đ−ợc chuẩn bị. Ng−ời ta sẽ treo cổ các ngài lên đầu tiên ⎯ không
phải vì những tội lỗi nào đó, mà vì cái mà các ngài cho là một đức tốt ⎯ chỉ vì đã có trong tay cái số nửa tỷ mà các ngài vẫn rất lấy làm hãnh diện". "Giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa, kể cả lớp quý tộc hạng trung, giới quan lại và th−ơng nhân, đã tiến đến miệng vực thẳm cách mạng một cách vô t− cùng với những chức t−ớc và vốn liếng của mình". "Nếu những ng−ời khích động phiến loạn thuộc phái tự do đó, cuối cùng bị ng−ời ta lôi lên giá treo cổ, thì họ hãy nhớ lại xem chính quyền nhà n−ớc cũ đối với họ mềm dẻo biết chừng nào, ân cần lắng nghe họ, chăm nom đến họ và ít than phiền về cái đầu óc rỗng tuếch của họ biết chừng nào. Chính trong cái giờ phút đen tối đối với họ đó, họ hãy so sánh những ân huệ của chế độ cấp tiến với chế độ gia tr−ởng cũ".
Điều đó do cơ quan bán chính thức nh−ng không chính thức của chính phủ viết ngày 17 tháng Hai, đúng cái ngày mà cơ quan bán chính thức nh−ng chính thức, tờ "N−ớc Nga", đã cố xoay sở hòng chứng minh, với sự giúp đỡ của tờ "Tiếng nói Mát-xcơ- va" rằng "lời phát biểu xằng bậy" của 66 ng−ời "không thể coi là thể hiện d− luận của giới th−ơng nhân Mát-xcơ-va". Tờ "N−ớc Nga" viết: "Đại hội của giới quý tộc là một tổ chức, còn 66 nhà buôn tự nói về mình rằng họ đã hành động với t− cách cá nhân, thì không phải là một tổ chức".
Thật là phiền khi có hai cơ quan bán chính thức ! Cơ quan này lại đá cơ quan kia. Một bên chứng minh rằng không thể coi "lời phát biểu xằng bậy" của 66 ng−ời là sự thể hiện d− luận, dù là d− luận của giới th−ơng nhân Mát-xcơ-va đi nữa. Còn bên kia thì lại chứng minh rằng "lời phát biểu xằng bậy" đó có ý nghĩa rộng rãi hơn nhiều, nó thể hiện d− luận chẳng những của giới th−ơng nhân Mát-xcơ-va, chẳng những của giới th−ơng nhân nói chung, mà là của toàn bộ giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa ở n−ớc Nga nói chung nữa. Ngài Men-si-cốp đã nhân danh "chính quyền nhà n−ớc cũ" cảnh báo tr−ớc cho giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa rằng: chẳng phải là chúng tôi quan tâm chăm lo đến các bạn đấy −?
Chắc không có một n−ớc châu Âu nào mà ở đó trong suốt thế kỷ XIX lại không vang lên hàng trăm lần lời kêu gọi đó của "chính quyền nhà n−ớc cũ" cũng nh− của bọn quý tộc và giới chính luận phản động gửi giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa, kêu gọi "đừng khích động"... Và những lời kêu gọi đó không bao giờ giúp ích đ−ợc gì cả, mặc dù "giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa" chẳng những không muốn "khích động", mà trái lại còn đấu tranh chống "bọn khích động" với nghị lực và lòng chân thành giống nh− 66 nhà buôn đã từng lên án những cuộc bãi công. Cả những lời lên án lẫn lời kêu gọi đều bất lực, một khi vấn đề là ở tất cả các điều kiện sinh hoạt của xã hội buộc giai cấp này hay giai cấp nọ cảm thấy không thể chịu đựng nổi tình hình nữa và phải nói lên điều đó. Ngài Men-si-cốp đã thể hiện đúng những lợi ích và quan điểm của chính phủ và của giới quý tộc, khi đem cách mạng ra dọa dẫm giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa và trách cứ sự nông nổi của họ. 66 nhà buôn đã thể hiện đúng những lợi ích và quan điểm của giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa khi trách cứ chính phủ lên án "những ng−ời tham gia bãi công". Nh−ng những lời trách cứ lẫn nhau đó chỉ là dấu hiệu chứng minh một cách không thể chối cãi đ−ợc những "nh−ợc điểm" to lớn "của bộ máy", chứng minh rằng mặc dù tất cả lòng mong muốn của "chính quyền nhà n−ớc cũ" là thỏa mãn giai cấp t− sản, tiến thêm một b−ớc về phía họ, tạo cho họ một địa vị rất có ảnh h−ởng trong Đu-ma, mặc dù lòng mong muốn chân thành nhất và mạnh mẽ nhất của giai cấp t− sản là thu xếp, chung sống, dàn xếp và thích ứng, ⎯ nh−ng vẫn không sao "thích ứng" đ−ợc ! Thực chất vấn đề là ở chỗ đó, mấu chốt là ở chỗ đó, còn những lời trách cứ lẫn nhau kia chỉ là những đ−ờng nét trang trí mà thôi.
Ngài Grô-mô-bôi, trong tờ "Tiếng nói Mát-xcơ-va" đã gửi cho "chính phủ" lời cảnh cáo cần thiết (số 38, ngày 17 tháng Hai, bài "Lời cảnh cáo cần thiết"). Ông ta biết: "Không một biểu hiện của một chính quyền "vững chắc" nào, không một lời khích lệ ý chí nào có thể làm cho tổ quốc yên tĩnh nếu không đi đôi với những cuộc cải cách đã kéo dài quá lâu rồi". (Ngài Grô-mô-bôi