Kiến nghị đối với Vietcombank

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh (Vietcombank Quảng Ninh). (Trang 96 - 98)

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng đã đạt nhiều thành tích rất đáng khích lệ trong công tác triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Đến nay, hầu như các ngân hàng đều đã có những sản phẩm của loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên, công tác triển khai của ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục ngay nếu như muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của dịch vụ này trong thời gian tới. Trong thời đại công nghệ thông tin và trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cũng như nhiều doanh lợi cho các ngân hàng nữa, buộc các ngân hàng phải phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Trong bối cảnh đó, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là một giải pháp sáng suốt, mang tính chiến lược. Việc tìm ra

các giải pháp hữu hiệu cho Vietcombank là rất cần thiết. Sau đây là một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Quảng Ninh một cách hiệu quả hơn.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện từ đồng nghĩa với việc phải đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng. Đây là giải pháp trước mắt nhưng mang tính chiến lược nhằm hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử. Để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, trước hết phải xây dựng một chiến lược công nghệ hiện đại đảm bảo các yêu cầu quản lý nội bộ, đáp ứng các giao địch kinh doanh, quản trị rủi ro, bảo mật và an toàn trong hoạt động, tăng cường khả năng quản lý, vì vậy, Vietcombank cần đầu tư có chọn lựa và đổi mới công nghệ theo sự phát triển của thời đại, đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng một kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại.

Thêm vào đó, cần nâng cấp mở rộng đường truyền là giải pháp thiết thực nhằm giải quyết khó khăn về việc truyền tin trên mạng, hạn chế sự nghẽn mạng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Có như vậy mới đáp ứng tiêu chí về thời gian giao dịch và độ bảo mật. Các sản phẩm ngân hàng điện tử của Vietcombank về màn hình giao dịch còn phức tạp hơn so với các ngân hàng khác. Trong tương lai, các giao diện trên website cần được đơn giản hóa hơn nữa để phù hợp với tất cả các khách hàng ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau đặc biệt là các đối tượng khách hàng trung niên có thu nhập ổn định nhưng trình độ sử dụng máy tính không cao muốn gửi tiết kiệm hoặc gửi tiền học phí cho con cái.

Để có thể đưa các sản phẩm ngân hàng điện từ ngày càng phổ biến vào đời sống của người dân, Ngân hàng cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống quen thuộc, sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới, sản phẩm ngân hàng điện tử. Khi đã đưa được sản phẩm ngân hàng điện từ vào đời sống của người dân, tạo được lòng tin nơi khách hàng thi việc cung cấp những tiện ích của sản phẩm và sự đa dạng về sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng .

Thứ hai, Vietcombank nên nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Ngoài các sản phẩm hiện có, Vietcombank cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện từ để hạn chế việc khách hàng phải đến ngân hàng để thực hiện những dịch vụ mà ngân hàng điện tử chưa thể cung cấp. Các sản phẩm của Ebanking cần đa dạng, phong phú hơn để đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Thứ ba, Ngân hàng cần xây dựng quy trình pháp lý về mã hóa chứng từ điện tử và chữ ký điện tử, xác định và xử lý rủi ro tin tặc. Bản thân Ngân hàng cần nhận thức rõ trong việc đầu tư các hệ thống bảo mật, an ninh, an toàn, xây dựng hệ thống mã hóa chứng từ điện tử, xác thực chữ ký điện từ. Trên thực tế, khách hàng khi chuyển tiền qua Internet Banking của Vietcombank sử dụng mã xác thực OTP hoặc mã Token. Cần có một tổ chức thứ ba đứng ra cấp phát và xác thực chữ ký điện tử. Khi đó, khách hàng sẽ yên tâm thực hiện giao dịch qua mạng, qua hình thức thanh toán trực tuyến, các giao dịch sẽ được chứng thực nguồn gốc, chống xem trộm và toàn vẹn dữ liệu. Các quy trình pháp lý về xử lý rủi ro tin tặc cần được xây dựng trên cơ sở đặc thù của riêng Ngân hàng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. Chú trọng đầu tư để có hệ thống bảo mật đủ mạnh, đảm bảo về độ bảo mật, an ninh thông tin để đối phó với các rủi ro trên mạng đặc biệt là rủi ro tin tặc. Đây là vấn đề rất quan trọng vì vốn đầu tư cho việc này rất lớn mà công nghệ thông tin thì phát triển không ngừng. Hơn thế nữa, chỉ một sơ suất nhỏ xảy ra gây lộ thông tin của khách hàng hoặc làm thất thoát tiền bạc sẽ đánh mất lòng tin của rất nhiều khách hàng về hệ thống bảo mật, an toàn của ngân hàng. Các quy trình giám sát cần được thực hiện thường xuyên, hiệu quả nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống Ebanking. Quy trình quản lý rủi ro này phải được tích hợp trong cơ chế quản lý rủi ro chung của ngân hàng. Bên cạnh đó, các quy định và quy trình liên quan đến nghiệp vụ bEanking cần được thường xuyên xem xét, đánh giá, chỉnh sửa kịp thời nhằm đảm bảo tính phù hợp và đủ khả năng xử lý các rủi ro mới có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh (Vietcombank Quảng Ninh). (Trang 96 - 98)