vấn tin tài khoản, giao dịch, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống đặc biệt là chuyển tiền qua QR code, tiết kiệm trực tuyến, thanh toán tiền điện EVN, nhận tiền kiều hối, mua bảo hiểm xe cơ giới… thông qua Internet được đảm bảo bởi hai tầng bảo mâ ̣t gồm mật khẩu đăng nhập và xác thực giao di ̣ch OTP (One Time Password).
- BSMS
SMS Banking là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại của VCB, cho phép người dùng vấn tin giao dịch tài chính (kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hóa đơn, dư nợ các khoản vay, tiền gửi có kỳ hạn, nhận thông báo biến động số dư tài khoản...) , người dùng có thể đăng ký nhiều số điện thoại nhận tin nhắn tự động từ ngân hàng, thông báo phát sinh nợ/có.
- VCB Bankplus
Dành riêng cho khách hàng cá nhân, dịch vụ hỗ trợ các tính năng: chuyển khoản dựa trên số tài khoản hoặc số điện thoại di động đăng ký BankPlus, vấn tin số dư và giao dịch tài khoản, nạp tiền Topup điện thoại, thanh toán hóa đơn cước viễn
thông. BankPlus là dịch vụ Mobile Banking với các tiện ích vượt trội của VCB cung cấp cho khách hàng đang sử dụng thuê bao di động Viettel và Vinaphone không cần kết nối internet.
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Ba Đình
Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã nỗ lực, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, đánh dấu 5 năm liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khẳng định vị thế của một Chi nhánh Xuất sắc, chi nhánh hạng nhất của hệ thống Vietcombank năm 2018, được Trụ sở chính ghi nhận và đánh giá cao với nhiều giải thưởng tiêu biểu. Đồng thời, chi nhánh Ba Đình đã từng bước thiết lập các đỉnh cao mới về quy mô và hiệu quả hoạt động, nằm trong TOP 10 chi nhánh có LNTT/người cao nhất hệ thống, chi nhánh nằm trong TOP 10 chi nhánh có dư nợ cao nhất và TOP 10 về huy động vốn trong cụm địa bàn Hà Nội. Cụ thể kết quả kinh doanh của Chi nhánh như sau:
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
Trong giai đoạn 2018-2020, hoạt động huy động vốn của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình nói riêng, các NHTM nói chung gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, bằng chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã khắc phục được phần nào khó khăn, tình hìnhhuy động vốn có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng, %
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Vốn huy động 17,529 100% 18,866 100% 19,921 100% 1. Theo đối tượng
Dân cư 8,992 51.30% 9,471 50.20% 9,824 49.31%
Tổ chức 8,537 48.70% 9,395 49.80% 10,097 50.69%
SMEs 874 4.99% 1,016 5.39% 1,260 6.32%
2.Theo loại tiền VNĐ 14,265 81.38% 15,147 80.29% 16,898 84.83% USD 3,264 18.62% 3,719 19.71% 3,023 15.17% 3. Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 1,522 8.68% 1,634 8.66% 1,836 9.22% Ngắn hạn 6,576 37.51% 7,421 39.34% 8,021 40.26% Trung và dài hạn 9,431 53.80% 9,811 52.00% 10,064 50.52%
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Mức huy động nguồn vốn cuối kỳ năm 2019 là 18,866 tỷ đồng tăng 1,337 tỷ đồng tương ứng 7.63% so với tổng huy động vốn năm 2018. Đến năm 2020, huy động vốn tiếp tục tăng, với lượng vốn huy động được là 19,921 tỷ đồng tăng so với năm 2019 là 1,055 tỷ đồng tương ứng 5.59%, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh (8%) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của Vietcombank là 16,5%, của cụm Hà Nội (15,6%) và có khoảng cách khá xa so với tốc độ tăng trưởng của các TCTD trên địa bàn (19.8%). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhỏ chủ yếu do biến