6. Kết cấu của đề tài
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Ba Đình
Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã nỗ lực, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, đánh dấu 5 năm liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khẳng định vị thế của một Chi nhánh Xuất sắc, chi nhánh hạng nhất của hệ thống Vietcombank năm 2018, được Trụ sở chính ghi nhận và đánh giá cao với nhiều giải thưởng tiêu biểu. Đồng thời, chi nhánh Ba Đình đã từng bước thiết lập các đỉnh cao mới về quy mô và hiệu quả hoạt động, nằm trong TOP 10 chi nhánh có LNTT/người cao nhất hệ thống, chi nhánh nằm trong TOP 10 chi nhánh có dư nợ cao nhất và TOP 10 về huy động vốn trong cụm địa bàn Hà Nội. Cụ thể kết quả kinh doanh của Chi nhánh như sau:
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
Trong giai đoạn 2018-2020, hoạt động huy động vốn của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình nói riêng, các NHTM nói chung gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, bằng chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã khắc phục được phần nào khó khăn, tình hìnhhuy động vốn có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng, %
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Vốn huy động 17,529 100% 18,866 100% 19,921 100% 1. Theo đối tượng
Dân cư 8,992 51.30% 9,471 50.20% 9,824 49.31%
Tổ chức 8,537 48.70% 9,395 49.80% 10,097 50.69%
SMEs 874 4.99% 1,016 5.39% 1,260 6.32%
2.Theo loại tiền VNĐ 14,265 81.38% 15,147 80.29% 16,898 84.83% USD 3,264 18.62% 3,719 19.71% 3,023 15.17% 3. Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 1,522 8.68% 1,634 8.66% 1,836 9.22% Ngắn hạn 6,576 37.51% 7,421 39.34% 8,021 40.26% Trung và dài hạn 9,431 53.80% 9,811 52.00% 10,064 50.52%
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Mức huy động nguồn vốn cuối kỳ năm 2019 là 18,866 tỷ đồng tăng 1,337 tỷ đồng tương ứng 7.63% so với tổng huy động vốn năm 2018. Đến năm 2020, huy động vốn tiếp tục tăng, với lượng vốn huy động được là 19,921 tỷ đồng tăng so với năm 2019 là 1,055 tỷ đồng tương ứng 5.59%, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh (8%) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của Vietcombank là 16,5%, của cụm Hà Nội (15,6%) và có khoảng cách khá xa so với tốc độ tăng trưởng của các TCTD trên địa bàn (19.8%). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhỏ chủ yếu do biến động giảm tiền gửi của một số khách hàng lớn trong năm như Công ty CP giải pháp thanh toán điện lực và viễn thông giảm 1,473 tỷ), Tổng công ty ĐT&KD vốn nhà nước giảm 622tỷ), Công ty quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí giảm 295 tỷ)… Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh duy trì vị trí đứng thứ 6 hệ thống và đứng thứ 5 trên địa bàn Hà Nội.
Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình có sự dịch chuyển nhẹ giữa các nhóm khách hàng, đặc biệt có sự gia tăng của nhóm khách hàng dân cư, tuy nhiên nền vốn còn phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng ĐCTC, cụ thể:
Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
+ Huy động vốn dân cư có sự tăng trưởng qua các năm 2018-2020, đạt giá trị lần lượt là 48,992 tỷ đồng; 9,471 tỷ đồng và 9,824 tỷ đồng. Năm 2019, huy động vốn dân cư tăng 479 tỷ đồng (tương ứng tăng 5.33% so với năm 2018) chiếm tỷ trọng 50.2%/tổng huy động vốn. Đến năm 2020, huy động vốn dân cư đạt 9,824 tăng 353 tỷ đồng tương ứng với 3.73%. Huy động vốn dân cư của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình đứng thứ 20 hệ thống và đứng thứ 11 tại địa bàn Hà Nội.
+ Huy động vốn tổ chức lại có sự biến động qua 3 năm 2018-2020. Năm 2019, huy động vốn tổ chức đạt 9,395 tỷ đồng tăng 858 tỷ đồng tương ứng tăng 18% so với năm 2018) chiếm tỷ trọng 30.5%/tổng huy động vốn. Đến năm 2020, huy động vốn tổ chức đạt 10,097 tỷ đồng, tăng 702 tỷ đồng (tương ứng tăng 7.47% so với năm 2019) chiếm tỷ trọng 50.69%/tổng huy động vốn.
Huy động vốn theo tiền tệ:
Huy động vốn VND có sự tăng trưởng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm 2018-2020. Tỷ trọng huy động vốn VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn trên 82%). Năm 2019, huy động vốn VND đạt 15,147 tỷ đồng tăng 882 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80.29% trên tổng vốn huy động, tương ứng tăng
51.30% 50.20% 49.31% 48.70% 49.80% 50.69% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
6.18% so với năm 2018. Năm 2020, huy động vốn VND chiếm tỷ trọng 84.83%, huy động vốn USD chiếm 15,17%. Tỷ trọng huy động vốn USD tăng so với năm 2019 xấp xỉ 11.56%) chủ yếu do Trụ sở chính dừng triển khai sản phẩm đa năng.
Huy động vốn theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Trong năm 2019, tỷ trọng huy động vốn KKH không có sự thay đổi đáng kể - chiếm tỷ trọng 8.66%/Tổng vốn huy động. Đến năm 2020, tiền gửi KKH đạt 1,836 tỷ đồng, tăng 202 tỷ đồng tương ứng tăng 12.36% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 9.22% tổng nguồn vốn huy động, tăng 12.36% so với năm 2019.
Năm 2019, tiền gửi ngắn hạn đạt 7,421 tỷ đồng tăng 12.85% so với năm 2018. Đến năm 2020, tiền gửi ngắn hạn đạt 8, 021 tỷ, tăng 600 tỷ tương ứng 8.09% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 40.26% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, giảm chủ yếu ở các kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi trung dài hạn có xu hướng giảm. Năm 2019, tiền gửi trung dài hạn đạt 9,811 tỷ đồng chiếm 52% trên tổng nguồn vốn huy động tăng 380 ỷ đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, tiền gửi trung dài hạn đạt 10,064 tỷ,
8.68% 8.66% 9.22% 37.51% 39.34% 40.26% 53.80% 52.00% 50.52% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
tăng 253 tỷ đồng tương ứng tăng 2.58% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 50.52% tổng nguồn vốn huy động.
2.1.4.2. Tình hình cho vay
Hoạt động cho vay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. TạiVietcombank – Chi nhánh Ba Đình, hoạt động này được phản
ánh qua tổng dư nợ và chất lượng cho vay, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dư nợ cho vay 11,883 100% 13,795 100% 15,859 100%
1. Theo đối tượng
Dân cư 3,992 33.59% 4,382 31.77% 5,026 31.69%
Tổ chức 7,891 66.41% 9,413 68.23% 10,833 68.31%
2.Theo loại tiền
VNĐ 7,786 65.52% 8,843 64.10% 10,655 67.19% USD 4,097 34.48% 4,952 35.90% 5,204 32.81% 3. Theo kỳ hạn Thấu chi 1543 12.98% 1654 11.99% 1792 11.30% Ngắn hạn 3766 31.69% 4231 30.67% 5497 34.66% Trung và dài hạn 6,574 55.32% 7,910 57.34% 8,570 54.04%
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Năm 2019, dư nợ cho vay cuối kỳ của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình đạt 13,795 tỷ đồng, nằm trong giới hạn cho vay được Hội sở chính giao và tăng 1,912 tỷ đồng tương ứng với 16.09% so với năm 2018. Đến năm 2020, dư nợ cuối kỳ của chi nhánh đạt 15,859 tỷ đồng, tăng 2,064 tỷ đồng, tương ứng 14.96% so với năm 2019. So với hệ thống, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống 17.2% và các TCTD trên địa bàn 18.8%). Quy mô dư nợ hiện tại của chi nhánh đứng thứ 7 hệ thống – tăng 01 bậc so với năm trước.
Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ trên xấp xỉ 67%. Năm 2019, dư nợ doanh nghiệp cuối kỳ đạt 9,413 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 68.23%%/TDN, tăng 1,522 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 10,833 tỷ, tăng 1,420 tỷ tương ứng với 15.09% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 68.31% lớn nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh.
Dư nợ KHCN cuối kỳ năm 2019 đạt 4,382 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31.77%/TDN tăng 390 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 9.77%, dư nợ bán lẻ đã đi vào thực chất hơn với tỷ trọng dư nợ từ các sản phẩm cho vay bán lẻ thông thường (không gồm CCGTCG) chiếm 83%/TDN bán lẻ cao hơn so với tỷ lệ năm 2018 là 72%/TDN bán lẻ. Năm 2020, dư nợ bán lẻ cuối kỳ đạt 5,026 tỷ đồng, tăng 644 tỷ tương ứng với 14.7% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 31.69%/TDN.
Biểu đồ 2.3. Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Dư nợ theo tiền tệ
Năm 2019, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 4,952 tỷ đồng tăng 257 tỷ đồng tương ứng tăng 20.87%% so với năm 2018 chiếm 35.90%/ tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2020, dư nợ VND đạt 10,655 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67.19% tăng 20.49% so vời cùng kỳ năm ngoái, dư nợ USD quy đổi VND đạt 5,204 tỷ đồng tăng 5.09%, chiếm
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
tỷ trọng 31.81 Tỷ trọng dư nợ USD của chi nhánh cao hơn địa bàn (12.7%) và hệ thống (18.3%).
Dư nợ theo kỳ hạn
Qua 3 năm 2018-2020, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung hạn có xu hướng tăng dần, tỷ trọng dư nợ thấu chi giảm dần. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ trung dài hạn, đúng theo định hướng mà Trụ sở chính đặt ra từ đầu năm 2018.
Biểu đồ 2.4. Tình hình cho vay theo kỳ hạn của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Năm 2019, Cho vay thấu chi vẫn chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ của Chi nhánh với 11.99%, trong đó chủ yếu là cho vay thấu chi tổ chức với đặc thù là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn nên NIM cho vay thấp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn ở mức 30.67%% và 57,34%. Kết thúc quý 4/2020, dư nợ ngắn hạn đạt 5,497 tỷ, tăng 1,266 tỷ tương ứng với 29.92% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 34.66% tổng dư nợ; trong đó cho vay thấu chi đạt 1,792 tỷ, chiếm 11.3% tổng dư nợ, chi nhánh chủ yếu cho vay thấu chi tổ chức 40% và định chế tài chính (47%) với đặc thù là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, NIM cho vay thấp (1,21%-1,25%). Việc giảm dần tỷ trọng
12.98% 11.99% 11.30% 31.69% 30.67% 34.66% 55.32% 57.34% 54.04% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
dư nợ thấu chi góp phần cải thiện NIM cho vay của chi nhánh trong năm 2020. Cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Năm 2020, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 8,570 tỷ, tăng 660 tỷ tăng 8.34% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 54.04% tổng dư nợ. Đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và lớn trên địa bàn các TP Hà Nội.
Cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Kinh doanh thương mại 14.59% 18.61% 15.17%
Bất động sản 20.78% 17.20% 22.33%
Chế biến thực phẩm 2.67% 3.22% 4.12%
Dịch vụ lưu trú, ăn uống 9.66% 8.91% 5.00%
Vận tải kho bãi 2.95% 3.11% 4.02%
Tài chính ngân hàng 6.12% 3.04% 2.97%
Y tế, dược phẩm 3.79% 4.15% 4.77%
Xây dựng 10.56% 11.41% 12.50%
Sản xuất công nghiệp 12.340% 13.050% 10.020%
Khác 16.54% 17.30% 19.10%
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
Trong 2 năm gần đây, cơ cấu ngành nghề của chi nhánh ít có sự thay đổi. Năm 2019, các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh gồm có: Dư nợ nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 17.3%/TDN, dư nợ ngành kinh doanh thương mại chiếm 18.61%/TDN, dư nợ bất động sản đạt chiếm 17.2%/TDN, dư nợ ngành xây dựng chiếm 12.5%/TDN, dư nợ sản xuất công nghiệp chiếm 13.05%/TDN. Năm 2020, các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh gồm có: kinh doanh bất động sản 22.3%, ngành khác 19.1%, kinh doanh thương mại 15.17%, xây dựng 12.5%. Dư nợ của 10 khách hàng lớn nhất chiếm 38%/TDN của Chi nhánh, giảm 5% so với năm 2019, dư nợ tăng ròng của Top 10 khách hàng cho vay lớn nhất chiếm 27% tổng dư nợ cho vay tăng ròng của Chi nhánh. Như vậy có
thể thấy chi nhánh đã có những biện pháp tích cực nhằm giảm dần mức độ tập trung khách hàng cho vay của chi nhánh trong năm 2020.
Biểu đồ 2.5. Tình hình cho vay theo ngành nghề của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
2.1.4.3. Rủi ro tín dụng
Năm 2019, Tỷ lệ nợ nhóm II chiếm 0.13%/TDN tương đương 8.73 tỷ đồng, giảm 18.45 tỷ đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 0.017% tương ứng với dư nợ nhóm 2 là 26,81 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 6.89 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát với tỷ lệ 0.001%/TDN tương đương 0.17 tỷ giảm mạnh 8.56 tỷ đồng so với năm 2019. Có thể thấy Chi nhánh đã quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu và đẩy mạnh chất lượng tín dụng, ngày càng phát triển bền vững.
Bảng 2.4. Rủi ro tín dụng của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020 ĐVT: Tỷ đồng, % 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nợ nhóm 2 37.67 19.22 26.81
Tỷ lệ nợ nhóm 2 0.0031 0.0013 0.0017
Nợ xấu 16.02 8.73 0.17
Tỷ lệ nợ xấu 0.013% 0.06% 0.001%
Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình.
2.1.4.4. Hoạt động dịch vụ
Song song với các kênh sản phẩm khác thì việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn được VCB Ba Đình quan tâm và tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như: Dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, VCB đã cung cấp tới khách hàng thêm những dịch vụ khác trên nền công nghệ ngân hàng hiện đại như: Dịch vụ thẻ, quản lý doanh thu, gạch cước điện thoại, thanh toán hoá đơn, ngân hàng điện tử, thu chi hộ... Từ đó đã mang lại cho VCB Ba Đình nguồn thu phí dịch vụ hàng năm đều đạt vượt kế hoạch được giao. Trong những năm gần đây, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được chú trọng đầu tư nâng cấp nhằm tạo ra sản phẩm có đặc tính riêng của Vietcombank.
Bảng 2.5. Thu từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thu phí dịch vụ ròng 51,983 65,812 70,089
-Dịch vụ thanh toán chuyển tiền 5,762 6,374 8,021
-Cho vay bảo lãnh 7,021 8,117 10,333
-Kinh doanh ngoại tệ 8,656 10,055 12,878
-Tài trợ thương mại 30,544 41,266 38,857
Năm 2018-2020 được đánh giá là năm dịch vụ của Vietcombank, hoạt động dịch vụ của Vietcombank đã khởi sắc và có những phát triển mới. Các sản phẩm VCB