Tình hình các khách hàng pháp nhân vỡ nợ giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (Trang 61 - 63)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Tình hình các khách hàng pháp nhân vỡ nợ giai đoạn 2018-2020

Hơn ai hết, chủ nợ sẽ là người lo lắng nhất khi con nợ của mình không còn khả năng chi trả và ngân hàng với vai trò “chủ nợ” lớn của nhiều khách hàng pháp nhân đóng vai trò “con nợ” lỗ khủng lại càng nao núng hơn khi mức lỗ của con nợ vẫn chưa hề thuyên giảm mà ngày một chồng chất thêm. Nguy cơ vỡ nợ buộc các ngân hàng thận trọng hơn trong các quyết định cho vay, tăng cường quản trị rủi ro và giám sát tín dụng đối với khách hàng pháp nhân. Trong giai đoạn 2018-2020, Vietcombank Ba Đình đã nỗ lực trong việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư vốn ở nhiều ngành SXKD, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện nay, chất lượng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào khả năng trả nợ của khách hàng pháp nhân, đối tượng khách hàng có quy mô khoản vay rất lớn, dễ dàng làm tổn thương và gia tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng. Tuy vậy, tín hiệu đáng mừng là Vietcombank đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho cả khách hàng pháp nhân, nhằm quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của hội sở chính về công tác tín dụng. Quy mô và tốc độ tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và năng lực quản lý, kiểm soát của Chi nhánh. Mặc dù có nhiều kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động tín dụng khách hàng pháp nhân, song thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân, hầu hết là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN, các TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Đến nay, Vietcombank đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và sử dụng dịch vụ tư vấn xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Công ty TNHH Ernst & Young VN (E&Y). Việc vấn dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp là cơ sở để chi nhánh thường xuyên duy trì việc đánh giá tín dụng nói chung và khả năng trả nợ các khoản vay của tổ chức doanh nghiệp nói riêng. Trong những năm gần đây, việc vận dụng xếp hàng tín dụng và đánh giá rủi ro doanh nghiệp đã giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu nợ có vấn đề, nợ xấu, tỷ lệ doanh nghiệp vỡ nợ/doanh nghiệp vay vốn duy trì ở mức rất thấp đáp ứng chỉ tiêu được giao từ hội sở Vietcombank. Dữ liệu thống kê của Vietcombank Ba Đình cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, có 09 doanh nghiệp vỡ nợ, không có khả năng thanh toán các khoản vay. Cụ thể, trong năm 2018 có 03 khách hàng pháp nhân vỡ nợ (01 thuộc ngành kinh doanh thương mại, 02 thuộc ngành xây dựng), năm 2019 có 02 KHPN không còn khả năng thanh toán nợ vay (01 thuộc ngành kinh doanh thương mại, 01 thuộc ngành xây dựng) và năm 2020 có 03 khách hàng pháp nhân vỡ nợ (02 thuộc ngành kinh doanh thương mại, 01 thuộc ngành xây dựng). Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ liên tiếp, vỡ nợ dẫn đến tình trạng không còn khả năng trả nợ, thậm chí còn có tên trong danh sách nợ thuế của Chi cục thuế Ba Đình. Giá trị của các khoản nợ của KHPN vỡ nợ tăng mạnh trong năm 2020 với giá trị 110 tỷ đồng trong khi năm 2018 chỉ có 52 tỷ đồng, thậm chí năm 2019 chỉ có 34 tỷ đồng. Giải pháp của Vietcombank Ba Đình trong việc thu hồi nợ là dựa trên tài sản bảo đảm, ngân hàng tiến hành kê biên tài sản, hàng hoá thực hiện đấu giá hoặc thanh lý tài sản thế chấp.

Bảng 2.7. Số lượng khách hàng pháp nhân vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: KHPN, tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng KHPN vỡ nợ 3 2 3

Phân bổ theo ngành (KHPN)

-Kinh doanh thương mại 1 1 2

-Xây dựng 2 1 1

Giá trị khoản vay KHPN vỡ nợ (tỷ đồng) 52 34 110

-Kinh doanh thương mại 20 10 50

-Xây dựng 32 24 60

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu do khách hàng pháp nhân vỡ nợ trên dư nợ xấu tại Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ của chi nhánh 8.854 10.213 9.984

Nợ xấu của chi nhánh 85 95 246

Nợ xấu do KHPN vỡ nợ 52 69 155

Tỷ lệ nợ xấu do KHPN vỡ nợ/nợ xấu của chi nhánh

61% 72,6% 83,3%

Tỷ lệ nợ xấu do KHPN vỡ nợ/dư nợ của chi nhánh

0,58% 0,67% 1,55%

Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)