Tình thế bắt buộc

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 3 pps (Trang 31 - 33)

chung và những tên phản bội nói riêng bắt tay vào việc đó là thiếu thận trọng nh− thế nào. Trong bài "Đối chiếu" (ngày 14 tháng Hai) hắn so sánh đại hội của phái quý tộc liên hiệp với bài phát biểu của 66 nhà buôn Mát-xcơ-va. Hắn viết: "Phái quý tộc liên hiệp đã bị rơi xuống ngang với Pu-ri-skê-vích, các nhà công nghiệp Mát-xcơ-va đã bắt đầu nói với giọng l−ỡi của nhà n−ớc". Ngài I-dơ-gô-ép viết tiếp: Ngày tr−ớc "phái quý tộc đã phục vụ rất nhiều cho nhân dân về mặt văn hóa", nh−ng "chỉ có một thiểu số làm công tác văn hóa, còn đa số thì lại bức hại thiểu số đó". "Nh−ng nói chung quy luật lịch sử là nh− sau: trong một giai cấp thì chỉ có thiểu số là hành động tiến bộ thôi".

Rất, rất tốt: "nói chung quy luật lịch sử là nh− vậy". Tờ "Ngôn luận" của Đảng dân chủ - lập hiến thông qua miệng l−ỡi của ngài I-dơ-gô-ép đã viết nh− vậy. Nh−ng nếu nhìn sát hơn nữa chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng "các quy luật lịch sử chung" không phát huy tác dụng của mình ra ngoài phạm vi bọn quý tộc phong kiến và giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa. Quả thật là nh− vậy. Chúng ta hãy nhớ lại văn tập "Những cái mốc"; cũng vẫn ngài I- dơ-gô-ép ấy đã viết cho văn tập ấy và những ng−ời dân chủ - lập hiến nổi tiếng nhất đã từng bút chiến với văn tập ấy nh−ng chỉ đề cập đến những cái riêng chứ không hề đả động đến cái cơ bản, cái chủ yếu, cái thực chất. Cái thực chất trong văn tập "Những cái mốc" đã đ−ợc tất cả những ng−ời dân chủ - lập hiến tán đồng và đã đ−ợc các ngài Mi-li-u-cốp và đồng bọn nói lên hàng nghìn lần, là ở chỗ các giai cấp khác của n−ớc Nga, ngoài bọn quý tộc phản động và giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa, đã tự bộc lộ ra (trong m−ời năm đầu của thế kỷ này) thông qua những hành động của thiểu số của họ, cái thiểu số đã bị "say mê", đã bị "bọn cầm đầu" thuộc "giới trí thức" lôi cuốn, không đủ khả năng v−ơn lên đến quan điểm của "nhà n−ớc". Ngài I-dơ-gô-ép viết trong văn tập "Những cái mốc": "Cuối cùng, phải dũng cảm công nhận rằng trong các Đu-ma nhà n−ớc của chúng ta, trừ độ ba bốn chục ng−ời thuộc Đảng dân chủ - lập hiến và Đảng tháng M−ời, còn thì đại bộ phận các đại biểu đều không tỏ ra có những kiến thức để có thể bắt

180 V. I. Lê-nin Bình luận 181 tay vào việc quản lý và xây dựng lại n−ớc Nga". Nh− mọi ng−ời tay vào việc quản lý và xây dựng lại n−ớc Nga". Nh− mọi ng−ời

đều hiểu, đó là nói về các đại biểu nông dân, những ng−ời thuộc phái lao động và về các đại biểu công nhân.

Nh− vậy, cái "quy luật lịch sử nói chung" là ở chỗ "trong một giai cấp thì chỉ có thiểu số là hành động tiến bộ thôi". Nếu nh− thiểu số của giai cấp t− sản hành động, thì đó là một thiểu số tiến bộ đã đ−ợc cái "quy luật lịch sử chung" chứng thực. Ngài I-dơ-gô-ép còn lên lớp cho chúng ta: "Uy tín về tinh thần sẽ lan ra toàn bộ giai cấp, chỉ cần là cái thiểu số đó có khả năng công tác". Nh−ng nếu thiểu số của giai cấp nông dân hoặc công nhân hoạt động, thì nh− thế tuyệt nhiên không phù hợp với " quy luật lịch sử", tuyệt nhiên không phải là " thiểu số tiến bộ của một giai cấp", thiểu số này tuyệt nhiên không có cái "uy tín tinh thần" để phát biểu thay mặt cho "toàn bộ" giai cấp, ⎯ hoàn toàn không phải nh−

thế, nh− trong văn tập "Những cái mốc " đã viết, đó là một thiểu số bị "đầu óc trí thức" làm cho lầm lẫn, một thiểu số chống nhà n−ớc, phản lịch sử, không có chỗ đứng, v.v..

Bọn dân chủ - lập hiến nói chung và những ng−ời thuộc phái "Những cái mốc" nói riêng, xông vào việc khái quát thì thật là liều lĩnh, vì mọi m−u toan của họ định khái quát đều sẽ không tránh khỏi bóc trần sự t−ơng đồng nội tại đầy đủ nhất giữa các lập luận của Đảng dân chủ - lập hiến và của bọn Men- si-cốp.

Tờ "N−ớc Nga" và tờ "Thứ dân" 78 lập luận nh− sau: 66 nhà buôn, đó là một thiểu số tuyệt nhiên không đại diện đ−ợc cho giai cấp, không tỏ ra có kiến thức cũng nh− khả năng "quản lý và xây dựng lại n−ớc Nga", thậm chí đó hoàn toàn không phải là những nhà buôn mà là những "trí thức" đã bị lầm lạc, v.v, v.v..

Những ng−ời thuộc phái I-dơ-gô-ép và Mi-li-u-cốp lập luận nh− sau: những ng−ời thuộc phái lao động và những đại biểu công nhân trong các Đu-ma nhà n−ớc ở n−ớc ta chẳng hạn, đó là một thiểu số tuyệt nhiên không đại diện cho giai cấp mình (nghĩa là chín phần m−ời dân c−), bị "đầu óc trí thức" làm cho lầm lẫn,

không tỏ ra có kiến thức cũng nh− khả năng "quản lý và xây dựng lại n−ớc Nga", v.v., v..

Vì đâu lại có sự t−ơng đồng nội tại đầy đủ nhất giữa những lập luận của một bên là tờ "N−ớc Nga" và tờ "Thứ dân" và một bên nữa là tờ "Ngôn luận" và tờ "Tin tức n−ớc Nga"? Vì rằng tuy các giai cấp mà những tờ báo đó đại biểu có khác nhau, nh−ng cả hai nhóm cơ quan ngôn luận này đều đại biểu cho các giai cấp đã không còn có thể tiến hành một hoạt động lịch sử tiến bộ quan trọng, độc lập, sáng tạo, có tính chất quyết định nào nữa. Vì rằng cả nhóm cơ quan ngôn luận thứ nhất lẫn nhóm cơ quan ngôn luận thứ hai, chẳng những là bọn phản động mà cả phái tự do, đều đại biểu cho giai cấp vốn sợ tính chủ động lịch sử của các tầng lớp, tập đoàn và quần chúng nhân dân khác rộng lớn hơn, của các giai cấp khác đông đảo hơn.

Ngài I-dơ-gô-ép, là kẻ phản bội "trong số những ng−ời mác- xít", chắc sẽ thấy ở đây có một mâu thuẫn hết sức rõ ràng: một mặt, thừa nhận sự phát triển t− bản chủ nghĩa của n−ớc Nga, và do đó thừa nhận cái xu thế nội tại của sự phát triển đó dẫn đến sự thống trị hoàn toàn nhất và thuần tuý nhất của giai cấp t− sản cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn trong lĩnh vực chính trị; mặt khác, lại tuyên bố rằng giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa đã không còn có thể tiến hành hoạt động lịch sử độc lập, sáng tạo nữa!

"Mâu thuẫn" đó là mâu thuẫn trong cuộc sống sinh động chứ không phải là mâu thuẫn của lập luận không đúng. Giai cấp t− sản không tránh khỏi phải nắm địa vị thống trị, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa có khả năng biểu hiện tính chủ động lịch sử khiến họ có thể thoát khỏi "sự c−ỡng bách" của Pu-ri-skê-vích. Thứ nhất, lịch sử hoàn toàn không đi theo một con đ−ờng đơn giản và phẳng phiu đến mức là mọi cải biến đã chín muồi về mặt lịch sử đều do đó mà có nghĩa là chính cái giai cấp có lợi tr−ớc hết trong sự cải biến đó, cũng đã tr−ởng thành đầy đủ và có sức mạnh đầy đủ để tiến hành sự cải biến đó. Thứ hai, ngoài giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa, còn có một giai cấp t− sản khác, chẳng hạn toàn thể giai cấp nông dân xét trong toàn

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 3 pps (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)