6. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Đánh giá cấu trúc nợ của khách hàng pháp nhân
Đối với KHPN khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ cần áp dụng biện pháp nhằm cải thiện khả năng thanh toán như thực hiện đàm phán với các chủ nợ tỏng việc giảm lãi suất, khoanh nợ, giảm nợ. Các biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán, tập trung vào cải thiện hoạt động hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ hợp lý, thuyết phục.
Việc hỗ trợ các KHPN tái cấu trúc nợ thông qua vốn dài hạn để tái cấu trúc các khoản nợ ngắn hạn của các TCTD góp phần làm bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp lành mạnh hơn, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Các TCTD cần xem xét việc bơm thêm dòng vốn cho các KHPN đang hoạt động tốt nhằm duy trì hoạt động hiệu quả
Đánh giá lại tốc độ tăng trưởng tài sản, nợ và thu nhập của KHPN, các hoạt động đầu tư mới, bán các tài sản và góp vốn tại các công ty thành viên và việc cải thiện khả năng sinh lời từ đó tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu
Hỗ trợ các giải pháp đối với các phương án sản xuát kinh doanh của KHPN sau tái cấu trúc nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo là một trong những nội dung quna trọng nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém tiền ẩn trong cấu trúc tài chính và từ đó có những biện
pháp tái cấu trúc kịp thời ngài các chỉ tiêu cơ bản doanh nghiệp có thể bổ sung các chỉ tiêu sau đây
Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) là một tỷ số đo lường bằng lợi nhuận lãi vay và thuế (EBIT)/ vốn đầu tư ( nợ vay+ vốn chủ sở hữu ) ROIC là một chỉ tiêu hữu dụng trong đánh giá hiệu qua rkinh doanh của khách hàng pháp nhân và chỉ ra dấu hiệu cho việc tái cấu trúc. Nếu ROIC cao so với lãi suất vay vốn, điều này chỉ ra khách hàng pháp nhân đang sử dụng vốn và tài sản hiêu quả và việc đi vay sẽ giúp gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngược lại nếu ROIC quá thấp chỉ ra rằng tài sản và vốn đầu tư của công ty đang được khai thác và sử dụng kém hiệu quả
Hệ số nợ vay / tổng vốn đầu tư: Được xác định bằng tỷ lệ nợ vay có trả lãi trên tổng vốn đầu tư của khách hàng pháp nhân. Nếu hệ số hày lớn hơn ngường an toàn đặc trưng của ngành thì nó cho thấy rủi ro tài chính cao và nếu ở dưới ngưỡng này cho thấy rủi ro thấp đang nằm trong tầm kiểm soát. Nếu một khách hàng pháp nhân có hệ số nợ vay/ tổng vốn đầu tư quá cao cần thực hiện tái cấu trức tài chính thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ
Hệ số khả năng trả nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ gốc và lãi được xác định theo công thức (EBIT + khấu hao tài sản cố định)/ ( nợ gốc+ lãi vay) hệ sô trả nợ là một chỉ tiêu hữu ích để khách hàng pháp nhân đưa ra quyết định sử dụng nợ. Các ngân hàng cũng như chủ nợ ngắn hạn có thể quan tâm đến chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ để quyết định hạn mức cho vay và cũng là căn cứ giúp khách hàng pháp nhân xây dựng hệ số nợ bao gồm khoản nợ ngắn hạn một cách an toàn.