Dự bảo triển vọng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh (Vietcombank Quảng Ninh). (Trang 82 - 86)

- 2025

Giai đoạn 2021 - 2025, dự báo thách thức với ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank Quảng Ninh nói riêng còn rất lớn do tiềm ẩn rủi ro của nền kinh tế còn rất lớn, địa bàn còn khó khăn nhưng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt do sẽ có thêm nhiều ngân hàng mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn, thị phần bị chia sẻ. Triển vọng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử thời gian tới sẽ tập trung vào các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam. Với đặc thù một quốc gia đang phát triển là thu nhập trung bình thấp, hệ thống ngân hàng còn sơ khai, nhu cầu tài chính và dịch vụ thanh toán tăng theo cấp số nhân chắc chắn thị trường ngân hàng điện tử ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thập niên tới. Các ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (nhà, ô tô, tiêu dùng nhỏ lẻ) và kinh doanh cá thể (cá nhân kinh doanh). Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử sẽ được các ngân hàng đẩy mạnh phát triển thông qua liên kết với hệ thống điểm thanh toán như: công ty game, mua bán trực tuyến, thanh toán hóa đơn điện, điện thoại/hệ thống siêu thị... Thị trường ngân hàng điện tử tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới. Với quy mô thị trường ~97 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày.

Thứ hai, nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử của người dùng sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Trong khi nhu cầu thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến

thì ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp muốn sử dụng phương thức thanh toán tiện dụng hơn như thanh toán điện tử. Đây vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với các ngân hàng thương mại trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiệu quả để đáp ứng xu thế thanh toán hiện đại này. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội làm việc với những nhà hoạch định chính sách để phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc sử dụng vốn vay một cách có chọn lọc để đầu tư vào các tài sản sinh lời như bất động sản hoặc mở rộng kinh doanh.

Thứ ba, công nghệ số được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ góp phần thúc đẩy mở rộng các nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Đồng thời, công nghệ số sẽ tạo ra cuộc cách mạng trên thị trường tài chính và dịch vụ ngân hàng. So với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng truyền thống, dịch vụ ứng dụng công nghệ số giúp tạo sự khác biệt. Nó không chỉ giúp ngân hàng giảm chi phí, mà còn giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn.

Thứ tư, nhiều cơ hội kinh doanh từ dịch vụ ngân hàng điện tử. Với tốc độ tăng trưởng Internet 9%/năm và xếp hạng 15 trên thế giới, giới chuyên môn cho rằng, Việt Nam có tiền đề tốt để xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử. Các chuyên gia cho rằng sự bùng nổ của công nghệ thông tin kéo theo xu hướng phát triển ngân hàng điện tử và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 28,5 triệu người (tương đương gần 30% dân số) Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh và lượng người truy cập Internet là khoảng 52% dân số. Trên thực tế, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên tổng số người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng. Năm 2011, tỷ lệ này chỉ ở mức 7%, nhưng đã lên tới 44% vào năm 2019 và con số này được dự báo còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Sự bùng nổ của công nghệ nói chung và công nghệ số giúp tạo nền tảng giúp các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh thông qua phát triển loạt các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Các sản phẩm, dịch vụ này gồm: thông quan điện tử, nộp thuế qua Internet, thu tiền điện qua các kênh Internet/Mobile Banking/POS của ngân hàng hoặc thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán, thanh toán vé tàu, vé máy bay qua hệ thống thanh toán

trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng, thu hộ học phí, viện phí qua các kênh ngân hàng điện tử. Theo giới chuyên môn, sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số đang tạo ra những lợi ích cho ngân hàng, đặc biệt là giảm được nhiều chi phí. Ngoài ra, công cuộc số hóa các dịch vụ tài chính cũng giúp các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng lợi nhuận cần thiết để phục vụ những phân khúc khách hàng ngày càng rộng. Song song với giảm chi phí, các chuyên gia còn cho rằng, đầu tư cho công nghệ số cũng sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Các chuyên gia dự báo đến năm 2025 sẽ có khoảng 40% giao dịch bán hàng của các ngân hàng được thực hiện qua mạng và thiết bị di động, thậm chí có khoảng hai phần ba nghiệp vụ của ngân hàng do hệ thống công nghệ thông tin đảm nhiệm.

Thứ năm, giá trị gia tăng dịch vụ cho khách hàng sẽ là yếu tố quyết định lựa chọn sử dụng của khách hàng. Với nhiều sản phẩm dịch vụ, khách hàng của ngân hàng điện tử có thể thực hiện giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi, miễn là có kết nối Internet, mà không phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Tại Việt Nam, nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật số, các ngân hàng cũng tích cực bắt tay với các công ty Fintech - trung gian thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán và cho vay. Cụ thể, lợi thế của ngân hàng là những mối quan hệ từ lâu với khách hàng, hành lang pháp lý quy định cụ thể, chặt chẽ, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro, thanh khoản, phòng chống rửa tiền... Còn với các Fintech, việc tự do sử dụng những công nghệ hiện đại nhất để xây dựng các giao diện thân thiện với người sử dụng là một trong những thế mạnh nổi trội.

Thứ sáu, các quy định quản lý rủi ro sẽ được thắt chặt hơn đặc biệt trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử. Với ngân hàng, bảo mật thông tin luôn được đặt lên hàng đầu, bởi thông tin là tài chính và là tài sản của chính ngân hàng. Do đó, dù phát triển sản phẩm dịch vụ gì đi chăng nữa, thì sản phẩm lõi của ngân hàng vẫn phải giữ truyền thống và tăng cường bảo mật. Không thể phát triển ngân hàng số mà lại bỏ đi các ứng dụng ngân hàng lõi, như vậy sẽ không an toàn cho các giao dịch của ngân hàng. Như vậy, cơ hội luôn luôn song hành với rủi ro, do đó, để có thể nắm bắt những cơ hội tiềm năng mà tài chính số có thể mang lại. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cần quản lý được rủi ro thị trường cho cả hệ thống, đồng thời tạo ra một cơ chế và không gian cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể đổi mới và cạnh tranh một cách công bằng. Ngoài ra, cần phát

triển một thị trường có tính cạnh tranh cao và thúc đẩy các nhà cung cấp phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến... Khi tất cả các yếu tố trong hệ sinh thái tài chính công nghệ hoạt động một cách đồng bộ, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính được gia tăng nhanh chóng, thì tài chính số sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.

3.1.2. Định hướng quản lý dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank

Vietcombank đã xác định rõ mục tiêu, định hướng và các giải pháp liên quan đến công tác phát triển thương hiệu. Để thực hiện mục tiêu trên, Vietcombank đặt ra yêu cầu phải có một đối tác tư vấn chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, có quy mô hoạt động và uy tín toàn cầu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng hành để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, nền tảng quan trọng tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển quy mô, hiệu quả và dài hạn của Ngân hàng. Đối với dự án này, Vietcombank sẽ rà soát đánh giá tổng thể hiện trạng hình ảnh thương hiệu, hoạt động truyền thông quảng cáo thương hiệu; xây dựng, chuẩn hóa nhận diện hình ảnh thương hiệu và hệ thống các giá trị thương hiệu; xác định những nguyên tắc mang tính định hướng chiến lược để phát triển mô hình kiến trúc thương hiệu Vietcombank phù hợp với mô hình hoạt động và chiến lược kinh doanh; xác định các phương thức quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả; Đồng thời xây dựng chiến lược marketing và truyền thông thương hiệu, sản phẩm dịch vụ.

Phát huy lợi thế kinh doanh, chú trọng công tác tái cấu trúc bộ máy theo hướng trở thành một ngân hàng hiện đại, năng động, thân thiện và tận tâm, lấy khách hàng làm trọng tâm; tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ dựa trên cơ sở phát triển về công nghệ, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối và năng lực nhân viên, nhất là phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phấn đấu là ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn trú đóng về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ; Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở chú trọng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, luôn gắn chặt lợi ích của khách hàng với mọi hoạt động kinh doanh. Vietcombank đang tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh doanh và dịch vụ, chỉnh trang hệ thống đơn vị kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ, sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực; đồng thời, triển khai hệ thống quản trị rủi ro, đảm bảo một sự chuẩn bị tốt nhất, vững

vàng nhất, sẵn sàng đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt động ngân hàng thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh (Vietcombank Quảng Ninh). (Trang 82 - 86)